Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10câu)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch (1)………., vi phạm đạo đức và (2)………, gây hậu quả xấu đến (3)………. của đời sống.”

A. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) kinh tế, xã hội.

B. (1) lợi ích của cộng đồng; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.

C. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.

D. (1) chuẩn mực xã hội; (2) phong tục tập quán; (3) mọi mặt.

Câu 2: Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay là

A. Cờ bạc, rượu chè, mại dâm.

B. Cờ bạc, trộm cướp, cá độ.

C. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm.

D. Rượu chè, cá độ, ma túy.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội

A. Đời sống vật chất được nâng cao.

B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.

C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.

D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.

Câu 4: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Tệ nạn xã hội.

C. Lối sống xã hội.

D. Thực trạng xã hội.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân chủ quan của tệ nạn xã hội

A. Môi trường sống không lành mạnh.

B. Tò mò, lười biếng.

C. Ham chơi, đua đòi.

D. Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

Câu 6: Đâu không phải nguyên nhân khách quan của tệ nạn xã hội

A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

B. Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

C. Sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ.

D. Môi trường sống không lành mạnh.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.

D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.

B. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.

C. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

D. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Câu 9: Nội dung nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân người thực hiện

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe.

B. Làm tha hóa nhân cách, rối loạn về hành vi.

C. Rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.

D.  Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 10: Nội dung nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội

A. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh.

B. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.

C. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia.

D. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội

A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.

B. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.

C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.

D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

B. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

C. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.

D. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 3: Nhóm bạn gồm P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội

A. Bạn K.

B. Bạn P.

C. Bạn T.

D. Bạn P, L, K.

Câu 4: Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây

A. Rượu chè.

B. Cờ bạc.

C. Mê tín dị đoan.

D. Mại dâm.

Câu 5: Là từ gồm 5 chữ cái, chỉ về một loại chất gây nghiện nguy hại cho người sử dụng, có tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác như: giảm đau, hưng phấn, dễ chịu,... hoặc tạo ra ảo giác.

A. Mê tín.

B. Bạo lực.

C. Cờ bạc.

D. Ma túy.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội

A. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội.

B. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ.

C. Tất cả những hiện tượng phổ biến trong xã hội đều coi là tệ nan xã hội.

D. Chỉ những gia đình nghèo khó, không có điều kiện quan tâm, chăm sóc, bảo ban nên con cái mới vướng vào tệ nạn xã hội.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội

A. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm là các tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất.

B. Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức của con người.

C. Tệ nạn xã hội không chỉ gây mất trật tự xã hội  ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội mà còn là con đường dẫn đến tội ác.

D. Giáo dục của gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn xã hội.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội

A. Dùng thử ma tuý một lần cũng có thể gây nghiện.

B. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa các tệ nạn xã hội.

C. Hoạt động mại dâm được sự kiểm soát của nhà nước là hợp pháp.

D. Tuyệt đối không làm bạn, giao lưu với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội

A. Mê tín dị đoan cũng là một tệ nạn xã hội.

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.

C. Chơi bài với số tiền nhỏ hơn 1.000.000 đ có thể chấp nhận được vì nó không vi phạm pháp luật.

D. Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử phạt vì còn quá nhỏ.

Câu 10: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến tệ nạn xã hội

A. Cờ bạc là bác thằng bần.

B. Miệng ăn núi lở.

C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Những tệ nạn xã hội nào dưới đây là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS

A. Mại dâm và ma tuý.

B. Trộm cướp và mại dâm.

C.  Cờ bạc và ma tuý.

D. Cờ bạc và mại dâm.

Câu 2: A là nữ sinh lớp 7, nổi tiếng xinh đẹp. Một lần trên đường đi học về, một người đàn ông lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với A và còn có ý muốn rủ A đi chơi và cho A thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là A em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.

B. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.

C. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

D. Mắng chửi cho người đàn ông đó một trận và bỏ đi.

Câu 3: Thấy H đang lo lắng vì đã lỡ dùng hết số tiền đóng học phí để đi chơi điện tử. Bà hàng nước gần nhà đã dụ H mang một túi nhỏ đựng ma tuý đi giao hộ và hứa sẽ trả cho H một khoản tiền đủ để đóng học phí. Trong trường hợp này, nếu là H em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây

A. Đồng ý và chỉ làm một lần duy nhất.

B. Đồng ý và tiếp tục làm để lấy tiền đi chơi điện tử.

C. Đồng ý và rủ thêm các bạn cùng lớp làm để tăng thêm thu nhập.

D. Từ chối và báo lại với cơ quan chức năng.

Câu 4: Giờ ra chơi, một nhóm bạn nam lớp 7D thường tụ tập chơi bài. Lúc đầu, các bạn chỉ chơi cho vui, ai thua thì bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. Một lần, N đề nghị “Chơi thế này chán lắm, hay là chúng mình chơi ăn tiền đi cho thích". Trong trường hợp này, nếu là bạn đang chơi bài cùng N em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây

A. Tiếp tục chơi cùng N nếu số tiền phạt là 1000 đ hoặc 2000 đ.

B. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác chơi cùng cho vui.

C. Tuyệt giao, không chơi với N nữa.

D. Can ngăn, nếu không được sẽ báo cho thầy cô.

Câu 5: Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Trong trường hợp này, nếu là Q em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây

A. Ở nhà và rủ anh chơi điện tử cho đỡ chán.

B. Giải thích cho anh hiểu về trách nhiệm của mọi người trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và thuyết phục anh cùng tham gia buổi tuyên truyền.

C. Tham gia buổi tuyên truyền một mính, kệ anh trai.

D. Kể với mọi người xung quanh để mọi người thuyết phục anh tham gia buổi tuyên truyền.

4. VẬN DỤNG CAO (2câu)

 

Câu 1:Số phát biểu đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội

(1)  Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

(2)  Học sinh từ 12-13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội.

(3)  Tất cả các hình thức mại dâm đều bị pháp luật cấm.

(4)  Dùng thử ma túy vài lần sẽ không gây nghiện.

(5)  Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.

(6)  Cần gần gũi, động viên người nghiện ma túy cai nghiện.

(7)  Tệ nạn xã hội chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người thực hiện hành vi và gia đình họ, không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

A. 1.

B. 2.

C. 3. 

D. 4.

Câu 2:Số phát biểu không đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội

(1)  Tệ nạn xã hội dễ dẫn đến tội ác.

(2)  Chỉ cần mình không nghiện ma túy, còn bạn bè, người thân xung quanh mình không cần quan tâm.

(3)  Chỉ người trên 18 tuổi mới bị sa vào tệ nạn xã hội.

(4)  Cờ bạc là hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.

(5)  Thấy người khác tiêm chích ma túy cần tránh xa và không nên báo công an để tránh bị trả thù.

(6)  Hút thuốc lá chỉ có hại cho trẻ em, không có hại cho người lớn.

(7)  Thấy có người đánh bạc thì nên lờ đi coi như không biết.

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay