Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời Ôn tập Bài 1, 2, 3 (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1, 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 1 + 2 + 3
Câu 1: Di sản văn hóa bao gồm?
- A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
- C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
- D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Câu 2: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
- A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
- B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
- C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
- D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
Câu 3: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là?
- A. Di sản.
- B. Di sản văn hóa.
- C. Di sản văn hóa vật thể.
- D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 4: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
- A. Di sản.
- B. Di sản văn hóa.
- C. Di sản văn hóa vật thể.
- D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 5: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
- A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
- C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Câu 6: Em hãy cho biết những câu thơ dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam ?
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”.
- A. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
- B. Truyền thống nhân nghĩa.
- C. Truyền thống nhớ về cội nguồn.
- D. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau;
Câu 7: Anh Phú rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên
ông Sang và bà Khanh là bố mẹ Phú lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh Mẩn với mục đích nhờ anh Mẩn xin bố mình là ông Quách cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc ?
- A. Anh Phú.
- B. Anh Mẩn.
- C. Anh Mẩn và ông Quách.
- D. Ông Sang và bà Khanh.
Câu 8: Chị Thịnh sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm
của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị Thịnh phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị Thịnh là người:
- A. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
- B. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
- C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
- D. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
Câu 9: Huệ cho rằng :“Múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.” Do vậy, Huệ không dành thời gian tìm hiểu và thờ ơ trước các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống này do nhà trường và địa phương tổ chức. Điều này cho thấy Huệ là người như thế nào?
- A. Biết quản lý thời gian hiệu quả.
- B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống nghệ thuật văn hóa quê hương.
- C. Biết cảm thông, quan tâm và giúp đỡ người khác.
- D. Có lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội.
Câu 10: Bánh khọt là món ăn truyền thống thuộc vùng miền nào ở nước ta?
- A. Nam Bộ
- B. Bắc Bộ
- C. Trung Bộ
- D. Bắc Trung Bộ
Câu 11: Một số nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam như:
- A. Sản xuất và xuất khẩu lúa mì.
- B. Làm nón lá, làm chiếu cói, làm mây tre đan.
- C. Làm đồ gốm, vẽ tranh dân gian Đông Hồ.
- D. Cả 2 phuơng án B, C đều đúng.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?
- A. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.
- B. Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
- C. Học tập tự giác, tích cực là tự mình học, tự mình làm mà không cần nghe ý kiến góp ý của bất kỳ ai.
- D. Nhận định A, B đều đúng.
Câu 13: Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?
- A. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.
- B. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
- C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
- D. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?
- A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
- B. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
- C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
- D. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
Câu 15: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về lợi ích của việc học tập tự giác, tích cực?
- A. Việc học tập tự giác, tích cực thu được nhiều tiền.
- B. Việc học tập tự giác, tích cực đạt được mọi mục đích.
- C. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
- D. Việc học tập tự giác, tích cực có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
Câu 16: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập ?
- A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
- B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
- C. Tự giác, tích cực giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
- D. Người tự giác, tích cực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
Câu 17: Mạnh sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có truyền thống yêu nước với môn võ truyền thống độc đáo, được nhiều người biết đến. Tại đây, các câu lạc bộ võ thuật cổ truyền hoạt động sôi nổi với nhiều bạn trẻ tham gia. Khi bạn bè mời gia nhập câu lạc bộ, Mạnh cho rằng :“Học võ làm gì cho phí thời gian, ngày nay người ta đã có nhiều vũ khí hiện đại hơn rồi.” Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ nói gì với bạn ấy ?
- A. Em sẽ nói với Mạnh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Hơn nữa, đây là môn võ truyền thống, việc học môn võ này sẽ góp phần gìn giữ truyền thống quê hương đất nước.
- B. Em sẽ nói với Mạnh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Mạnh có thể học võ của các môn phái khác được du nhập từ nước ngoài, không nhất thiết phải học võ cổ truyền của dân tộc, bởi môn võ này đã không còn phù hợp với xu thế hiện nay.
- C. Em sẽ nói với Mạnh rằng không nên học võ bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các loại vũ khí hiện đại, việc học võ sẽ tốn thời gian mà không hiệu quả.
- D. Em sẽ nói với Mạnh rằng không nên học môn võ truyền thống này bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các môn võ hiện đại, có nhiều ưu điểm ưu việt hơn.
Câu 18: Lớp Huệ đang chuẩn bị tổ chức cuộc thi làm báo tường về chủ đề :“Tự hào về truyền thống quê hương”. Huệ và bạn thân trong lớp cùng nhau lập một nhóm dự thi. Huệ đề xuất với bạn :“Chúng ta chọn chủ đề Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên để dự thi nhé !”. Bạn của Huệ nói :“Mình không nên chọn một chủ đề cũ như thế.” Nếu em là bạn cùng lớp với Huệ, em sẽ nói gì với các bạn?
- A. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là chủ đề thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, chủ đề này đã quá lạc hậu rồi, chúng mình nên tìm chủ đề khác thú vị và mới mẻ hơn đi.
- B. Thay vì chọn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, chúng ta nên tìm hiểu về văn hóa các nước, những truyền thống văn hóa nước bạn sẽ mới lạ và đặc sắc hơn.
- C. Bất cứ một truyền thống nào của dân tộc cũng đều rất đáng được tôn trọng và được mọi người biết đến. Chúng mình hãy suy nghĩ và thống nhất lại chủ đề dự thi nhé.
- D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
Câu 19: Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của Nga đều tổ chức ăn uống linh đình. Vì cho rằng việc này gây lãng phí của cải, vật chất nên Nga thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế tổ chức lễ hội, cũng như ăn uống, mua sắm để tránh lãng phí không cần thiết. Em có suy nghĩ gì trong trường hợp này?
- A. Đồng tình với hành động của Nga, vì việc tổ chức lễ hội truyền thông hằng năm chỉ cần đáp ứng về mặt hình thức, không cần phải tổ chức ăn uống linh đình gây lãng phí của cải, vật chất, nguồn tài nguyên của đất nước.
- B. Đồng tình với hành động của Nga, vì tổ chức lễ hội, ăn uống linh đình gây lãng phí của cải, vật chất, nguồn tài nguyên của đất nước.
- C. Không đồng tình với hành động của Nga, vẫn nên tổ chức lễ hội truyền thống hằng năm nhưng việc mua sắm, ăn uống linh đình nên hạn chế lại.
- D. Không đồng tình với Nga, vì hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống của quê hương thể hiện niềm tự hào đối với truyền thông quê hương đất nước; góp phần gắn kết các cá thể và cộng đồng trong xã hội.
Câu 20: Cuối giờ học, Mai để nguyên cốc nhựa đựng nước ngọt trên bàn mà không đem bỏ vào thùng rác. Khi Phú nhắc nhở, bạn ấy trả lời: “ Tại sao mình phải dọn dẹp, đó là việc của cô lao công.” Phú giải thích nhưng Mai cố tình không nghe và tỏ thái độ khó chịu. Nếu em là Phú, em sẽ làm gì?
- A. Khuyên Mai nên cảm thông, chia sẻ với cô lao công bởi công việc dọn dẹp rất vất vả. Nếu Mai có thể giúp cô lao công chỉ với hành động nhỏ như vậy thôi thì chắc chắn cô ấy sẽ rất vui và Mai cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc khi giúp đỡ người khác.
- B. Tự giác đem cốc nhựa đựng nước ngọt bỏ vào thùng rác và không nói gì thêm.
- C. Đồng tình với Mai rằng việc dọn dẹp trong lớp học là của cô lao công, Mai không cần phải đem bỏ cốc đựng nước ngọt đó vào thùng rác.
- D. Bởi vì Mai không nghe lời giải thích và tỏ thái độ khó chịu nên không chơi với Mai nữa.
Câu 21: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
- A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
- B. Bạn Phương cõng bạn Qúy đi học, vì Qúy bị liệt hai chân.
- C. Các bạn trong lớp tới thăm khi Hùng bị ốm.
- D. Hồng đã cho Nam vay tiền chơi game.
Câu 22: Hành vi nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
- A. Họ thờ ơ trước những niềm vui, nỗi buồn của những con người xung quanh.
- B. Giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.
- C. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh.
- D. Thản nhiên trước những câu chuyện buồn đau.
Câu 23: Hoạt động “Tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao” xuất phát từ:
- A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
- B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
- D. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
Câu 24: Chủ nhật, Thành ngủ nướng tới trưa, sau đó thức dậy ăn cơm và chơi điện tử. Buổi chiều, Thành sang nhà Huy, thấy bạn đang bận rộn lau nhà và chuẩn bị nấu ăn cho gia đình, Thành bảo: “ Sao Chủ nhật mà bạn cũng bận ? Cả tuần đã học hành vất vả rồi. Bạn để người nhà làm, đi chơi với mình. “. Huy vẫn lau nhà đều tay và đáp: “ Thành ơi, mình cũng muốn đi cùng bạn nhưng hôm nay mẹ mình mệt nên mình phải ở nhà. Mẹ vất vả nhiều rồi, lại bị bệnh nên mình phải quan tâm, chia sẻ công việc giúp mẹ”. Lời nói và việc làm của Huy thể hiện Huy là người như thế nào?
- A. Thể hiện Huy là một người con biết quan tâm, giúp đỡ cho mẹ của mình.
- B. Thể hiện Huy là một người biết quản lý thời gian tốt.
- C. Thể hiện Huy là một người cần cù, chăm chỉ.
- D. Thể hiện Huy là một người kiên trì, nhẫn nại.
Câu 25: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?
- A. Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.
- B. Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.
- C. Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.
- D. Cả 2 phương án A, B.
=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ