Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 chân trời Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI
Câu 1: Phương pháp tách Na ra khỏi sodium chloride.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Vì Na có độ hoạt động hoá học yếu nên hợp chất sodium chloride rất bền.
b) Có thể thực hiện phản ứng sau ở nhiệt độ cao để thu được Na:
NaCl + Zn
c) Cần điện phân sodium chloride nóng chảy theo phương trình hoá học sau để thu được Na:
2NaCl 2Na + Cl2↑
d) Sau khi thu được Na từ hợp chất, cần bảo quản Na bằng cách lập tức ngâm nó trong dầu hoả khan.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Gang và thép cứng hơn kim loại sắt.
b) Hàm lượng carbon trong thép lớn hơn hàm lượng carbon trong gang.
c) Gang và thép đều là vật liệu kim loại tạo bởi kim loại cơ bản là sắt.
d) Gang được sử dụng phổ biến hơn thép.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Biết hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III.
a) Số mol của dung dịch HCl là 0,2 mol.
b) Kim loại M đứng trước H.
c) Kim loại M hoạt động hóa học mạnh hơn Na.
d) Kim lọa M là Al.
Đáp án:
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Sắt không tan trong dung dịch Mg(NO3)2.
b) Để làm sạch dung dịch copper(II) nitrate có lẫn silver nitrate, có thể dùng kim loại Au.
c) Khi cho một mẩu K vào dung dịch CuSO4 thì thấy bọt khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu xanh.
d) Khi cho Cu và dung dịch HCl thì thấy bọt khí thoát ra.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Ngâm lá iron (Fe) có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá iron ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam.
a) Số mol của Fe phản ứng là 0,1 mol.
b) Bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mAg sinh ra – mFe phản ứng = 57,6.
c) Số mol Ag sinh ra là 0,02 mol.
d) Khối lượng Ag sinh ra là 21,6 gam.
Đáp án:
Câu 6: Cho các kim loại gồm Pb, Zn, Al, Fe, Ag và K.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Kim loại phản ứng được với nước là K.
b) Kim loại phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate tạo ra khí hydrogen là Pb, Zn, Al, Fe.
c) Kim loại phản ứng với dung dịch sulfuric acid loãng là Pb, Zn, Al, Fe, K.
d) Kim loại phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate tạo ra kim loại là K.
Đáp án:
Câu 7: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Có thể làm sạch mẫu dung dịch FeSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4 bằng kim loại Mg.
b) Kim loại Ba được dùng để nhận biết 3 dung dịch NaCl, CuCl2, Na2SO4.
c) Khi cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thì không thấy hiện tượng gì xảy ra.
d) Kim loại Ba tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
Đáp án:
Câu 8: Thực hiện thí nghiệm: cho một mẩu kim loại X, Y, Z vào nước ở điều kiện thường. Kết quả nhận thấy: X phản ứng với nước và có khí thoát ra; Y và Z không phản ứng.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) X hoạt động hoá học mạnh hơn Y.
b) Y và Z có độ hoạt động hoá học mạnh tương đương nhau.
c) Y và Z đều không phản ứng với HCl trong dung dịch nước.
d) X hoạt động hoá học mạnh hơn Z.
Đáp án:
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hoá học trung bình như Zn, Fe, Pb,...
b) Phương pháp điện phân nóng chảy thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hoá học mạnh như Na, Mg, Al,...
c) Phương pháp thuỷ luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hoá học yếu như Cu, Ag, Au,...
d) Các kim loại có độ hoạt động hoá học khác nhau đáng kể thường được tách ra khỏi hợp chất của chúng bằng phương pháp giống nhau.
Đáp án:
Câu 10: Cho các kim loại được kí hiệu là X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với nước cất và với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được như sau:
Kim loại | Tác dụng với dung dịch HCl | Tác dụng vớ nước cất |
X | Giải phóng khí hydrogen chậm | Không phản ứng |
Y | Giải phóng khí hydrogen nhanh | Không phản ứng |
Z | Không phản ứng | Không phản ứng |
T | Giải phóng khí hydrogen nhanh | Giải phóng khí hydrogen nhanh, dung dịch nóng lên |
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Thứ tự các kim loại sắp xếp theo độ hoạt động hóa học giảm dần: T > Y > X > Z.
b) Kim loại Z hoạt động yếu nhất.
c) Kim loại Z phản ứng được với acid HCl.
d) Kim loại T, Y, Z không phản ứng được với acid HCl.
Đáp án: