Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
BÀI 15: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Câu 1: Đọc các tình huống dưới đây, đâu là tình huống thực hiện Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
a. Quốc gia A có một tàu thương mại đang di chuyển qua lãnh hải của quốc gia B. Tàu này không gây ra bất kỳ hành vi nào gây tổn hại đến an ninh hoặc vi phạm pháp luật của quốc gia B.
b. Một nhà đầu tư từ quốc gia D đến sinh sống và làm việc tại quốc gia E. Người này cho rằng mình không phải tuân theo pháp luật của quốc gia E vì anh ta là người nước ngoài. Anh ta tự ý bỏ qua các quy định về thuế và xuất nhập cảnh của quốc gia E.
c. Quốc gia F, không có biển, nhưng lại tuyên bố quyền thăm dò và khai thác tài nguyên dầu mỏ trên thềm lục địa của quốc gia G, nằm cách bờ biển của G 80 hải lý.
d. Quốc gia C phát hiện tài nguyên dầu mỏ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, cách bờ biển 150 hải lý. Quốc gia C bắt đầu thăm dò và khai thác tài nguyên này mà không cần xin phép bất kỳ quốc gia nào khác.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Trong thành phần dân cư của một nước có cả người nước ngoài đang đi du lịch ở nước sở tại.
b. Thành phần dân cư của một nước bao gồm dân cư của nước đó và người nước ngoài đang công tác, học tập, lao động, sinh sống ở nước đó.
c. Người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia, có quyền và nghĩa vụ hoàn toàn đầy đủ như công dân Việt Nam.
d. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chỉ được áp dụng cho công dân của những nước đã kí kết hiệp định với Việt Nam.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Người nước ngoài không phải tuân theo pháp luật của quốc gia mà họ đang cư trú.
b. Tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia.
c. Công dân quốc gia có quyền được bảo hộ ở nước ngoài.
d. Tàu quân sự nước ngoài không cần xin phép khi vào nội thủy của một quốc gia.
Đáp án:
Câu 4: Đọc tình huống dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Việt Nam là quốc gia ven biển luôn tuân thủ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về quyền qua lại không gây hại. Ngày 30 - 1, tàu M (mang quốc tịch nước Q) đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, sau khi đi vào khu vực này, tàu M đã tiến hành neo đậu, bốc dỡ hàng hoá sang một tàu biển khác.
a. Việc làm của tàu M không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về chủ quyền quốc gia ven biển.
b. Hành vi này của nước M đã vi phạm quy định tại điều 20 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
c. Việc bốc dỡ hàng hóa của tàu M không vi phạm về Công ước của Liên Hợp uốc về Luật Biển năm 1982.
d. Hành vi “thả neo dừng lại” của tàu M đã vi phạm quy tắc qua lại trong lãnh hải.
Đáp án:
Câu 5: Đọc tình huống dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
Ông Rafael và bà Maria, mang quốc tịch Tây Ban Nha, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam từ 10 năm nay. Họ quản lý một công ty xây dựng Tây Ban Nha tại thành phố Đà Nẵng. Khi sống tại Việt Nam, ông Rafael và bà Maria có quyền tự do kinh doanh, quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng và không phân biệt đối xử khi thực hiện các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, họ không có quyền bầu cử, ứng cử, và cũng không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như công dân Việt Nam. Ngoài ra, ông bà không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và không được tham gia quản lý nhà nước cũng như không có quyền biểu tình.
a. Ông Rafael và bà Maria có quyền tham gia bầu cử và ứng cử tại Việt Nam.
b. Ông Rafael và bà Maria phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi cư trú tại Việt Nam.
c. Ông Rafael và bà Maria không có quyền bầu cử, ứng cử và không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam vì họ không mang quốc tịch Việt Nam.
d. Theo công pháp quốc tế, ông Rafael và bà Maria được quyền tự do kinh doanh, làm việc và hưởng sự bảo hộ về danh dự, nhân phẩm tại quốc gia mà họ cư trú.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Nước D nằm bên bờ Biển Đông. Là quốc gia ven biển, các vùng biển của nước D không nằm đối diện và không kề cận với quốc gia khác trong phạm vi của Công ước Luật Biển năm 1982, rộng mênh mông từ bờ ra biển quốc tế. Trước quy định đây, khi chưa có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, nước D tự xác định nội thuỷ, lãnh hải của mình theo tập quán quốc tế và tuyên bố đơn phương trong quan hệ với các nước trên thế giới. Từ năm 1996 khi Công ước về Luật Biển có hiệu lực, nước D tự xác định nội thuỷ và lãnh hải của mình phù hợp với quy định của Công ước, đồng thời ban hành Luật Biển của quốc gia, trong đó xác định các vùng biển của nước mình.
a. Nước D căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để xác định nội thủy, lãnh hải và các vùng biển khác của mình.
b. Nếu các vùng biển không đối diện hoặc kề cận với lãnh thổ của quốc gia khác, nước D không cần tham khảo ý kiến hoặc sự đồng ý của các nước láng giềng.
c. Nước D có thể tự xác định lãnh hải, nội thủy mà không tuân theo bất kỳ quy định quốc tế nào.
d. Khi không có tranh chấp, quốc gia ven biển không cần tuân thủ UNCLOS.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Quốc gia P xúc tiến việc lắp đặt một số công trình nhân tạo dưới đáy biển ở vị trí cách đường cơ sở của quốc gia M 150 hải lý. Trong quá trình lắp đặt, các kĩ sư nhận thấy rằng cần phải cố định các công trình này bằng cách khoan 10 mũi vào đáy biển, họ đã gửi đề xuất này tới Chính phủ quốc gia P. Chính phủ nước này đã đồng ý, cho phép các kĩ sư thi công thăm dò và thực hiện việc khoan cố định 10 mũi vào lòng đất dưới đáy biển tại vị trí lắp đặt.
a. Hành vi của nước P vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
b. Nước P đã đơn phương lắp đặt mà không có sự thoả thuận với nước M.
c. Nước P muốn khoan đặt cáp ngầm cần phải có sự thoả thuận với nước M theo quy định tại khoản 5 Điều 80 và Điều 87 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
d. Vị trí khoan cố định của nước P thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải của nước M.
Đáp án: