Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 10 kết nối Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 22: HYDROGEN HALIDE - MUỐI HALIDE
Câu 1: Cho 50g dung dịch X chứa 1 muối halogenua kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 9,40g kết tủa. Mặt khác, dùng 150g dung dịch X phản ứng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được 6,30g kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80g dung dịch KOH 14,50%. Sau phản ứng, nồng độ dung dịch KOH giảm còn 3,85%.
a) Từ các phương trình mà ta viết, có tất cả 2 chất khí được sinh ra.
b) Từ các phương trình mà ta viết, có tất cả 2 kết tủa.
c) Công thức muối halogenua kim loại hoá trị II mà ta tìm được là MgBr2.
d) C% muối trong dung dịch X ban đầu có giá trị là 9,43%.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Cho các đơn chất halogen: F2, Cl2, Br2, I2.
a) Tính oxi hoá giảm dần theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2.
b) Từ F2 đến I2 nhiệt độ sôi tăng dần.
c) F2 khử được H2O sinh ra khí hydrogen.
d) I2 có tính thăng hoa vì có thể chuyển trực tiếp từ thể rắn sang lỏng.
Đáp án
Câu 3: Iodine là chất răn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium iodide là do phản ứng sau:
a) Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hoá khử.
b) Trong phản ứng trên không có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố potassium.
c) Trong phản ứng trên KI vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
d) Trong phản ứng trên, I2 đóng vai trò là chất oxi hoá.
Đáp án:
Câu 4:Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi cho potassium bromide rắn phẳn ứng với sulfuric đặc thu được khí hydrogen bromide.
b) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.
c) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
d) Fluorine có oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen có dạng ns2np5.
b) Đơn chất halogen không có khả năng tan trong nước là F2.
c) Tính chất vật lí của brom là chất lỏng không màu.
d) Chlorine là chất khí dễ bị thăng hoa.
Đáp án:
Câu 6: Hoà tan m g hỗn hợp gồm MgCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m1 g kết tủa. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được m2 g kết tủa. Biết m2 - m1 = 66,7 và tổng số mol cuối trong hỗn hợp X là 0,25 mol.
a) Số mol của FeCl3 là 0,1 mol.
b) Bài toán trên có sản phẩm sinh ra gồm ba kết tủa đó là Mg(OH)2; Fe(OH)3; AgCl.
c) Khối lượng của Fe(OH)3 là 11,07 g
d) Phần trăm khối lượng MgCl2 trong hỗn hợp X là 46,27%.
Đáp án:
Câu 7: Cho 14,05 g hỗn hợp M2CO3 và M (M là kim loại kiềm) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 13 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 20,475 g muối khan.
a) Ta tìm được M là kim loại Kali.
b) Tỉ số giữa H2 và CO2 là 3:4
c) Số mol của M2CO3 là 0,1 mol.
d) Phân tử khối của M2CO3 là 108.
Đáp án:
=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 22: Hydrogen halide. Muối halide