Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng
Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng
Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng
Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng
Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống căng thẳng

1. NHẬN BIẾT (15câu)

Câu 1: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng

A. Ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, anh chị em trong gia đình.

B. Đi du lịch xa cùng gia đình.    

C. Chuẩn bị thi cuối học kì.

D. Vui chơi cùng bạn bè.

Câu 2: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng

A. Kết bạn với một người bạn mới.

B. Chụp ảnh cùng người thân, bạn bè.

C. Bị ai đó đe doạ.

D. Làm báo tường cùng các bạn cùng lớp.

Câu 3: Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng

A. Không mua được món đồ chơi yêu thích 

B. Có quá nhiều công việc cần hoàn thành trong một thời gian ngắn.

C. Làm việc sai trái nhưng chưa bị ai phát hiện.

D. Bị người khác trách mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 4: Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng

A. Trong nhà có người thân bị đau ốm nặng.

B. Phát hiện mình làm sai một câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra giữa kì.

C. Bị bạn bè, thầy cô hiểu lầm.

D. Bị thất bại trong học tập, đời sống tình cảm.

Câu 5: Khi gặp căng thẳng, cơ thể có thể có biểu hiện nào dưới đây

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…

B. Vui vẻ, thoải mái.

C. Thường xuyên bị đau vai, đau lưng sau một ngày dài làm việc.

D. Thoải mái vui chơi với bạn bè.

Câu 6: Đâu không phải biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

A. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.

B. Bị sốt họ liên tục và không khỏi sau một ngày dài làm việc.

C. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, thờ ơ.

D. Dễ nổi cáu, bực bội hay nóng tính.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Căng thẳng là phản ứng của (1)………… trước những (2)………… hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn (2)………… của con người.”

A. (1) não bộ; (2) chuyện buồn; (3) tinh thần.

B. (1) cơ thể; (2) áp lực cuộc sống; (3) tâm hồn.

C. (1) cơ thể; (2) áp lực cuộc sống; (3) tinh thần.

D.  (1) não bộ; (2) áp lực cuộc sống; (3) tinh thần.

Câu 8: Có thể chia nguyên nhân gây căng thẳng thành mấy loại

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 9: Nguyên nhân chính gây căng thẳng gồm

A. Nguyên nhân học tập, nguyên nhân tình cảm, nguyên nhân xã hội,...

B. Nguyên nhân do bản thân, nguyên nhân do môi trường xung quanh.

C. Nguyên nhân buồn, nguyên nhân thất vọng.

D. Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan.     

Câu 10: Đâu không phải nguyên nhân chủ quan gây căng thẳng

A. Suy nghĩ tiêu cực.

B. Áp lực học tập, thi cử.

C. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.

D. Tự tạo áp lực cho bản thân.

Câu 11: Đâu không phải nguyên nhân khách quan gây căng thẳng

A. Môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,…).

B. Sử dụng chất kích thích.

C. Kì vọng của bố mẹ.

D. Bạo lực gia đình, bạo lực học đường.

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Căng thẳng tác động xấu đến (1)………. (hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…), gây nên những rối loạn về mặt (2)………., làm ảnh hưởng đến (3)……… với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động

A. (1) sức khỏe; (2) tinh thần; (3) mối quan hệ.

B. (1) não bộ; (2) tinh thần; (3) mối quan hệ.

C. (1) sức khỏe; (2) suy nghĩ; (3) mối quan hệ.

D. (1) não bộ; (2) tinh thần; (3) tình cảm.

Câu 13: Chọn đáp án đúng. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Những biểu hiện của căng thẳng:

·        Thường xuyên (1)............., đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

·        Đảo lộn thói quen (2).............. hằng ngày như: ăn uống, nghỉ ngơi.

·        Mất tập trung, nhanh quên hoặc trở nên (3)..............

·        Cảm thấy khó chịu, lo lắng, (4)............ chán nản, thờ ơ.

·        Dễ nổi cáu, bực bội hoặc (5)...............”

A. (1) đau mắt; (2) ăn ngủ nghỉ; (5) chán nản.

B. (1) đau đầu; (4) buồn bã; (5) nóng tính.

C. (1) đau bụng; (3) chán nản; (5) buồn rầu.

D. (1) đau bụng; (3) chán nản; (5) trầm cảm.

Câu 14: Chọn đáp án đúng. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Những biểu hiện của căng thẳng:

·        Thường xuyên (1)............., đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

·        Đảo lộn thói quen (2).............. hằng ngày như: ăn uống, nghỉ ngơi.

·        Mất tập trung, nhanh quên hoặc trở nên (3)..............

·        Cảm thấy khó chịu, lo lắng, (4)............, chán nản, thờ ơ.

·        Dễ nổi cáu, bực bội hoặc (5)...............”

A. (1) đau đầu; (3) chán nản; (5) trầm cảm.

B. (1) đau bụng; (4) trầm cảm; (5) tiêu cực.

C. (2) ăn ngủ nghỉ; (3) sợ hãi; (4) trầm cảm.

D. (2) sinh hoạt; (3) vụng về; (5) nóng tính.

Câu 15: Suy nghĩ tiêu cực là một trong số những nguyên nhân gây căng thẳng, đây là nguyên nhân

A. Phụ.

B. Chính.

C. Chủ quan.

D. Khách quan.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng

A. A cảm thấy mỏi lưng mỏi tay chân sau khi hăng hái luyện tập thể dục thể thao.

B. Gần đây, việc ôn thi nhiều môn cùng một lúc khiến H bị đau đầu, mệt mỏi và hay cáu gắt với mọi người.

C. B cảm thấy buồn, chán nản khi quyển truyện tranh định mua bị hết hàng.

D. C cáu gắt, khó chịu khi bị mẹ mắng vì xem ti vi quá nhiều. 

Câu 2: Bạn nào dưới đây không có biểu hiện của căng thẳng

A. Một nhóm bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của M khiến M trở nên nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người.

B. Vì ngày mai, V sẽ đại diện lớp tham gia cuộc thi trình diễn thời trang của trường nên V cảm thấy hồi hộp, lo lắng.

C. Trót lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử, vì sợ bố mẹ phát hiện sẽ là mắng nên ngày nào D cũng lo lắng.

D. Do ăn sáng muộn nên đến bữa trưa C cảm thấy chán nản và không muốn ăn.

Câu 3: Bạn nào dưới đây không có biểu hiện của căng thẳng

A. Việc không đứng đầu lớp trong học kì vừa qua khiến N cảm thấy rất buồn chán và suy nghĩ mình là người kém cỏi.

B. Bị một nhóm bạn xấu đe doạ sẽ gửi hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội, T thường xuyên lo lắng, chán ăn, khó ngủ và hay gặp ác mộng.

C. Mỗi khi gặp bài tập khó, B thường không cố gắng tìm cách giải mà bỏ qua bài tập đó.

D. Dạo gần đây, do kết quả học tập môn Tiếng Anh ở lớp không được tốt nên P cáu giận vô cớ với bạn bè.

Câu 4: Bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng

A. S rất nóng tính. Mỗi lần dạy em gái học bài, khi em gái làm sai, S đều la mắng em.

B. Tháng trước T đi xem bói, thầy bói nói từ giờ đến cuối năm T sẽ bị tai nạn nặng. Từ đó, T hay lo lắng, lơ đãng và thường xuyên mất ngủ, cáu giận.

C. Lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử, D không những không ăn năn mà còn cảm thấy rất vui vì bố mẹ không phát hiện ra.

D. Trong bài tập về nhà có 1 bài toán khó, N giải mãi không được nên chán nản nhờ D hướng dẫn.

Câu 5: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn. H than thở với X “Tớ thấy chán nản quá, chẳng thể tập trung học được!"

A. Ở lâu trong không gian hẹp, không được ra ngoài, ít vận động.   

B. Học trực tuyến trong thời gian dài, không được giao lưu trực tiếp với thầy cô, bạn bè.

C. Không có không gian học tập thoải mái.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Đến tuổi dậy thì, da mặt P hay nổi mụn và sưng to. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ, dần trở nên tự ti và ít nói. Có hôm P bảo với N “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!"

A. Bạo lực gia đình.

B. Dậy thì lên mụn và bị bạn bè trêu chọc.

C. Áp lực do sắp đến ngày thi.

D. Tự tạo áp lực cho bản thân.

Câu 7: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xin của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi"

A. Bạo lực học đường

B. Sợ không đạt được thành tích cao như kì vọng của bố mẹ

C. Tự tạo áp lực cho bản thân.

D. Bạo lực gia đình.

Câu 8: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

H sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, H đã nỗi lực học tập để không phụ sự kì vọng của bố mẹ. Năm lớp 7, vì muốn con đạt được kết quả tốt hơn, bố mẹ đã xin cho H chuyển sang một ngôi trường nổi tiếng để học. Khi học ở đây, H cảm thấy áp lực vì lượng kiến thức quá nhiều và khó. Không những thế. Các bạn cùng lớp toàn là học sinh giỏi của khối. Đến ngày kiểm tra chất lượng, H bị đau đầu, chóng mặt. Kết quả H không làm tốt bài kiểm tra của mình. Khi trở về nhà, đối diện với sự kì vọng của bố mẹ và chán nản, áp lực, H tự nói với chính mình “Thật là mệt mỏi! Chẳng biết phải làm sao.”

A. Chưa làm quen được với lượng kiến thức nhiều và khó.

B. Không đạt được kết quả cao như sự kì vọng của bố mẹ.

C. Cả A và B.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Gia đình K vừa chuyển đến một khu chung cư. Cạnh căn bộ của K có bạn H đam mê nhạc rock, chơi trống và làm ồn liên tục. K sang nhà bạn H và nói “Bạn đừng làm ồn nữa!”. H đáp “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn chơi đâu!”. Cứ thể, tiếng trống làm cho K khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, K tức giận hét to “Sao khó chịu thế này!”.

A. Môi trường sống ồn ào.

B. Môi trường sống chật hẹp.

C. Môi trường sống ẩm ướt, bụi bặm.

D. Môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhiều khói bụi.

Câu 10: Cho biết ảnh hưởng của căng thẳng đến cuộc sống của H

Gia đình K vừa chuyển đến một khu chung cư. Cạnh căn bộ của K có bạn H đam mê nhạc rock, chơi trống và làm ồn liên tục. K sang nhà bạn H và nói “Bạn đừng làm ồn nữa!”. H đáp “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn chơi đâu!”. Cứ thể, tiếng trống làm cho K khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, K tức giận hét to “Sao khó chịu thế này!”.

A. Cả B và C.

B. Khó ngủ, không tập trung được làm bất cứ việc gì.

C. Khó chịu, tức giận và nóng tính hơn.

D. Cảm thấy ồn ào.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây

A. Nguyên nhân khách quan: bị bạn bè bắt nạt, cười nhạo.

B. Nguyên nhân chủ quan: bị bạn bè bắt nạt, cười nhạo.

C. Nguyên nhân khách quan: bị đổ nước lên người khi chơi với bạn bè.

D. Nguyên nhân chủ quan: bị đổ nước lên người khi chơi với bạn bè.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây

A. Nguyên nhân khách quan: được giao những nhiệm vụ vượt quá năng lực của bản thân.

B. Nguyên nhân chủ quan: được giao những nhiệm vụ vượt quá năng lực của bản thân.

C. Nguyên nhân khách quan: có quá nhiều việc cần làm trong một thời điểm.

D. Nguyên nhân chủ quan: có quá nhiều việc cần làm trong một thời điểm.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây

A. Nguyên nhân chủ quan: môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn).

B. Nguyên nhân khách quan: môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn).

C. Nguyên nhân chủ quan: bạo lực gia đình.

D. Nguyên nhân khách quan: bạo lực gia đình.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây

A. Nguyên nhân chủ quan: không giải được bài toán khó.

B. Nguyên nhân khách quan: không giải được bài toán khó.

C. Nguyên nhân chủ quan: áp lực học tập.

D. Nguyên nhân khách quan: áp lực học tập.

Câu 5:  Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây

A. Nguyên nhân chủ quan: kì vọng của bố mẹ.

B. Nguyên nhân khách quan: kì vọng của bố mẹ.

C. Nguyên nhân chủ quan: bạo lực học đường.

D. Nguyên nhân khách quan: bạo lực học đường.

4. VẬN DỤNG CAO (2câu)

 

Câu 1:Số tình huống gây căng thẳng mà học sinh có thể gặp trong học tập là

(1)  Bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ khi chưa học bài.

(2)  Bị bạn bè cô lập, nói xấu, bắt nạt.

(3)  Bị người lạ đi theo trên đường đi học về.

(4)  Buổi tối khi học bài, nhà hàng xóm ăn nhậu hát karaoke khiến bạn không thể tập trung.

(5)  Sắp đến kì thi cuối kì nhưng vẫn chưa nắm vững các kiến thức, thường xuyên làm bài sai.

(6)  Bạn cùng bàn không cho chép bài tập về nhà.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2:Trên đường đi học về, một người lạ đội mũ, khẩu trang kín mít luôn đi theo và nhìm chằm chằm T. T rất hoang mang và lo sợ người lạ sẽ có hành động bất chính. Theo bạn, T nên làm gì

(1)  Cố hít thở thật sâu, giữ bình tĩnh.

(2)  Gọi một người bạn khác cùng đi về nhà.

(3)  Nhờ một người lớn thân quen gặp trên đường dẫn về nhà.

(4)  Hét lớn và cầu cứu người xung quanh nếu người lạ có các hành vi bất thường (giữ tay chân, lôi kéo,…)

(5)  Cùng người lạ lên xe.

(6)  Đi ở chỗ đông người, tránh các ngõ hẻm vắng vẻ.

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay