Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 6: ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
Câu 1: Công nghệ cấy truyền phôi là quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào tử cung của cá thể cái khác (cái nhận phôi) để cho nó mang thai. Công nghệ cấy truyền phôi thường đi kèm với công nghệ gây rụng nhiều trứng (siêu bài noãn) ở con vật cho trứng là những con có giá trị giống vượt trội. Dưới đây có những nhận định như sau:
a) Con vật nhận phôi có vai trò cung cấp trứng, sau đó mang thai và sinh con theo phương pháp tự nhiên.
b) Công nghệ cấy truyền phôi giúp nhân giống nhanh những con vật có đặc điểm di truyền tốt, nâng cao chất lượng giống vật nuôi.
c) Công nghệ gây rụng nhiều trứng (siêu bài noãn) thường áp dụng cho những con vật có giá trị giống vượt trội.
d) Cấy truyền phôi làm giảm khả năng sinh sản của con vật cho phôi, vì mỗi lần chỉ tạo ra một phôi duy nhất.
Câu 2: Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm). Công nghệ cấy truyền phôi mang đến nhiều ý nghĩa cho chăn nuôi. Trước hết, công nghệ có thể khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Ngoài ra, công nghệ cấy truyền phối nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản. Hơn thế nữa, công nghệ này dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương. Khi thảo luận về các phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, các học sinh đã có những nhận định như sau:
a) Phương pháp mà trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và thụ tinh bên ngoài cơ thể được gọi là thụ tinh trong ống nghiệm.
b) Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với hướng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
c) Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi chỉ áp dụng được cho các loài gia súc lớn như bò và trâu.
d) Công nghệ cấy truyền phôi giúp khai thác tối đa tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản và bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
Câu 3: Chỉ thị phân tử là đoạn DNA ngắn có liên kết chặt với gene quy định một tính trạng cụ thể của vật nuôi. Chỉ thị phân tử được di truyền qua các thế hệ, do đó nó được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc chọn tạo giống. Nhờ ứng dụng chỉ thị phân tử, các nhà chọn giống xác định được các cá thể mang gene mong muốn trong giai đoạn sớm (bằng kĩ thuật khuếch đại gene (PCR), giải trình tự gene (Sequencing), phản ứng cắt bằng enzyme giới hạn,...), nhờ đó rút ngắn thời gian chọn tạo giống mới, giảm chi phí và công lao động. Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống vật nuôi như sau:
a) Chỉ thị phân tử có thể khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Ngoài ra, còn là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene.
b) Khi ứng dụng chỉ thị phân tử cần khuếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mồi đặc hiệu, sau đó điện di sản phẩm PCR và đối chiếu để xác định giới tính.
c) Chỉ thị phân tử là đoạn DNA ngắn có liên kết chặt với gene quy định một tính trạng cụ thể của vật nuôi và được di truyền qua các thế hệ, giúp chọn giống hiệu quả.
d) Nhờ ứng dụng chỉ thị phân tử, các nhà chọn giống có thể xác định cá thể mang gene mong muốn từ giai đoạn sớm, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí chọn tạo giống.