Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Giáo án bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 17. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. 

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,….

  • Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

  • Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.

  • Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoá học của chúng.

  • Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như:

+ Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide;

+ Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân;

+ Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than).

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

    • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 

  • Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,….

  • Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

  • Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hóa chất dụng cụ trong các thí nghiệm, video về phản ứng giữa kim loại mạnh với nước, phiếu bài tập số 1, phiếu bài tập số 2. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khả năng phản ứng của kim loại trong hình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các kim loại để lâu trong không khí:

Các giai đoạn hình thành rỉ sét và cách khắc phục

Cách vệ sinh vật phẩm quà tặng bằng đồng

Vàng – Wikipedia tiếng Việt

Sắt

Đồng

Vàng

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết hiện tượng đã xảy ra trong các hình trên. Chỉ ra những kim loại phản ứng được với dung dịch hydrochloric acid.

- GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Em có khả nhận xét gì về khả năng phản ứng của các kim loại trên?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

* Hiện tượng:

+ Sắt để lâu ngày trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ, đồng để lâu ngày có lớp gì màu xanh (do sắt, đồng bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí).

+ Vàng vẫn giữ được vẻ sánh lấp lánh do không bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí.

* Kim loại phản ứng được với hydrochloric acid: sắt.

* Khả năng phản ứng của kim loại theo chiều giảm dần: sắt - đồng - vàng.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Khả năng phản ứng của kim loại liên quan đến độ hoạt động hóa học của chúng. Vậy độ hoạt động hóa học của kim loại là gì? Làm thế nào để dự đoán được phản ứng của những kim loại như calcium, magnesium, kẽm, nhôm, sắt, chì, đồng, vàng, bạc,… với dung dịch acid, nước? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 17 – Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. XÂY DỰNG DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỘC CỦA KIM LOẠI.

a. Mục tiêu: 

  • Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,….

  • Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

b. Nội dung: 

+ HS quan sát hình 17.1 kết hợp tìm hiểu thông tin trong sgk GV hướng dẫn HS so sánh được mức độ phản ứng của các kim loại với nước

+ Thông qua việc hình thành kiến thức mới về thí nghiệm phản ứng của kim loại với nước, HS phát triển được các  năng lực chung và năng lực đặc thù.

c. Sản phẩm: Các thí nghiệm chứng minh mức độ phản ứng hoá học của kim loại, dãy hoạt động hoá học của kim loại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Mô tả thí nghiệm phản ưứng của kim loại với nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 –5 nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm hoặc quan sát video:

  •  Na + H2O.

  • Mg + H2O ở nhiệt độ thường và nóng.

  • Mg + hơi nước.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi sau:

1. Kim loại sodium mà magnesium có hiện tượng giống nhau không?

2. Nhận xét mức độ hoạt động của kim loại Na và Mg. 

3. Giải thích vì sao trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potasium dược bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả.

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

Dựa vào kiến thức đã học từ bài trước, theo em vàng, bạc có tác dụng với nước hay hơi nước ở nhiệt độ cao không?

- GV yêu cầu HS đưa rút ra nhận xét, kết luận về mức độ phản ứng của kim loại với nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

1. Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng không giống nhau:

+ Sodium: phản ứng mãnh liệt ngay ở điều kiện thường.

+ Magnesium: hầu như không phản ứng ở điều kiện thường, phản ứng chậm với nước nóng, phản ứng mạnh với hơi nước nóng.

2. Mức độ phản ứng hoá học của Na>Mg.

3. Người ta cần bảo quản những kim loại như sodium, potasium trong các lọ có chứa dầu hoả để ngăn sự tiêp xúc của sodium, potassium với không khí và nước nhằm hạn chế sự cháy nổ khi tiếp xúc với nước.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khả năng phản ứng với nước của một số kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Mô tả thí nghiệm phản ứng của kim loại với nước

0- Các kim loại không tác dụng với nước: Ag, Au,..

- Các kim loại có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường: Na, K, Ca, Ba.

- Các kim loại tác dụng chậm với nước: Mg, Zn,...

Vậy mức độ phản ứng của các kim loại với nước là:

Na, K,...> Mg, Zn,...>  Ag,Au,...

 

Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm phản ứng của kim loại với dung dịch hydrochloric acid.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thực hiện thí nghiệm mẫu để khảo sát phản ứng của kim loại Mg, Fe, Cu với dung dịch acid hydrochloric acid hoặc chiếu video thí nghiệm:

  • Mg + dd HCl.

  • Fe + dd HCl.

  • Cu + dd HCl.

- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát thí nghiệm,  nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học của phản ứng.

- GV yêu cầu HS nhận xét mức độ hoạt động hoá học của các phản ứng.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi luyện tập sgk trang 78.

Khí nào sinh ra khi kim loại tác dụng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh hoạ và viết phương trình hoá học của phản ứng.

- GV mở rộng thêm cho HS: Trong bài học hôm nay chỉ xét phản ứng của các kim loại với dung dịch acid loãng. Trường hợp phản ứng của kim loại với dung dịch acid đặc nóng, dung dịch HNO3 sẽ được tìm hiểu ở các lớp sau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát thí nghiệm, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

Đáp án câu luyện tập: 

+ Khi kim loại phản ứng với hydrochloric acid, sinh ra sản phẩm là khí hydrogen

+ Phương trình hoá học của phản ứng khi cho alumminum phản ứng với dung dịch hyddrochloric acid:

2Al + 6HCl    2AlCl3 + 3H2

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khả năng phản ứng với dung dịch acid của một số kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Khảo sát phản ứng của các kim loại Fe, Cu với dung dịch acid

- Hiện tượng của từng ống nghiệm

+ Ống nghiệm 1: Mg tác dụng với HCl mãnh liệt, xuất hiện rất nhiều bọt khí, kim loại tan dần tạo dung dịch trong suốt.

+ Ống nghiệm 2: Fe tác dụng với HCl từ từ, có xuất hiện bọt khí, mẫu kim loại tan chậm tạo dung dịch nâu nhạt.

+ Ống nghiệm 3: không có hiện tượng nào xảy ra

PTHH:  

Mg + HCl  MgCl2 + H2

Fe + HCl  FeCl+ H2

Nhận xét: 

Độ hoạt động hóa học của các kim loại:

Mg > Fe> Cu

 

 

Nhiệm vụ 3: tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch muối

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV làm mẫu thí nghiệm phản ứng của đồng với ZnSO4 và AgNO3 hoặc cho HS quan sát video.

- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát thí nghiệm và nêu hiện tương quan sát được, viết PTHH của các phản ứng.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời câu hỏi: So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag. Giải thích.

Gợi ý: Kim loại mạnh hơn sẽ đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

- GV nêu câu hỏi tổng kết: Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của các kim loại Na, K, Fe, Mg, Zn, Cu, Ag, Au và H thành dãy theo chiều giảm dần. Sau đó GV đưa ra dãy hoạt động hoá học của kim loại như trong sgk.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát video, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV (mục Hoạt động): 

+ Hiện tượng: Đồng tan ra, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh theo phương trình:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

+ Cu có độ hoạt động hóa học mạnh hơn Ag vì Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối.

+ Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại theo chiều giảm dần: Na, Fe, H, Cu, Ag.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về mức độ hoạt động hóa học của các kim loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. So sánh mức độ hoạt động hóa học của Ag và Cu

- Hiện tượng xảy ra của phản ứng:

+ Ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì.

+ Ống nghiệm 2: Có kim loại bám bên ngoài thanh kim loại ban đầu, màu sắc của dung dịch thay đổi dần.

PTHH: Cu + 2AgNO3   Cu(NO3)2 + 2Ag

- Nhận xét: 

+ Kim loại đồng đẩy được bạc ra khỏi muối AgNO3, nhưng không đẩy được kẽm ra khỏi muối ZnSO4. Kim loại kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng, kim loại đồng hoạt động hoá học mạnh hơn kim loại bạc.

+ Mức độ hoạt động hoá học của Zn > Cu >Ag.

- Dãy hoạt động hóa học: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.

Hoạt động 2. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học 

a. Mục tiêu: HS dự đoán được phản ứng của kim loại với một số chất quen thuộc; nêu được ý nghĩa, ứng dụng của dãy hoạt động hóa học.

b. Nội dung: Từ việc tìm hiểu, thu thập thông tin trong sgk, GV hướng dẫn HS nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học và hoàn thành yêu cầu của câu luyện tập

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học và ứng dụng vào hóa học; dự đoán được hiện tượng và viết phương trình hóa học của một số phản ứng.

d. Tổ chức hoạt động:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 800k

=> Chỉ gửi trước 400k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word kì I
  • Giáo án điện tử kì I
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -15 phiếu
  • Mẫu đề kiểm tra với đầy đủ ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI, SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN WORD CHỦ DDEEFF 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

Chat hỗ trợ
Chat ngay