Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống dân tộc. 

B. Truyền thống dòng họ. 

C. Truyền thống gia đình. 

D. Truyền thống quê hương. 

Câu 2: Một số truyền thống quê hương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như

A. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. 

B. Truyền thống đoàn kết. 

C. Truyền thống cần cù lao động.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây ? 

A. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 

B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương. 

C. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. 

D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

Câu 4: Học sinh cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ

B. Đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương

C. Làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng. 

D. Tìm hiểu văn hóa, các giá trị tốt đẹp của quê hương. 

Câu 5: Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương là gì?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.

B. Truyền thống quê hương là điều nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc. 

C. Giúp dân tộc Việt Nam vượt qua bao thử thách, khó khăn.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi

vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:

A. Lối sống của cộng đồng. 

B. Quan niệm, tư tưởng 

C. Thời gian. 

D. Định kiến xã hội. 

Câu 7: Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như:

A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo 

C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.

D. Tất cả các đáp án A, B, C. 

Câu 8: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đền ơn, đáp nghĩa với công lao

nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ ?

A. Truyền thống kiên trì, bất khuất.

B. Truyền thống hiếu học. 

C. Truyền thống hiếu thảo với ông bà tổ tiên. 

D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 9: Để gìn giữ các truyền thống quê hương, học sinh cần phải làm gì? 

A. Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.

B. Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

C. Tích cực xem phim, kịch, nghe nhạc của nước ngoài.

D. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 10: Truyền thống nào sau đây đề cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.

A. Tinh thần hiếu học.

B. Tinh thần chịu thương chịu khó.

C. Cần cù lao động.

D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 11: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những

người đã từng dạy dỗ mình ?

A. Hiếu thảo. 

B. Lao động cần cù. 

C. Uống nước nhớ nguồn. 

D. Truyền thống múa rối nước dân gian.

2. THÔNG HIỂU ( 6 câu)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được

giữ gìn và phát huy ?

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa. 

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. 

C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “trọng nam khinh nữ”.

D. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. 

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ ?

A. Nhân ái. 

B. Các lễ hội truyền thống.

C. Nghề truyền thống.

D. Lười biếng, há miệng chờ sung.

Câu 3: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

truyền thống quê hương ?

A.  Làm xấu hình ảnh quê hương. 

B. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương. 

C. Không quan tâm đến truyền thống quê hương. 

D. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương. 

Câu 4: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và

phát huy truyền thống quê hương ?

A. Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình.

B.  Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống.

C. Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

D. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương. 

Câu 5: Những việc làm nào sau đây là phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

A. Quảng bá những nét đẹp văn hóa cho người khác bằng cách tham gia các cuộc thi, làm video đăng tải lên mạng xã hội chính thống.

B. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.

C. Tích cực tìm hiểu, học tập và duy trì những giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 6: Nhận định nào là đúng khi nói về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương? 

A. Khẳng định người Việt có chung một nguồn gốc, tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của dân tộc việt nam.

C. Thể hiện tinh thần nếp sống chịu thương chịu khó của dân tộc việt nam.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

3. VẬN DỤNG (11 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết những câu ca dao dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam ?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.”

A. Thể hiện niềm tự hào về nếp sống thanh lịch của người Tràng An.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của dân tộc Việt Nam.

C. Thể hiện tinh thần nếp sống chịu thương chịu khó của người Tràng An.

D. Thể hiện niềm tự hào với nếp sống cần cù lao động của người Tràng An.

Câu 2: Địa danh nào là quê hương của Anh hùng dân tộc, Lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Thanh Hóa.

B. Nghệ An.

C. Quảng Trị.

D. Quảng Bình.

Câu 3: Nghề làm gốm của Làng Gốm Bát Tràng xuất phát từ truyền thống nào sau đây? 

A. Truyền thống cần cù lao động. 

B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, ý thức về cội nguồn. 

C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước. 

D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 4: Em hãy cho biết những câu thơ dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam ?

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người”.

A. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước. 

B. Truyền thống nhân nghĩa.

C. Truyền thống nhớ về cội nguồn.

D. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau;

Câu 5: Anh Phú rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông Sang và bà Khanh là bố mẹ Phú lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên

đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh Mẩn với mục đích nhờ anh Mẩn xin bố mình là ông Quách cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng

không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc ?

A. Anh Phú.

B. Anh Mẩn.

C. Anh Mẩn và ông Quách.

D. Ông Sang và bà Khanh.

Câu 6: Chị Thịnh sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị Thịnh phát triển đã được

tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân.  Trường hợp này cho thấy chị Thịnh là người:

A. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. 

B. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. 

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. 

D. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. 

Câu 7: Huệ cho rằng :“Múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.” Do vậy, Huệ không dành thời gian tìm hiểu và thờ ơ trước các hoạt động giữ gìn,

phát huy truyền thống này do nhà trường và địa phương tổ chức. Điều này cho thấy Huệ là người như thế nào? 

A. Biết quản lý thời gian hiệu quả.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống nghệ thuật văn hóa quê hương.

C. Biết cảm thông, quan tâm và giúp đỡ người khác.

D. Có lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội.

Câu 8: Bánh khọt là món ăn truyền thống thuộc vùng miền nào ở nước ta? 

A. Nam Bộ

B. Bắc Bộ

C. Trung Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 9: Một số nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam như

A. Sản xuất và xuất khẩu lúa mì.

B. Làm nón lá, làm chiếu cói, làm mây tre đan.

C. Làm đồ gốm, vẽ tranh dân gian Đông Hồ.

D. Cả 2 phuơng án B, C đều đúng.

Câu 10: Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, trường của Hoan tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.  Sau lễ dâng hương các

bạn tập trung nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.  Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Hoan lại chạy chơi, đùa

nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung. Em có nhận xét gì về hành động của Hoan? 

A. Hành động của Hoan là bình thường, đó là quyền tự do của mỗi người bởi Nhà trường không có quy định cấm hành vi này.

B. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn chưa có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống của dân tộc.

C. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn là người chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 

D. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn là người chưa có tính tự giác trong học tập.                     

                                                

Câu 11: Câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ 

A. Anh em như thể tay chân/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

B. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Không thầy đố mày làm nên.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Mạnh sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có truyền thống yêu nước với môn võ truyền thống độc đáo, được nhiều người biết đến.  Tại đây, các câu lạc bộ võ

thuật cổ truyền hoạt động sôi nổi với nhiều bạn trẻ tham gia.  Khi bạn bè mời gia nhập câu lạc bộ, Mạnh cho rằng :“Học võ làm gì cho phí thời gian, ngày nay người

ta đã có nhiều vũ khí hiện đại hơn rồi.” Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ nói gì với bạn ấy ?

A. Em sẽ nói với Mạnh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Hơn nữa, đây là môn võ truyền thống, việc học môn võ này sẽ

góp phần gìn giữ truyền thống quê hương đất nước. 

B. Em sẽ nói với Mạnh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Mạnh có thể học võ của các môn phái khác được du nhập từ

nước ngoài, không nhất thiết phải học võ cổ truyền của dân tộc, bởi môn võ này đã không còn phù hợp với xu thế hiện nay. 

C. Em sẽ nói với Mạnh rằng không nên học võ bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các loại vũ khí hiện đại, việc học võ sẽ tốn thời gian mà không hiệu quả.

D. Em sẽ nói với Mạnh rằng không nên học môn võ truyền thống này bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các môn võ hiện đại, có nhiều ưu điểm ưu việt hơn.

Câu 2: Lớp Huệ đang chuẩn bị tổ chức cuộc thi làm báo tường về chủ đề :“Tự hào về truyền thống quê hương”. Huệ và bạn thân trong lớp cùng nhau lập một nhóm

dự thi.  Huệ đề xuất với bạn :“Chúng ta chọn chủ đề Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên để dự thi nhé !”. Bạn của Huệ nói :“Mình không nên chọn một chủ đề cũ như

thế.” Nếu em là bạn cùng lớp với Huệ, em sẽ nói gì với các bạn?

A. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là chủ đề thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, chủ đề này đã quá lạc hậu rồi, chúng mình nên tìm

chủ đề khác thú vị và mới mẻ hơn đi. 

B. Thay vì chọn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, chúng ta nên tìm hiểu về văn hóa các nước, những truyền thống văn hóa nước bạn sẽ mới lạ và đặc sắc hơn.  

C. Bất cứ một truyền thống nào của dân tộc cũng đều rất đáng được tôn trọng và được mọi người biết đến. Chúng mình hãy suy nghĩ và thống nhất lại chủ đề dự thi

nhé.

D. Cả hai phương án A, C đều đúng.

Câu 3: Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của Nga đều tổ chức ăn uống linh đình.  Vì cho rằng việc này gây lãng phí của

cải, vật chất nên Nga thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế tổ chức lễ hội, cũng như ăn uống, mua sắm để tránh lãng phí không cần

thiết.  Em có suy nghĩ gì trong trường hợp này?

A. Đồng tình với hành động của Nga, vì việc tổ chức lễ hội truyền thông hằng năm chỉ cần đáp ứng về mặt hình thức, không cần phải tổ chức ăn uống linh đình gây

lãng phí của cải, vật chất, nguồn tài nguyên của đất nước.

B. Đồng tình với hành động của Nga, vì tổ chức lễ hội, ăn uống linh đình gây lãng phí của cải, vật chất, nguồn tài nguyên của đất nước.

C. Không đồng tình với hành động của Nga, vẫn nên tổ chức lễ hội truyền thống hằng năm nhưng việc mua sắm, ăn uống linh đình nên hạn chế lại.

D. Không đồng tình với Nga, vì hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống của quê hương thể hiện niềm tự hào đối với truyền thông quê hương đất nước; góp phần gắn kết các cá thể và cộng đồng trong xã hội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay