Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng, sai sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh?
A. Giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường.
B. Giảm khả năng huy động vốn cho chủ thể kinh doanh.
C. Là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của hoạt động kinh doanh.
D. Giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.
Đáp án:
A. Đúng | B. Sai | C. Sai | D. Đúng |
Câu 2: Đâu là quan điểm đúng, sai của các bạn trẻ đang có ý định kinh doanh?
A. Chẳng bao giờ có cái gọi là “Thời điểm thích hợp đâu”
B. Một dự án với độ rủi ro cao là một dự án không khả thi
C. Mình chỉ kinh doanh nhỏ thôi, nên không cần thiết phải có bảng kế hoạch
D. Lập kế hoạch kinh doanh chỉ cần cho dự án lớn, dự án nhỏ mình có thể tự làm được.
Đáp án:
Câu 3: Kế hoạch tài chính liên quan đến hoạt động nào dưới đây? Em hãy chọn phát biểu đúng, sai.
A. Thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trình sản xuất, nhập hàng, cua ứng sản phẩm cho khách hàng.
B. Xác định quy mô vốn đầu tư, chi phí đầu tư, dự toán tài chính.
C. Chuẩn bị mặt bằng, máy móc, thiết bị; thực hiện quản lí tài chính.
D. Tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo về quy trinh công việc, văn hoá công t và các kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc.
Đáp án:
Câu 4: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D dưới đây:
A. Khi lập kế hoạch kinh doanh, Anh Nam quyết định chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch tài chính mà không nghiên cứu nhu cầu thị trường hoặc phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì thế Anh Nam có thể đạt được kết quả thành công tốt nếu chỉ tập trung vào lập kế hoạch tài chính mà bỏ qua phân tích thị trường và đối thủ.
B. Chị Mai lập kế hoạch kinh doanh cho một công ty khởi nghiệp và quyết định chi toàn bộ ngân sách quảng cáo vào các chiến dịch truyền thông xã hội mà không xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu. Có thể thấy việc chi toàn bộ ngân sách quảng cáo mà không xác định đối tượng mục tiêu có thể giúp tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
C. Ông Hòa đã lập kế hoạch kinh doanh và bảo vệ các thông tin nhạy cảm, chiến lược cạnh tranh bằng cách chỉ chia sẻ kế hoạch với các bên liên quan đáng tin cậy. Việc bảo vệ thông tin nhạy cảm khi lập kế hoạch kinh doanh giúp bảo vệ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
D. Khi lập kế hoạch kinh doanh, Anh Nam quyết định thực hiện phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trước khi xây dựng các chiến lược cụ thể. Có thể thấy, phân tích SWOT là bước cần thiết để hiểu rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp trước khi lập kế hoạch chiến lược.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các tình huống sau, em hãy chọn đúng sai mỗi trong mỗi đáp án.
A. Trong một kế hoạch kinh doanh, một doanh nghiệp quyết định không cần lên kế hoạch tài chính chi tiết vì họ tin tưởng vào sự thành công của sản phẩm. Quyết định này là hợp lý nếu doanh nghiệp có kinh nghiệm trong ngành.
B. Một công ty bán lẻ vừa mở rộng sang một khu vực mới và phát hiện sự thay đổi lớn trong xu hướng tiêu dùng. Công ty này nên điều chỉnh kế hoạch marketing của mình ngay lập tức để phản ánh những thay đổi này.
C. Một công ty sản xuất giày dép mới nhận được phản hồi từ khách hàng rằng sản phẩm của họ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Họ quyết định tập trung vào việc tăng cường quảng cáo thay vì cải thiện chất lượng sản phẩm. Quyết định này sẽ giúp cải thiện doanh số bán hàng.
D. Khi một công ty đang trong giai đoạn mở rộng và gặp khó khăn về tài chính, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để giảm bớt các chi phí không cần thiết và tăng cường nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng là một bước đi hợp lý.
Đáp án
Câu 6: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d:
Chị T muốn mở một quán cà phê và xác định mục tiêu lợi nhuận cụ thể là “Trong vòng 3 năm, tôi muốn đạt doanh thu hàng năm là Y triệu đồng và có ít nhất 10 nhân viên.” Chị T sẽ dựa vào niềm đam mê pha chế cà phê để tạo ra những công thức độc đáo cho quán của mình.
A. Chị T xác định mục tiêu kinh doanh là đạt doanh thu hàng năm là Y triệu đồng và có ít nhất 10 nhân viên trong vòng 3 năm.
B. Chị T xác định mục tiêu kinh doanh là mở một quán cà phê với quy mô lớn ngay từ đầu.
C. Chị T xác định mục tiêu kinh doanh là mở một quán cà phê với quy mô lớn ngay từ đầu.
D. Xác định mục tiêu kinh doanh của chị T giúp chị dễ dàng lập kế hoạch và phát triển chiến lược dài hạn.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống dưới đây, em hãy cho biết đâu là nhận xét đúng, sai.
Ông Minh vừa thành lập một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông đã lập kế hoạch kinh doanh với các mục tiêu ngắn hạn là đạt doanh thu 1 triệu USD trong năm đầu tiên và mở rộng quy mô công ty ra quốc tế trong vòng ba năm tới. Ông Minh đã thực hiện phân tích SWOT, dự đoán doanh thu dựa trên nghiên cứu thị trường, và xây dựng kế hoạch marketing chi tiết. Ông cũng đã lên kế hoạch cho việc tuyển dụng nhân sự và đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ. Tuy nhiên, ông chưa thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và chưa có kế hoạch chi tiết cho các chiến lược dài hạn.
A. Ông Minh đã thực hiện phân tích SWOT, dự đoán doanh thu dựa trên nghiên cứu thị trường, và xây dựng kế hoạch marketing chi tiết, điều này là đủ để đảm bảo thành công cho công ty khởi nghiệp của ông.
B. Ông Minh đã lên kế hoạch cho việc tuyển dụng nhân sự và đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, điều này giúp đảm bảo rằng công ty của ông có thể hoạt động hiệu quả ngay từ khi bắt đầu.
C. Ông Minh đã thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, điều này giúp hiểu biết về các chiến lược cạnh tranh và cơ hội trên thị trường.
D. Ông Minh đã lập kế hoạch kinh doanh với mục tiêu ngắn hạn mà không xem xét các yếu tố dài hạn có thể dẫn đến việc thiếu sự chuẩn bị cho các thay đổi và thách thức trong tương lai.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh