Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều Chủ đề 1 - Xây dựng nhà trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1 - Xây dựng nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNGA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đâu là những truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục nhà trường?
A. Tham quan phòng truyền thống của trường
B. Truyền thông về tấm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu
C. Thiết kế áp phích về nhà trường với chủ đề “Niềm tự hào trong tôi”
D. Cả A, B, C
Câu 3: Ý nghĩa của các hình thức thực hiện giáo dục truyền thống nhà trường?
A. Thiết thực, phù hợp, tạo sự hào hứng để HS tích cực tham gia.
B. Giúp HS có động lực, tự lực, chủ động hơn trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Đâu là những biểu hiện tự tin trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn?
A. Phát biểu, chia sẻ ý kiến khi thảo luận nhóm.
B. Nhìn vào người nghe khi giao tiếp.
C. Thể hiện khả năng của bản thân trước mọi người.
D. Cả A, B, C
Câu 5: Đâu là những biểu hiện thân thiện trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn?
A. Tươi cười với mọi người.
B. Hòa đồng, không phân biệt đối xử.
C. Tham gia hoạt động chung cùng các bạn.
D. Cả A, B, C
Câu 6: Đâu là những khó khăn của bản thân có thể gặp phải trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn?
A. Không biết nói gì hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp khi nói chuyện với bạn bè.
B. Bị thụ động, e ngại, ngại giao tiếp với thầy cô.
C. Mở lòng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, thể hiện sự quan tâm khi bạn bè gặp phải khó khăn.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7: Đâu là cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp?
A. Tự đặt ra các tình huống giao tiếp và luyện tập ứng xử trong các tình huống đó
B. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
C. Suy nghĩ tích cực về bản thân và người khác
D. Cả A, B, C
Câu 8: Những khó khăn khi thực hiện nội quy trường lớp là gì?
A. Tổng hợp được nhiều ý kiến góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung.
B. Chưa thăm dò được hết ý kiến, suy nghĩ của các bạn.
C. Chưa phân công được người theo dõi và giám sát các bạn thực hiện nội quy để cuối tuần, cuối tháng tổng kết lại,...
D. Cả B, C đều đúng
Câu 9: Những thuận lợi khi thực hiện nội quy trường lớp là gì?
A. Tổng hợp được nhiều ý kiến góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung.
B. Được sự thống nhất và thực hiện của các thành viên,...
C. Chưa phân công được người theo dõi và giám sát các bạn thực hiện nội quy để cuối tuần, cuối tháng tổng kết lại,...
D. Cả A, B đều đúng
Câu 10: Cách rèn luyện để thực hiện tốt nội quy nhà trường là?
A. Học tập và làm bài tập đầy đủ.
B. Có ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.
C. Không đi học muộn.
D. Cả A, B, C
Câu 11: Xây dựng kế hoạch giáo dục gồm các nội dung như
A. Mục tiêu; Nội dung giáo dục; Hình thức tổ chức; Phân công nhiệm vụ; Thời gian; Địa điểm; Kết quả dự kiến.
B. Mục tiêu; Nội dung giáo dục; Hình thức tổ chức; Thời gian; Địa điểm.
C. Mục tiêu; Nội dung giáo dục; Kết quả dự kiến.
D. Mục tiêu; Hình thức tổ chức; Thời gian; Địa điểm.
Câu 12: Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đối với cá nhân là gì?
A. Nâng cao hiểu biết về nhà trường.
B. Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn.
C. Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể.
D. Cả A, B, C
Câu 13: Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đối với cá nhân là gì?
A. Nâng cao hiểu biết về nhà trường.
B. Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn.
C. Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể.
D. Cả A, B, C
Câu 14: Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống đối với nhà trường là gì?
A. Nâng cao hiểu biết về nhà trường.
B. Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
C. Giữ vững những truyền thống tốt đẹp.
D. Cả B, C
Câu 15: Một số biện pháp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung là?
A. Khuyến khích các bạn đề xuất ý tưởng, cách thức thực hiện hoạt động
B. Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung
C. Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ hoạt động chung với các bạn
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?
A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Có bao nhiêu biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung được nêu ở dưới đây?
(1) Khuyến khích các bạn đề xuất ý tưởng, cách thức thực hiện hoạt động.
(2) Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.
(3) Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn.
(4) Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của các bạn.
(5) Tích cực tham gia các hoạt động chung, cởi mở, thân thiện với các bạn để làm gương.
(6) Hỗ trợ các bạn trọng quá trình cùng tham gia hoạt động.
(7) Chủ động cùng bạn lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, các hoạt động phù hợp với lứa tuổi,...
(8) Thường xuyên tổ chức thảo luận, trao đổi ý tưởng để thu hút sự tham gia của các bạn.
A. 3
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 3: Tại sao phải có thiết lập những quy định trong nội quy của trường, lớp và cộng đồng?
A. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
B. Nhằm giúp giáo viên học sinh dựa vào đó để thực hiện, nhằm mang lại một môi trường quy củ, có nề nếp…
C. Vì sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật giữ được nhân phẩm của con người, không phạm vào các lỗi cơ bản của pháp luật nhà nước.
D. Cả A, B, C
Câu 4: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?
A. Không đi học đầy đủ
B. Tích cực tham gia các hoạt động
C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.
Câu 5: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống
B. không tham gia khi phát động phong trào.
C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
D. im lặng, không có ý kiến gì.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm học, cô giáo tổ chức bầu bạn cán sự lớp và hỏi có bạn nào xung phong không. Linh đã làm lớp trưởng nhiều năm liền và thấy mình có nhiều kinh nghiệm. Nhưng bạn Hải lại giơ tay xung phong trước và tự ứng xử làm lớp trưởng. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn Linh trong tình huống trên.
A. Linh đã có nhiều năm liền làm lớp trưởng và tự thấy mình có kinh nghiệm. Vì vậy, Linh nên mạnh dạn, tự tin, cởi mở để tham gia buổi bầu ban cán sự lớp.
B. Việc Linh tham gia buổi bầu ban cán sự lớp không những để khẳng định thành tích, kinh nghiệm, mong muốn được đóng góp cho trường lớp của Linh mà còn thể hiện trách nhiệm, tinh thần tự giác, tích cực, đáng để các bạn học tập, noi theo.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 2: Có bao nhiêu hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường được nêu dưới đây?
(1) Đọc, tham khảo, tìm hiểu về truyền thống nhà trường trên website, tập san giới thiệu về trường học.
(2) Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề.
(3) Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.
(4) Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.
(5) Tham gia các chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức,...
(6) Tham gia vào các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7),…
(7) Tham gia thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ...
(8) Sống và học tập theo tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.
A. 3
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 3: Có bao nhiêu cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp?
(1) Kết bạn, tham gia các hoạt động chung.
(2) Tham gia các cuộc trò chuyện với bạn bè.
(3) Luyện nói với âm lượng vừa phải, rõ ràng, rõ ràng, lưu loát, tươi vui.
(4) Tự đặt ra các tình huống giao tiếp và luyện tập ứng xử trong các tình huống đó.
(5) Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, tư thế đứng ngồi).
(6) Luôn chân thành, thật thà, là chính mình.
(7) Cố gắng phát huy những điểm mạnh của bản thân
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 4: Đâu là những tiêu chí xây dựng nội quy hiệu quả?
(1) Tính đơn giản: không sử dụng từ ngữ địa phương, diễn đạt câu dài dòng, tốt nhất nên ngắn gọn dễ hiểu và dễ ghi nhớ .
(2) Đặc trưng: Không tương tự hay xen lẫn với các nội quy trường học đảm bảo được sự kỳ vọng hành vi của học sinh trong lớp học.
(3) Độ rõ ràng: Hạn chế dùng những câu từ dễ gây nhầm lẫn khiến suy nghĩ và cách hành xử của các thành viên có phần lệch lạc và đi sai hướng cũng như ý nghĩa của việc đặt ra quy định.
(4) Tính thực hiện: Nội quy đặt ra nên được lý giải và minh chứng để các thành viên hiểu được rõ ràng.
(5) Tính cam kết: Nhấn mạnh tầm quan trọng và các lợi ích của nội quy để HS tự nguyện thực hiện và ghi nhớ mọi lúc mọi nơi.
A. (1) (2) (3)
B. (1) (2) (3) (4)
C. (1) (2) (3) (4) (5)
D. (2)(3)(4)(5)
Câu 5: Thầy giáo giao một dự án học tập và yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả vào tuần tới. Trong nhóm em, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ nhưng không bạn nào hào hứng thực hiện. Em đề xuất các ứng xử như thế nào trong tình huống trên?
A. Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.
B. Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn.
C. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của các bạn.
D. Cả A, B, C
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Nam học ngoại ngữ rất giỏi. Không chỉ làm tốt ngữ pháp, Nam còn có kĩ năng nghe, nói. Một hôm, thầy giáo dạy ngoại ngữ thông báo về việc tuyển các thành viên cho cuộc thi Tiếng Anh của thành phố. Nhiều bạn trong lớp đề cử Nam tham gia thi để được vào đội tuyển. Thầy giáo và các bạn đều nhìn về phía Nam mong chờ câu trả lời. Nam cần xử lý như thế nào?
A. Namcần xem bản thân mình mạnh môn nào nhất, yêu thích môn nào nhất
B. Nam cảm thấy tự tin và mong muốn tham gia vào đội tuyển môn nào.
C. Nam đưa ra quyết định của mình và đặt mục tiêu cho mình trong kì thi sắp tới.
D. Nam có năng khiếu học tốt môn Tiếng Anh và được thầy giáo đề cử tham gia đội tuyển. Nam không nên băn khoăn, lo lắng. Nam cần tự tin vào chính khả năng của mình. Đồng ý tham gia vào đội tuyển và cố gắng hết sức mình để không phụ sự tin tưởng của thầy giáo và các bạn.
Câu 2: Hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em được phân công phụ trách tờ báo tường của lớp. Sau một vài ngày triển khai, dù đã cố gắng nhưng nhóm vẫn gặp khó khăn trong việc sáng tác bài và trang trí tờ báo. Có cách nào để giải quyết khó khăn đó.
A. Nhóm nên nhờ sự tư vấn của GV hoặc người có kinh nghiệm trong việc sáng tạo báo tường
B. Có thể để cho mỗi bạn tự sáng tác vì mỗi bạn một sở thích.
C. Nhóm nên nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, gia đình, người quen để góp ý trong việc sáng tác bài và trang trí tờ báo
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Tuấn là lớp trưởng hăng hái, tích cực và có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, tháng này Tuấn có biểu hiện học tập sa sút. Thầy giáo chủ nhiệm hỏi lí do vì sao, Tuấn trả lời là do quá bận việc của lớp và phải dành nhiều thời gian để hỗ trợ các bạn học tập. Theo em, người có lòng tự trọng cao thì nên ứng xử như thế nào?
A. Tuấn nên xin lỗi thầy vì kết quả học tập bị sa sút. Tuấn sẽ rút kinh nghiệm điều chỉnh lại hợp lí giữa công việc lớp và công việc học tập để không bị ảnh hưởng.
B. Tuấn thay mặt lớp xin lỗi cô giáo và hứa sẽ chấn chỉnh lại lớp trong các buổi chào cờ lần sau. Đồng thời nhắc nhở một số bạn chưa thực hiện tốt cố gắng sửa đổi.
C. Tuấn cố gắng nhớ lại, không nhớ thì làm theo những gì mình biết. Sau bài thi về xem lại công thức, nếu sai thì cố gắng vào bài kiểm tra sau.
D. Đáp án khác
Câu 4: Ngày đầu tới nhận lớp, Bình nhìn quanh và chỉ thấy có mỗi Nga là bạn cũ, còn lại toàn bạn mới. Bình muốn làm quen với các bạn nhưng chưa biết bắt đầu thế nào. Em có đề xuất về cách ứng xử như thế nào cho Bình trong tình huống trên?
A. Bình muốn làm quen với các bạn mới là đúng đắn.
B. Để làm quen và bắt chuyện với các bạn, Bình nên: tươi cười với mọi người; hòa đồng, không phân biệt đối xử; tham gia hoạt động chung cùng các bạn; có cử chỉ niềm nở.
C. Mở lòng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, thể hiện sự quan tâm với bạn bé.
D. Cả A, B, C
Câu 5: Thầy giáo giao một dự án học tập và yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả vào tuần tới. Trong nhóm em, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ những không bạn nào hào hứng thực hiện.
A. Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.
B. Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn.
C. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của các bạn.
D. Cả A, B, C