Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 12 Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
BÀI 22: SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH PHỨC CHẤT CỦA ION KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP TRONG DUNG DỊCH
Câu 1: Cho những phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Phức chất tạo thành phải kém bền hơn so với chất tham gia phản ứng.
b) Quá trình hoà tan copper (II) chloride trong nước có diễn ra phản ứng hình thành phức chất.
c) Quá trình hoà tan potassium permanganate (KMnO4) trong nước có diễn ra phản ứng hình thành phức chất.
d) Quá trình hoà tan aluminium sulfate trong nước có diễn ra phản ứng hình thành phức chất.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Cho những phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Trong nước, cation của kim loại M (có hoá trị n) thường tồn tại ở dạng phức chất aqua [M(OH2)m]n+.
b) Các phức chất aqua [M(OH2)m]n+ luôn có màu.
c) Trong nhiều phức chất aqua [M(OH2)2]n+, số phối tử thường là 6.
d) Phức chất aqua [M(OH2)m]n+ có thể tan hoặc không tan trong nước.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Có hai thí nghiệm dưới đây:
- Thí nghiệm 1 ở 0 oC: Có một ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc không màu vào ống nghiệm đó thì thu được dung dịch có màu vàng chanh do có quá trình:
[Cu(OH2)6]2+(aq) + 4Cl-(aq) [CuCl4]2-(aq) + 6H2O(l) KC = 4,18.105
- Thí nghiệm 2 ở 20oC: Có một ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride bão hoà không màu vào ống nghiệm đó thì thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu.
a) Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng ở thí nghiệm 1 là:
KC =
b) Trong thí nghiệm 1, phản ứng diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thuận.
c) Trong thí nghiệm 1, nồng độ anion Cl- càng cao thì phản ứng thuận càng dễ diễn ra.
d) Trong thí nghiệm 2, không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Khi hoà tan một lượng phèn nhôm – kali vào nước thì có các quá trình cơ bản sau diễn ra:
Al3+(aq) + 6H2O(l) → [Al(OH2)6]3+(aq) (1)
[Al(OH2)6]3+(aq) + 3H2O(l) [Al(OH)3(H2O)3](s) + 3H3O+(aq) (2)
a) Quá trình 1 là quá trình tạo phức chất aqua của cation Al3+. Quá trình này diễn ra rất thuận lợi.
b) Các quá trình 1 và 2 giúp giải thích vì sao cation Al3+ là một base trong dung dịch nước theo Bronsted – Lowry..
c) Ở quá trình 2, các phân tử nước đóng vai trò là dung môi.
d) Để thu được nhiều kết tủa keo thì cần hoà tan lượng nhỏ phèn trong lượng lớn nước.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Trong dung dịch muối CoCl2 (màu hồng) tồn tại cân bằng hoá học sau:
[Co(H2O)6]2+ + 4Cl- [CoCl4]2- + 6H2O
a) Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (toả nhiệt).
b) Thêm HCl, cân bằng dịch chuyển theo chiều làm giảm nồng độ [Cl-], dịch chuyển theo chiều nghịch.
c) Thêm một vài giọt dung dịch AgNO3, nồng độ Cl- giảm, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch.
d) Phản ứng trên còn được gọi là phản ứng thuận – nghịch.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho các quá trình tạo phức chất bát diện sau:
Fe3+(aq) + 6H2O(l) → [Fe(OH2)6]3+ (aq) (I)
[Fe(OH2)6]3+ (aq) + SCN- (aq) [Fe(OH2)5(SCN)]2+(aq) + H2O(l) (II) với KC = 1,4.102
[Fe(OH2)6]3+ (aq) + F(l) [Fe(OH2)5F]2+(aq) + H2O(l) (III) với KC = 2,0.105
Biết dung dịch [Fe(OH2)6]3+ màu vàng nâu, dung dịch [Fe(OH2)5(SCN)]2+ có màu đỏ, dung dịch [Fe(OH2)5F]2+ và các anion SCN-, F- đều không có màu.
a) Quá trình (I) xảy ra khi hoà tan iron(III) chloride trong nước. Kết thúc quá trình này thu được dung dịch có chứa lượng lớn cation Fe3+ và phức chất aqua [Fe(OH2)6]3+.
b) So với anion F-, anion SCN- dễ thay thế phối tử H2O trong [Fe(OH)6]3+ hơn.
c) Khi cho từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch ở quá trình (III) thì dung dịch này sẽ có màu.
d) Trong các quá trình (I), (II) và (III), mỗi phân tử H2O hoặc anion SCN- hay anion F- đều sử dụng số cặp electron hoá trị riêng như nhau để cho vào orbital trống của cation Fe3+
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Khi cho một lượng dư NH3 vào dung dịch muối CoCl2, thấy màu sắc của dung dịch bị thay đổi. Hiện tượng xảy ra là do toàn bộ các phối tử H2O trong phức chất aqua bị thay thế bởi các nguồn phối tử NH3, tạo thành phức chất mới có dạng bát diện.
a) Điện tích của phức chất mới khác so với phức chất aqua ban đầu.
b) Phối tử của phức chất aqua Co2+ là H2O.
c) Phương trình hoá học của phản ứng thế phối tử:
[Co(H2O)6]2+ + 6NH3 → [Co(NH3)6]2+ + 6H2O.
d) Phức chất aqua của Co2+ có 4 phối tử.
Đáp án: