Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều Chủ đề 3 - Tư duy phản biện và tư duy tiêu cực

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Tư duy phản biện và tư duy tiêu cực. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.

B. Tư duy mở.

C. Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

Câu 2: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?

A. Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.

B. Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 3: Những yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

A. Tư duy phản biện cần được thực hiện trong suốt quá trình suy nghĩ

B. Luôn khách quan, luôn điềm tĩnh

C. Không bị tình cảm hay mối quan hệ nào chi phối

D. Cả A, B, C

Câu 4: Biểu hiện của người học sinh có tư duy phản biện là gì?

A. Chủ động tìm hiểu bài học, hoàn thành đầy đủ bài tập

B. Luôn tìm chứng cứ và kiểm tra chứng cứ, luôn nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.

C. Đi học chuyên cần, tập trung, chú ý nghe giảng

D. Cả A, B, C

Câu 5: Có mấy bước hình thành tư duy phản biện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?

A. Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.

B. Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 7: Ý nghĩa, tác dụng của tư duy phản biện trong học tập và giao tiếp là gì?

A. Khả năng suy nghĩ rõ ràng, đưa ra lập luận sắc bén có thể giúp các vấn đề được giải quyết đúng đắn

B. Giúp chúng ta tăng khả năng trình bày, diễn đạt và hiểu rõ những gì đã được viết.

C. Đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh nếu cần thiết để ý tưởng sáng tạo được hoàn hảo hơn.

D. Cả A, B, C

Câu 8: Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?

A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.

B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.

C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.

D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 9: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực?

A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

Câu 10: Đâu là lợi ích của việc điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực?

A. Không làm tổn thương người khác

B. Có hành động, ứng xử phù hợp

C. Giúp hạn chế được các cảm xúc tiêu cực

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Có bao nhiêu biểu hiện của tư duy phản biện được nêu dưới đây?

(1) Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin;

(2) Có chính kiến;

(3) Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận;

(4) Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn;

(5) Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề;

(6) Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm;

(7) Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 2: Cho tình huống sau “Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn”. Bạn Tuấn trong tình huống trên nên tư duy và ứng xử như thế nào?

A. Tuấn nghĩ là Tùng không thích chơi với Tuấn. Tuấn không nên tiếp tục chơi với Tùng nữa

B. Tuấn nghĩ là Tùng có việc bất khả kháng nên không thể đến dự sinh nhật mình. Tuấn sẽ không giận hay trách bạn mà khi gặp bạn, Tuấn sẽ hỏi thăm bạn gặp chuyện gì

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Cho tình huống sau “Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới”. Bạn Mai trong tình huống trên nên tư duy và ứng xử như thế nào?

A. Mai sẽ nghĩ là bố mẹ khó tính, bảo thủ và quá kiểm soát. Mai lớn rồi, có thể tự quyết định mà không cần thông báo cho bố mẹ.

B. Mai nên nghĩ là do bố mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình. Mai có thể giải thích để bố mẹ yên tâm hoặc vui vẻ nghe lời bố mẹ ở nhà, không đi chơi nữa.

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được.

A. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi

B. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

Câu 5: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Nga đi chơi xa với bạn khác giới.

A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.

B. Cãi lại cha mẹ.

C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.

D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong buổi sinh hoạt lớp, Khánh bị người bạn thân nhất phê bình các lỗi quên sách vở, đi học muộn, thiếu tập trung nghe giảng,... Khánh thất vọng về bạn thân của mình và không hiểu vì sao bạn ấy lại đối xử với mình như vậy. Về nhà, Khánh vẫn buồn và suy nghĩ mãi. Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, Khánh nên nghĩ như thế nào?

A. Thất vọng và trách người bạn thân

B. Rất thất vọng về bản thân

C. Đúng là cậu ấy nói không sai. Cậu ấy phê bình như vậy là muốn mình thay đổi

D. Đáp án khác

Câu 2: Xuân rất thất vọng với bản thân vì hôm nay đã trả lời sai câu hỏi không hề khó. Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, Xuân nên nghĩ như thế nào?

A. Đọc kỹ câu hỏi để lần sau không bị trả lời nhầm

B. Rút kinh nghiệm để lần sau không trả lời sai

C. Đúng là cậu ấy nói không sai. Cậu ấy phê bình như vậy là muốn mình thay đổi

D. Cả A, B

Câu 3: Đầu năm học, Tú được giáo viên chỉ định làm lớp trường tạm thời trong khi lớp chưa bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ. Để điều chỉnh tư duy tích cực, Tú nên suy nghĩ như thế nào?

A. Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.

B. Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng.

C. Cả A, B đúng

D. Cả A, B sai

Câu 4: Hải vốn là một học sinh giỏi và rất chăm chỉ, nhưng bài kiểm tra một số môn gần đây Hải lại chỉ được điểm trung bình. Để điều chỉnh tư duy tích cực, Hải nên suy nghĩ như thế nào?

A. Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp.

B. Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.

Câu 5: Em hãy sắp xếp các bước dưới đây để hình thành tư duy phản biện

(1) Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan.

(2) Xác định vấn đề cần phản biện.

(3) Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá.

(4) Thể hiện quan điểm cá nhân.

A. (1) – (2) – (3) – (4)

B. (2) – (1) – (3) – (4)

C. (2) – (1) – (4) – (3)

D. (3) – (1) – (2) – (4)

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Đầu năm học, Tú được giáo viên chỉ định làm lớp trưởng tạm thời trong khi lớp chua bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ. Đâu là tư duy tiêu cực của Tú trong tình huống trên?

A. Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng.

B. Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.

Câu 2: Hải vốn là một học sinh giỏi và rất chăm chỉ, nhưng bài kiểm tra một số môn gần đây của Hải lại chỉ được điểm trung bình. Đâu là tư duy tích cực của Hải trong tình huống trên?

A. Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp.

B. Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.

Câu 3: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.

A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.

B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.

C. Nghỉ chơi với nhau.

D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.

Câu 4: Huấn và Linh học cùng một lớp, lại chơi khá thân với nhau. Linh làm lớp trưởng còn Huấn là tổ trưởng tổ 3. Trong giờ sinh hoạt lớp, Huấn bị Linh nhắc nhở vì có một buổi đi học muộn trong tuần. Theo em, nếu Huấn là người có tư duy tích cực, Huấn sẽ có cách giao tiếp, ứng xử như thế nào?

A. Không chơi thân với Linh như trước nữa

B. Tức giận, trách móc Linh

C. Vui vẻ nhận và sửa chữa khuyết điểm; không giận hay trách móc Linh.

D. Giận hờn, rủ các bạn không chơi với Linh nữa

Câu 5: Đâu là cách rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực?

(1) Rèn luyện theo kế hoạch đã xây đựng để thay đổi, khắc phục những nét tính cách còn hạn chế của bản thân.

(2) Rèn luyện cách suy nghĩ (tư duy) của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

(3) Kiên trì rèn luyện hằng ngày và nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ khi gặp khó khăn.

(4) Ghi lại kết quả em đã đạt được, những khó khăn em đã gặp trong quá trình rèn luyện và những biện pháp em đã làm để vượt qua khó khăn.

A. (1)(3)(4)

B. (1)(2)(3)(4)

C. (2)(3)(4)

D. (1)(2)(4)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay