Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa?

A. Sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.   

B. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

C. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

D. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu 2: Di sản văn hóa bao gồm những loại nào sau đây?

A. Di sản văn hóa vật thể. Ví dụ:  Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, . ..

B. Di sản văn hóa phi vật thể.  Ví dụ:  Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ, . ..

C. Di sản văn hoá bao gồm:  di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Di sản văn hoá vật thể là: 

A. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

B. Sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

C. Sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

D. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

 

Câu 4: Di sản văn hoá phi vật thể là 

A. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. 

B. Sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

C. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. 

D. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng. 

Câu 5: Di sản văn hoá vật thể bao gồm 

A. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

B. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia. 

C. Sản phẩm vật thể, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia. 

D. Sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

Câu 6: Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm

A. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục, . ..

B. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, . .

C. Di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, ...

D. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, . ..

Câu 7: Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội ?

A. Di sản văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của con người. 

B. Di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng Việt Nam.

C. Tạo cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và tương lai. 

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 8: Chúng ta có thể đấu tranh, ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hóa bằng những cách nào?

A. Phát hiện và tố cáo những hành vi không bảo tồn di sản văn hóa. 

B. Có mức xử phạt thích hợp đối với những hành vi nêu trên. 

C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: “Di sản văn hoá là. ..., thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.”

A. Tài sản của dân tộc. 

B. Phát triển văn hoá việt nam tiên tiến. 

C. Đậm đà bản sắc dân tộc. 

D. Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Câu 10: Những việc làm nào sau đây phù hợp với lứa tuổi của học sinh nhằm góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

A. Có thái độ tôn trọng, tự hào và giữ gìn những di sản văn hóa. 

B. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tại nhà trường và địa phương. 

C. Tích cực tìm hiểu những thông tin và giá trị văn hóa của những di sản văn hóa của đất nước. 

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa là

A. Tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc.

B. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

C. Việc bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải của học sinh. 

D. Cả hai phương án A, B đều đúng. 

Câu 12: Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa là gì? 

A. Vì lợi ích của một vài cá nhân. 

B. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó. 

C. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

D. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. 

2. THÔNG HIỂU ( 9 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi bàn về di sản văn hoá?

A. Di sản văn hoá làm chúng ta giảm khả năng phát triển và sáng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau. 

B. Di sản văn hóa là tinh hoa, giá trị của dân tộc mà trải qua hàng nghìn năm, bao thế hệ cha ông đã tạo dựng, gìn giữ.  

C. Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc.

D. Di sản văn hoá góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Câu 2:  Hành động nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa?

A. Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân. 

B. Buôn bán, trao đổi, cho tặng cổ vật không có giấy phép. 

C. Giới thiệu cho khách nước ngoài về danh lam thắng cảnh của Việt Nam. 

D. Làm bản sao cổ vật nhằm mục đích cá nhân.

Câu 3:  Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về những di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam?

A. Bánh chưng xanh, cây nêu cao vút trước sân đều là di sản văn hóa độc đáo của dân tộc việt nam. 

B. Những lời chúc tốt lành, những phong bao lì xì cho lũ trẻ đều là di sản văn hóa độc đáo của dân tộc việt nam. 

C. Bánh chưng xanh, cây nêu cao vút trước sân, chiều hai mươi ba tháng chạp là lễ cúng ông táo về trời đều không phải là di sản văn hóa dân tộc.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về di sản văn hóa?

A. Di sản văn hoá là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng.

B. Mê tín dị đoan, hủ tục, tư tưởng lạc hậu là một phần di sản phi vật thể của dân tộc.

C. Di sản văn hoá là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

D. Di sản văn hoá đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.

Câu 5: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 

B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. 

C. Đào bởi trái phép địa điểm khảo cổ. 

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 6: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây góp phần bảo tồn di sản văn hóa?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 

B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, . ..

C. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi. 

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về mục đích của việc bảo tồn các di sản văn hóa Việt Nam?

A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. 

C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó. 

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 8: Hành động nào sau đây là không đúng đối với người có ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?

A. Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và các khu di tích. 

B. Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích. 

C. Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá. 

D. Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Câu 9: Hành động nào sau đây là đúng khi bàn về việc bảo tồn di sản văn hóa?

A. Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. 

B. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật. 

C. Tham gia lớp học làm nghề thủ công truyền thống của địa phương.

D. Lấn chiếm đất của khu di tích. 

3. VẬN DỤNG (11 câu)

Câu 1: Câu ca dao nào dưới đây về di sản văn hoá của Việt Nam. ? 

A. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

B. Ai ơi, bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

C. Ai về Nội Duệ, Cầu Lim Nghe câu quan họ, đi tìm người thương. 

D. Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. 

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây về di sản văn hoá của Việt Nam? 

A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

B. Tấc đất tấc Vàng.

C. Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.

D. Cha đánh mẹ treo ko bỏ chùa Keo ngày rằm.

Câu 3: Đâu là tên một địa danh từng là Kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng?

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Quần thể di tích Cố Đô Huế.

C. Quần thể danh thắng Tràng An.

D. Thành nhà Hồ.

Câu 4: Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ. Loại hình này mang những nét đặc trưng gì của người dân vùng đất phương Nam? 

A. Đức tính cần cù, bình dị, chân thật. 

B. Tính phóng khoáng, nghĩa hiệp, can trường và rất nhân văn. 

C. Lối sống thanh lịch.

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 5: Loại hình nghệ thuật nào dưới đây được đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá đại diện của nhân loại năm 2013? 

A. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

B. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. 

C. Dân ca quan họ Bắc Ninh.

D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Câu 6: Đâu là những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam? 

A. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 

B. Vịnh Hạ Long.

C. Phố cổ Hội An.

D. Quần thể danh thắng Tràng An. 

Câu 7: Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam là ngày bao nhiêu?

A. Ngày 24/02 hằng năm.

B. Ngày 23/11 hằng năm. 

C. Ngày 23/06 hằng năm.

D. Ngày 10/03 Âm lịch hằng năm.

Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với việc bảo tồn di sản văn hóa được quy định trong văn bản pháp luật nào hiện nay?

A. Luật Di sản văn hoá năm 2001 sửa đổi bổ sung 2009. 

B. Bộ Luật  Dân sự 2015.

C. Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

D. Tất cả các văn bản trên. 

Câu 9: Cá nhân, tổ chức có những quyền nào sau đây đối với việc bảo tồn di sản văn hóa? 

A. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

C. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.

D. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Câu 10: Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với việc bảo tồn di sản văn hóa theo quy định của pháp luật là gì?

A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa. 

B. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá

C. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.

D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 11: Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây ?

A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được. 

D. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tiến là học sinh lớp 7H, khi có dịp đi thăm quan các di tích lịch sử, Tiến luôn nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử ấy.  Tiến phát hiện một số người có hành vi lấn chiếm phần đất ở khu di tích để làm việc cá nhân nên đã báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết sự việc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào?

A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Câu 2: Trong một lần đi tham quan di tích tại Huế, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, chữ viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan, Tùng tỏ thái độ phê phán những việc làm đó.  Ngược lại, một số bạn đồng tình, cho rằng việc khắc chữ trên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách.  Có bạn nói với Tùng:  “ Bạn khó tính quá nên mới suy nghĩ như vậy.”. Nếu em là Tùng, em sẽ xử lý như thế nào?

A.  Không nói gì thêm vì sợ các bạn cho rằng mình khó tính, sẽ không chơi với mình nữa.

B. Nói cho các bạn biết rằng hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

C. Nói cho các bạn biết rằng hành vi làm hư hại hiện vật trong khu di tích lịch sử – văn hóa là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. 

D. Nói cho các bạn biết rằng hành vi hủy hoại di tích lịch sử - văn hóa là bị pháp luật nghiêm cấm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 3: Văn và Thịnh cùng một nhóm bạn đi dã ngoại và tình cờ phát hiện một một chiếc bát cổ.  Văn cho rằng:  “ Hình như chiếc bát này là cổ vật từ thời nhà Nguyễn..  Nếu mình bán sẽ kiếm được rất nhiều tiền.”. Thịnh can ngăn, nói: “Chúng ta không thể bán chiếc bát này được, nó là cổ vật nên chúng ta phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền.”. Văn không đồng tình và tỏ thái độ khó chịu, cho rằng: “Chiếc bát này là do chúng ta tìm được nên là của chúng ta, tại sao lại phải giao nộp cho người khác chứ, cậu thật hồ đồ!”. Hành vi của Văn có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? 

A. Hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

B. Hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

C. Hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

D. Hành vi của Văn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay