Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 cánh diều Bài 15: Tính chất chung của kim loại
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) Bài 15: Tính chất chung của kim loại sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
BÀI 15: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho 8,3g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,2 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,68g chất rắn Y gồm 2 kim loại.
a) Chất rắn Y gồm Al và Cu.
b) Khối lượng Al còn dư là 2,88 gam.
c) Số mol của Fe là 0,048 mol.
d) Phần trăm về khối lượng của Al trong hỗn hợp X là 32,53%.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl2 và CuCl2, phản ứng hoàn toàn cho ra dung dịch B chứa 2 ion kim loại và một chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam.
a) Chất rắn E không tan chính là Cu.
b) Số mol của Zn là 0,02 mol.
c) Số mol của Mg là 0,03 mol
d) Giá trị của m là 0,48 gam.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Ngâm một lá kẽm có khối lượng 1 gam trong V (ml) dung dịch Cu(NO3)2 2 M. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng lá kẽm giảm xuống 10% so với ban đầu.
a) Theo bài ra ta có biểu thức: mCu bám vào – mZn tan ra = mZn ban đầu.
b) Số mol Cu(NO3)2 tham gia phản ứng là 0,1 mol.
c) Giá trị của V là 50 ml.
d) Không thể tính được giá trị của V vì không có phản ứng xảy ra.
Đáp án:
Câu 4: Hình dưới đây mô tả các hiện tượng thí nghiệm khi cho các kim loại tác dụng với dung dịch acid HCl.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Kim loại natri phản ứng với HCl mãnh liệt nhất.
b) Tất cả các kim loại trên khi tác dụng với HCl đều giải phóng khí H2.
c) Khả năng phản ứng theo chiều kim loại giảm dần: natri, magnesium, sắt, chì, đồng.
d) Khả năng phản ứng của các kim loại với acid HCl là như nhau.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Để xác định tên một kim loại, một bạn hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại đó trong dung dịch HCl 2,5 M và thấy dùng hết 40 mL dung dịch. Biết rằng hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III.
a) Kim loại trên có hóa trị II.
b) Nguyên tử khối của kim loại là 27.
c) Số mol của kim loại là 1/30 mol.
d) Kim loại cần tìm là sắt.
Đáp án:
Câu 6: Hình dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Có thể thu khí H2 bằng cách đẩy nước.
b) Phương trình hóa học: Zn + HCl ZnCl2 + H2.
c) Để thu khí H2 bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược ống nghiệm do khí H2 nhẹ hơn không khí.
d) Khí H2 tan nhiều trong nước.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho một lá đồng có khối lượng 4 g vào 100 ml dung dịch silver nitrate 0,5 M. Sau khoảng 15 phút lấy lá kim loại ra, rửa nhẹ, làm khô, cân được 7,04 g (giả sử toàn bộ bạc sinh ra đều bám trên lá đồng).
a) Số mol Cu đã phản ứng là 0,02 mol
b) Số mol AgNO3 còn dư là 0,1 mol.
c) Nồng độ AgNO3 sau phản ứng là 1M.
d) Nồng độ Cu(NO3)2 sau phản ứng là 0,2M.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2.
a) Phương trình hóa học: 2O2 + 3Fe Fe3O4.
b) Số mol của khí O2 là 0,3 mol.
c) Tỉ lệ số mol của hai chất tham gia phản ứng là 1 : 2.
d) Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng là 10,08L.
Đáp án:
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Đồng được dùng làm cột thu lôi chống sét vì đồng có tính dẫn điện .
b) Kim loại K phản ứng với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen.
c) Kim loại Ag tác dụng với dung dịch HCl.
d) Kim loại Au tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide kim loại.
Đáp án:
Câu 10: Ở điều kiện thường, cho biết: khối lượng riêng của nước là 1,00 g/cm3. Khối lượng riêng của các kim loại K, Na, Mg, Fe lần lượt là 0,86 g/cm3; 0,97 g/cm3; 1,74 g/cm3; 7,90 g/cm3. Cho từng mẫu kim loại trên vào nước.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Không có kim loại trên đều nổi trên mặt nước.
b) Kim loại Fe nổi trên mặt nước.
c) Kim loại K nổi trên mặt nước.
d) Có tổng 2 kim loại nổi trên mặt nước.
Đáp án:
=> Giáo án và PPT KHTN 9 cánh diều Bài 15: Tính chất chung của kim loại