Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
BÀI 7: QUẢN LÝ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Quản lí thu, chi là việc quản lí các nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.
B. Mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
C. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
D. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kĩ năng quản lí thu, chi.
Đáp án:
A. Sai | B. Đúng | C. Sai | D. Đúng |
Câu 2: Vợ chồng anh K đều 35 tuổi, họ có hai người con là T lên 5 tuổi và Q lên 8 tuổi. Thu nhập của gia đình vợ chồng anh K là 25.000.000 đồng/tháng. Gia đình anh K vẫn đang phải thuê trọ hàng tháng. Để quản lí thu, chi trong gia đình, vợ chồng anh K đã lập kế hoạch thu, chi.
Nội dung nào dưới đây nên có trong bản kế hoạch của vợ chồng anh K? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Ưu tiên cho các kì nghỉ của gia đình trước khoản tiết kiệm.
B. Lập ngân sách với khoản tiết kiệm dành cho việc mua nhà.
C. Cân đối khoản chi cho bảo hiểm của các thành viên.
D. Lập ngân sách cho các chi phí học tập của Q trước, sau đó mới đến T.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Thu nhập của gia đình có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tiền lương, tiền công, lợi tức từ tiền gửi ngân hàng và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
B. Thu nhập của gia đình chỉ bao gồm tiền lương và tiền công từ các thành viên trong gia đình.
C. Quản lý chi tiêu trong gia đình là quá trình quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý và hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra.
D. Các khoản chi tiêu trong gia đình không cần phải được lên kế hoạch, vì chi tiêu theo cảm xúc sẽ làm cuộc sống thú vị hơn.
Đáp án:
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.
A. Tiết kiệm điện, nước là một thói quen chi tiêu tích cực giúp giảm thiểu chi phí trong gia đình và bảo vệ môi trường.
B. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
C. Chi tiêu hết thu nhập hàng tháng mà không có quỹ dự phòng là cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả.
D. Quản lý thu nhập trong gia đình bao gồm việc theo dõi và tối ưu hóa các nguồn thu nhập nhằm đảm bảo các mục tiêu tài chính.
Đáp án:
Câu 5: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi tình huống A, B, C, D dưới đây.
A. Gia đình anh Nam luôn lập kế hoạch chi tiêu dựa trên thu nhập và tiết kiệm được một khoản cho các mục tiêu dài hạn.
B. Gia đình anh Tuấn thường xuyên mua sắm tùy hứng, không có kế hoạch chi tiêu nên cuối tháng hay thiếu hụt tiền.
C. Gia đình chị Lan chi tiêu hết thu nhập mà không có quỹ dự phòng, phải vay mượn khi có phát sinh bất ngờ.
D. Gia đình chị Hoa tiết kiệm chi tiêu bằng cách hạn chế mua sắm không cần thiết và đầu tư vào quỹ học tập cho con.
Đáp án:
Câu 6: Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền hợp lí? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.
B. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích giống nhau.
C. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
D. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống dưới đây:
Gia đình anh Minh đã gặp phải khó khăn tài chính do thu nhập giảm và chi phí bất ngờ. Sau khi thảo luận, họ đã đưa ra một số quyết định về việc quản lý thu chi để cải thiện tình hình tài chính của gia đình.
Em hãy cho biết đâu là quyết định đúng, sai của vợ chồng anh Minh.
A. Anh Minh và vợ quyết định cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và ưu tiên chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. Họ cũng đã điều chỉnh mục tiêu tiết kiệm để phù hợp với thu nhập hiện tại.
B. Anh Minh và vợ lập một ngân sách mới, trong đó giảm tỷ lệ tiết kiệm và tập trung vào việc duy trì các khoản chi tiêu thiết yếu và dự phòng khẩn cấp. Họ cũng tìm kiếm các cách để tăng thu nhập như làm thêm giờ.
C. Anh Minh và vợ đã quyết định tiếp tục tiết kiệm một khoản lớn như kế hoạch ban đầu mà không điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thu nhập hiện tại, dẫn đến việc không đủ tiền cho các chi phí thiết yếu.
D. Gia đình anh Minh đã tăng cường chi tiêu cho các hoạt động giải trí và mua sắm không cần thiết, dù tình hình tài chính đang khó khăn, và không điều chỉnh ngân sách để phù hợp với giảm thu nhập.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình