Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 chân trời Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 19: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
Câu 1: Thực hiện thí nghiệm: cho một mẩu kim loại X, Y, Z vào nước ở điều kiện thường. Kết quả nhận thấy: X phản ứng với nước và có khí thoát ra; Y và Z không phản ứng.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Y và Z có độ hoạt động hoá học mạnh tương đương nhau.
b) Y và Z đều không phản ứng với HCl trong dung dịch nước.
c) X hoạt động hoá học mạnh hơn Y.
d) X hoạt động hoá học mạnh hơn Z.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Thực hiện thí nghiệm với một kim loại X chưa biết tên, kết quả thu được như sau:
- X đẩy được sắt ra khỏi muối FeSO4 trong dung dịch.
- X không phản ứng với nước ở điều kiện nhiệt độ thường.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) X phản ứng được với dung dịch HCl sinh ra khí H2.
b) X hoạt động hoá học yếu hơn sắt.
c) X có thể phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
d) Kim loại X luôn nhẹ hơn nước.
Đáp án:
Câu 3: Nguyên tố phi kim X khi tác dụng với oxygen tạo ra hai oxide là Y và Z. Oxide Y là khí độc và oxide Z thường được dùng để dập tắt các đám cháy.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Công thức hóa học của Y là CO2.
b) Công thức hóa học của X là C.
c) Công thức hóa học của Z là CO.
d) Tên gọi của X là carbon.
Đáp án:
Câu 4: Cho các kim loại được kí hiệu là X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với nước cất và với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được như sau:
Kim loại | Tác dụng với dung dịch HCl | Tác dụng với nước cất |
X | Giải phóng khí hydrogen chậm | Không phản ứng |
Y | Giải phóng khí hydrogen nhanh | Không phản ứng |
Z | Không phản ứng | Không phản ứng |
T | Giải phóng khí hydrogen nhanh | Giải phóng khí hydrogen nhanh, dung dịch nóng lên |
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Kim loại T hoạt động hóa học mạnh nhất.
b) Kim loại Z đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
c) Kim loại Z hoạt động hóa học yếu nhất.
d) Kim loại T, Y, X đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp khí Y. Khi dùng hết 1 tấn than chứa 92% cacbon và hiệu suất của phản ứng đạt 85% thì thu được V lít hỗn hợp khí.
a) Trong 1 tấn than có chứa 920 gam carbon.
b) Phương trình hóa học: C + H2O CO + H2.
c) Hỗn hợp khí Y gồm CO2 và H2.
d) Giá trị của V là 2919,5 m3.
Đáp án:
Câu 6: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Carbon dùng làm điện cực, ruột bút chì, lõi lọc nước,...
b) Phi kim thường không dẫn điện.
c) Chlorine dùng làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, lưu hóa cao su,...
d) Lưu huỳnh dùng để sản xuất hóa chất tẩy rửa, nhựa PVC,...
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nước Javel được tạo thành từ phản ứng:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Từ 1 kg Cl2 có thể sản xuất được tối đa x chai nước Javel có thể tích 500 mL/chai và nồng độ NaClO là 8% (D = 1,15 g/mL)?
a) Khối lượng NaClO là 1049,3 gam.
b) Khối lượng NaClO có trong 1 chai 500 mL là 45 g/chai.
c) Giá trị của x là 13 chai.
d) Số mol của NaClO là 7 mol.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho 14 gam Fe vào bình chứa 10,08 lít chlorine (đktc) tác dụng với nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy đều thì thu được 500 g dung dịch X.
a) Sau phản ứng thì Fe còn dư.
b) Số mol của muối FeCl3 là 0,25 mol.
c) Muối sinh ra sau phản ứng là muối FeCl2.
d) Nồng độ phần trăm của dung dịch X là 8,125%.
Đáp án:
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Ứng dụng của lưu huỳnh là lưu hóa cao su.
b) Siliconcó có khả năng dẫn điện.
c) Ứng dụng của chlorine là tẩy trắng vải, sơi, bột giấy,...
d) Than chì có tính hấp phụ cao thường được dùng để khử mùi.
Đáp án:
Câu 10: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Đốt cháy 120g than (100%C) thu được hỗn hợp X gồm 2 khí CO và CO2, X có tỉ khối so với H2 bằng 20,4.
a) Số mol hỗn hợp X là 20 mol.
b) Khối lượng hỗn hợp X là 20,4 gam.
c) Khối lượng O2 đã phản ứng là 288 gam.
d) Số mol O2 đã phản ứng là 9 mol.
Đáp án:
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại