Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 5: Nhân giống vật nuôi
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 5: Nhân giống vật nuôi. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
Câu 1: Giống thuần chủng (giống thuần) là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp. Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về nhân giống thuần chủng như sau:
a) Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền không ổn định, thế hệ con có thể khác biệt nhiều so với thế hệ trước.
b) Nhân giống thuần chủng là quá trình lai giữa hai cá thể thuộc hai giống khác nhau để tạo ra đời con có đặc điểm vượt trội.
c) Giống thuần chủng có tính di truyền ổn định, thế hệ sau mang những đặc điểm giống thế hệ trước.
d) Trong chăn nuôi, nhân giống thuần chủng giúp duy trì các tính trạng mong muốn và hạn chế sự biến đổi di truyền ngoài mong muốn.
Câu 2: Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống (giống đi cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. Phương pháp này thường được áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp. Giống mới được tạo ra về cơ bản mang các đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.
a) Lai cải tạo là phương pháp sử dụng một giống có năng suất thấp để cải tạo giống cao sản nhằm giữ lại các đặc tính tốt của giống cao sản.
b) Giống đi cải tạo thường là giống cao sản có khả năng sản xuất tốt hơn giống cần cải tạo.
c) Mục đích của phương pháp lai cải tạo là tạo ra giống mới có năng suất cao hơn nhưng vẫn giữ được những đặc điểm thích nghi tốt của giống địa phương.
d) Lai cải tạo giúp giống mới vừa có năng suất cao vừa mất đi khả năng chống chịu bệnh tật của giống địa phương.
Câu 3: Khi nói về một số phương pháp lai. Các học sinh đã có những thảo luận như sau:
a) Phương pháp lai giữa lợn đực ngoại Yorkshire với lợn cái Móng Cái để tạo ra con lai F1 có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao và thích nghi với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam được gọi là phương pháp lai kinh tế.
b) Bò Vàng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương nhưng tầm vóc và khối lượng nhỏ, lượng sữa ít, vì vậy để cải tạo chất lượng sữa, người ta dùng phương pháp lai kinh tế giữa bò Vàng và bò Hostein Friensian.
c) Lợn Pietrain là một trong những giống có tỉ lệ nạc cao nhất thế giới, tuy nhiên rất nhạy cảm với stress khiến tỉ lệ thịt bị nhão và nhạt màu cao, để khắc phục người ta dùng lai cải tạo với lợn Yorkshire để tạo ra dòng lợn Pietrain kháng stress.
d) Người ta áp dụng phương pháp lai xa giữa ngựa cái và lừa đực cho con lai là con la với sức kéo nặng và chịu đựng cao hơn cả lừa và ngựa.
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 5: Nhân giống vật nuôi