Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 chân trời Bài 16: Tính chất chung của kim loại
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) Bài 16: Tính chất chung của kim loại sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 16: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
Câu 1: Ở điều kiện thường, cho biết: khối lượng riêng của nước là 1,00 g/cm3. Khối lượng riêng của các kim loại K, Na, Mg, Fe lần lượt là 0,86 g/cm3; 0,97 g/cm3; 1,74 g/cm3; 7,90 g/cm3. Cho từng mẫu kim loại trên vào nước.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Không có kim loại trên đều nổi trên mặt nước.
b) Kim loại Fe nổi trên mặt nước.
c) Kim loại K nổi trên mặt nước.
d) Có tổng 2 kim loại nổi trên mặt nước.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Hình dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Có thể thu khí H2 bằng cách đẩy nước.
b) Phương trình hóa học: Zn + HCl ZnCl2 + H2.
c) Để thu khí H2 bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược ống nghiệm do khí H2 nhẹ hơn không khí.
d) Khí H2 tan nhiều trong nước.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại.
a) Số mol của Zn trong hỗn hợp là 0,02 mol.
b) Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là 16,8 gam.
c) Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp ban đầu là 40%.
d) Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là 56,37%.
Đáp án:
Câu 4: Hình dưới đây mô tả các hiện tượng thí nghiệm khi cho các kim loại tác dụng với dung dịch acid HCl.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Kim loại natri phản ứng với HCl mãnh liệt nhất.
b) Tất cả các kim loại trên khi tác dụng với HCl đều giải phóng khí H2.
c) Khả năng phản ứng theo chiều kim loại giảm dần: natri, magnesium, sắt, chì, đồng.
d) Khả năng phản ứng của các kim loại với acid HCl là như nhau.
Đáp án:
Câu 5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Kim loại Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
b) Kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH.
c) Kim loại Al, Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.
d) Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2.
a) Phương trình hóa học: 2O2 + 3Fe Fe3O4.
b) Số mol của khí O2 là 0,3 mol.
c) Tỉ lệ số mol của hai chất tham gia phản ứng là 1 : 2.
d) Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng là 10,08L.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Một mẫu đồng bị lẫn tạp chất là nhôm và sắt. Để xác định hàm lượng tạp chất có trong mẫu trên, người ta lấy 5 g mẫu hoà tan trong 100 mL dung dịch HCl 2 M. Sau phản ứng hoàn toàn, cân lại thấy lượng chất rắn không tan là 4,45 g, nồng độ dung dịch HCl còn lại là 1,6 M.
a) Số mol của Al trong hỗn hợp là 0,01 mol.
b) Khối lượng sắt trong hỗn hợp là 0,28 gam.
c) Hàm lượng nhôm trong mẫu là 5,6%.
d) Hàm lượng sắt trong mẫu là 5,4%.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho 13,5g kim loại nhôm tác dụng với 8,96 lít khí O2 ở đktc.
a) Phương trình hóa học: 2Al + 3O2 2AlO3.
b) Số mol của oxide được tính theo số mol của Al.
c) Ở phản ứng trên, kim loại Al phản ứng còn dư.
d) Khối lượng oxide thu được sau khi phản ứng kết thúc là 25,5 gam.
Đáp án:
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại ở điều kiện thường được gọi là ánh kim.
b) Tungsten (W) được dùng để làm sợi đốt bóng đèn là do kim loại này dẫn điện tốt.
c) Kim loại thủy ngân thường được dùng trong nhiệt kế, áp kế.
d) Sắt là kim loại có độ cứng cao nhất trong các kim loại.
Đáp án:
Câu 10: Khi để lâu trong không khí, thép (thành phần chính là sắt) bị han gỉ trong khi vàng vẫn sáng bóng.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Vàng phản ứng với oxygen trong không khí, còn sắt không phản ứng.
b) Vàng có ánh kim, còn thép không có ánh kim.
c) Vàng trơ về mặt hoá học.
d) Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn vàng.
Đáp án:
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 16: Tính chất chung của kim loại