Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10câu)
Câu 1: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất
A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
C. Tạo công ăn việc làm.
D. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
D. Duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.
Câu 3: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội
A. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.
B. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
D. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.
Câu 4: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây
A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
B. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
C. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết,
D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.
Câu 5: Đâu không phải trách nhiệm của học sinh trong phòng chống tệ nạn xã hội
A. Truy bắt tội phạm buôn bán ma túy.
B. Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.
C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.
Câu 6: Đâu không phải trách nhiệm của học sinh trong phòng chống tệ nạn xã hội
A. Không uống rượu, đánh bạc, biết giữ mình.
B. Xâm nhập để triệt phá các ổ cờ bạc.
C. Tuân thủ nghiêm pháp luật.
D. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Câu 7: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, luật nước ta quy định
A. Người dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
B. Bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy chỉ vi phạm đạo đức.
C. Nghiêm cấm hành vi mại dâm.
D. Đánh bạc với số tiền nhỏ và để cho vui được cho phép.
Câu 8: Các loại tệ nạn xã hội là
A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
C. Ma túy, mại dâm.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 10: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là
A. Chung thân.
B. Tử hình.
C. Phạt tù.
D. Cảnh cáo.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào
A. Khuyên răn.
B. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
C. Cảnh cáo.
D. Phạt tù.
Câu 2: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù
A. 12 năm.
B. 13 năm.
C. 14 năm.
D. 15 năm.
Câu 3: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm
A. Từ 1 năm đến 3 năm.
B. Từ 3 năm đến 5 năm.
C. Từ 2 năm đến 7 năm.
D. Từ 2 năm đến 5 năm.
Câu 4: Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây
A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.
B. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.
C. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.
D. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.
Câu 5: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây
A. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.
B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.
C. Đồng ý vào chơi cùng bạn.
D. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.
Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
A. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
B. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội
A. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
C. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội
A. Dùng thử ma tuý một lần cũng có thể gây nghiện.
B. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa các tệ nạn xã hội.
C. Hoạt động mại dâm được sự kiểm soát của nhà nước là hợp pháp.
D. Không nên làm bạn, giao lưu với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.
Câu 9: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây
A. Tố giác các tội phạm về ma túy.
B. Trồng cây có chứa chất ma túy.
C. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy.
D. Tổ chức sử dụng chất ma túy.
Câu 10: Khoản 1 trong Điều 4 của Luật phòng chống ma túy là
A. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
B. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy.
D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Một lần, trên đường đi học thêm về, đến đoạn đường vắng, H (một học sinh lớp 7) gặp chú G hàng xóm đang đi xe máy cùng đường. H đã nhờ chú G soi đường giúp mình. Lúc này, sẵn có hơi men trong người, G đã cưỡng hiếp cháu H. Sau đó, H và gia đình đã trình báo sự việc với cơ quan công an về hành vi của G. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc hai tình huống trên
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Không đi một mình trên đoạn đường vắng.
C. Đề cao cảnh giác ngay cả với những người mà mình quen biết.
D. Học võ để có thể tự vệ, khống chế đối phương,…khi bị tấn công tình dục.
Câu 2: Vì bố mẹ không cho tiền tiêu vặt nên L buồn bực, đã bỏ nhà đi. Lên thành phố, L gặp một người phụ nữ tên K, người này đã cho tiền và hứa tìm cho L một công việc kiếm nhiều tiền. L nghe lời dụ dỗ và bị bán cho một người đàn ông đang có nhu cầu mua dâm. Khi phát hiện sự việc, L liên hệ với gia đình và trình báo cơ quan chức năng. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc hai tình huống trên
A. Đề cao cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc hoặc lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết.
B. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Không nên đi làm kiếm tiền khi chưa đủ 20 tuổi.
Câu 3: Một người bạn thân của em gần đây có biểu hiện học hành sa sút, thường xuyên bỏ học đi chơi. Khi tìm hiểu, em biết rằng bạn đã bị một nhóm bạn xấu rủ rê chơi cờ bạc và hút ma tuý. Trong tình huống này, em sẽ làm gì để giúp bạn thân của mình
A. Khuyên bạn không nên chơi cùng nhóm bạn kia và chấm dứt hành vi chơi cờ bạc, hút ma túy, vì đó là những hành vi vi phạm pháp luật, gây nhiều hậu quả đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
B. Bí mật thông báo tình hình tới bố mẹ của bạn và những người lớn đáng tin cậy khác để phối hợp cùng họ giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn, tránh xa tệ nạn.
C. Theo dõi và ngăn cản khi bạn có ý định sử dụng ma túy.
D. A và B.
Câu 4: Đặt tên cho bức tranh dưới đây
A. Ma túy và bạn.
B. Thế giới tươi đẹp.
C. Tác hại của ma túy.
D. Nói không với ma túy.
Câu 5: Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Trong trường hợp này, nếu là Q em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây
A. Ở nhà và rủ anh chơi điện tử cho đỡ chán.
B. Giải thích cho anh hiểu về trách nhiệm của mọi người trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và thuyết phục anh cùng tham gia buổi tuyên truyền.
C. Tham gia buổi tuyên truyền một mính, kệ anh trai.
D. Kể với mọi người xung quanh để mọi người thuyết phục anh tham gia buổi tuyên truyền.
4. VẬN DỤNG CAO (2câu)
Câu 1:Số phát biểu đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội
(1) Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
(2) Pháp luật nước ta quy định cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
(3) Tất cả các hình thức mại dâm đều bị pháp luật cấm.
(4) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng chất ma tuý là vi phạm pháp luật.
(5) Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.
(6) Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc cũng là vi phạm pháp luật.
(7) Pháp luật nước ta không bắt buộc người nghiện ma tuý phải đi cai nghiện.
A. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 2:Số phát biểu không đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội
(1) Tệ nạn xã hội dễ dẫn đến tội ác.
(2) Chỉ cần mình không nghiện ma túy, còn bạn bè, người thân xung quanh mình không cần quan tâm.
(3) Việc bản hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ là vi phạm pháp luật.
(4) Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.
(5) Thấy người khác tiêm chích ma túy cần tránh xa và không nên báo công an để tránh bị trả thù.
(6) Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.
(7) Thấy có người đánh bạc thì nên lờ đi coi như không biết.
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội