Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều Chủ đề 4 - Trách nhiệm với gia đình
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Trách nhiệm với gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 4. TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?
A. Dọn dẹp góc học tập của mình.
B. Giúp bố mẹ chăm em.
C. Giúp bố mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Hoạt động lao động nào sau đây em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình?
A. Chăm sóc em nhỏ.
B. Đưa cơm ra đồng cho bố, mẹ.
C. Nấu cơm khi bố mẹ bận.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà là gì?
A. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
B. Trách nhiệm với gia đình
C. Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 4: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình?
A. Tưới cây trong vườn
B. Cho gà ăn
C. Vệ sinh nhà cửa
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 5: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?
A. Giúp mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
B. Trồng rau, nấu cơm, rửa bát, đi chợ,....
C. Thay mặt gia đình đi thăm ông bà mỗi khi bố mẹ bận,...
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?
A. Giúp bố mẹ trông cửa hàng.
B. Tưới rau trong vườn.
C. Tưới hoa giúp bố.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân?
A. Thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bố mẹ, người thân.
B. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được gia đình giao cho.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Câu 8: Hoạt động nào dưới đâu thể hiện trách nhiệm với gia đình?
A. Phun thuộc trừ sâu.
B. Giao hàng đi xa.
C. Quét nhà.
D. Nghỉ học đi làm.
Câu 9: Đâu là những hành động thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình?
A. Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân
B. Cùng thực hiện các công việc gia đình như nấu cơm, dọn nhà, giặt quần áo,...
C. Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình như việc mua sắm, tổ chức lễ kỉ niệm, đi du lịch
D. Cả A, B, C
Câu 10: Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công, chúng ta có cách ứng xử như thế nào?
A. Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ
B. Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ;
C. Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
D. Cả A, B, C
Câu 11: Khi người thân trong gia đình gặp những thất bại, khó khăn, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?
A. Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ
B. Hỏi thăm, động viên, chia sẻ
C. Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
D. Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ
Câu 12: Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?
A. Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thẳng.
B. Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc.
C. Tìm cách hoá giải các mâu thuẫn, giải quyết xung đột một cách tế nhị,khéo léo.
D. Cả A, B, C
Câu 13: Khi gia đình gặp những biến cố, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?
A. Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân
B. Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân
C. Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó
D. Cả A, B, C
Câu 14: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn có thời gian trong bao lâu?
A. 4 tháng
B. 4 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
Câu 15: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có thời gian trong bao lâu?
A. 4 tháng
B. 4 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Có những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào sau đây?
A. Độc lập và phụ thuộc
B. Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
C. Lâu dài và tức thời
D. Cả A, B, C
Câu 2: Điền vào chỗ trống sau “ Những bản kế hoạch tài chính đều có mục tiêu ..., có thời hạn ...”
A. chung/ cụ thể
B. chung/ chung
C. cụ thể/ chung
D. cụ thể/ cụ thể
Câu 3: Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta cần xác định rõ những gì?
A. Mục tiêu tài chính
B. Thời gian thực hiện
C. Số tiền cần có, số tiền đã có, số tiền còn thiếu
D. Cả A, B, C
Câu 4: Mục tiêu tài chính nên xây dựng dựa trên
A. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
B. Nhu cầu và khả năng số tiền có thể thu được
C. Tất cả nội dung trong kế hoạch cần cụ thể, phù hợp với từng cá nhân
D. Lập kế hoạch cho mọi thứ.
Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
B. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
D. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.
Câu 2: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
B. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
C. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
D. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.
Câu 3: Để phát triển kinh tế, gia đình Chi mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ và phân công mọi người giúp nhau bán hàng vào thời gian rảnh. Chi không thích bán hàng trực tiếp như vậy, nhưng cũng muốn tham gia phát triển kinh tế gia đình. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?
A. Nếu là Chi, em sẽ chăm chỉ làm việc nhà và phụ giúp gia đình những việc bản thân có thể làm được trong lúc bố mẹ bán hàng.
B. Nếu là Chi, em sẽ chỉ tập trung vào việc học, còn việc bán hàng là công việc của bố mẹ
C. Nếu là Chi, em sẽ không tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, bố mẹ sẽ tự quyết định.
D. Đáp án khác
Câu 4: Bố mẹ Liên có sự hiểu lầm nhau nên không nói chuyện với nhau đã hai ngày khiến không khí gia đình không vui. Nếu em là Liên, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
A. Mặc kệ không quan tâm
B. Tâm sự cùng bố mẹ để cùng nhau hòa giải.
C. Theo bố và không quan tâm mẹ.
D. Theo mẹ và không quan tâm bố.
Câu 5: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì?
A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
B. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì trong trường hợp trên.
A. Mặc kệ bà để đi.
B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện.
C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.
Câu 2: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông. Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
A. Vui vẻ mua thuốc cho ông.
B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ.
C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu.
D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua.
Câu 3: Giang hứa với bạn rằng Chủ nhật tuấn tới đi chơi xa mà quên hôm đó là ngày bố mẹ tổ chức kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Theo truyền thống của gia đình thì những dịp như thế này cả nhà đều có mặt đông đủ. Theo em, Giang nên làm gì trong trường hợp trên?
A. Hoãn đi và nói rõ lí do với bạn.
B. Ở nhà và không nói gì với bạn.
C. Trốn đi khống báo bố mẹ.
D. Vẫn đi và mua quà về tặng bố mẹ sau.
Câu 4: Anh Phúc đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh Phúc cần phải làm gì sau đây?
A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.
Câu 5: Anh Khánh có khoản thu hập là 10 triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh Khánh đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Vô thời hạn.