Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều Chủ đề 6 - Hành động vì môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6 - Hành động vì môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6. HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên là gì?

A. Khai thác khoáng sản quá mức.

B. Chặt cây, phá rừng, săn bắn trái phép.

C. Xả thải chưa qua xử lí ra môi trường.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

Câu 2: Tác động tích cực của con người tới môi trường tự nhiên là gì?

A. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

B. Quy định nghiêm ngặt về chặt phá rừng.

C. Đưa việc tác động tới môi trường vào luật hiến pháp…

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Đâu là cách thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương?

A. Tra cứu thông tin trên mạng

B. Phỏng vấn trực tiếp

C. Chụp ảnh, quay video

D. Cả A, B,  C

Câu 4: Giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên là gì?

A. Hội liên hiệp phụ nữ

B. Hội nông dân

C. Nhà hảo tâm, doanh nghiệp

D. Cả A, B, C

Câu 5: Những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên là gì?

A. Nhiều người cho rằng đó không phải việc của mình nên không muốn nghe.

B. Một số đối tượng cố chấp, bảo thủ không tuân theo quy định của công đồng.

C. “Mắng” loa phát thanh khi mở làm ồn.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Khi tiến hành đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, chúng ta cần quan tâm chủ yếu những môi trường nào sau đây?

A. Môi trường đất

B. Môi trường không khí

C. Môi trường nước

D. Cả A, B, C

Câu 7: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường đất?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 8: Đâu là những tác động tiêu cực của con người đến môi trường đất?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 9: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường không khí?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 10: Đâu là những tác động tiêu cực của con người đến môi trường không khí?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 11: Đâu là những tác động tiêu cực của con người đến môi trường nước?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lí ra sông hồ.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 12: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường nước?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lí ra sông hồ.

C. Nhà máy hóa chất đã có hệ thống xử lí nước thải theo quy định.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 13: Việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là?

A. Không xả rác xuống bãi biển

B. Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện

C. Ủng hộ mọi người chặt những cây to ở rừng

D. Bảo vệ động vật hoang dã

Câu 14: Đối tượng tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là ai?

A. Người dân địa phương

B. Cán bộ địa phương

C. Học sinh; khách du lịch

D. Cả A, B, C

Câu 15: Hành vi nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương?

A. Không vứt rác nơi công cộng.

B. Thu gom rác trên bãi biển.

C. Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Việc làm nào sau đây các cá nhân, tổ chức cần thực hiện nhằm góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương?

A. Đặt thùng rác ở các khu vực tham quan

B. Giữ gìn không làm thay đổi cảnh quan (không chặt cây xanh)

C. Bảo vệ các loài động vật quý hiếm

D. Cả A, B, C

Câu 2: Đối với học sinh, các em có thể làm những việc nào dưới đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương?

A. Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

B. Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

C. Không vứt rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

Câu 3: Nội dung tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bao gồm những gì?

A. Gía trị của cảnh quan thiên nhiên đối với người dân, với sự phát triển kinh tế, xã hội

B. Những hành vi, việc làm phù hợp trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. Những quy tắc, quy định, luật về những hành vi, việc làm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là?

A. Tích cực bảo vệ và chăm sóc cây

B. Tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi

C. Tham gia tuyên truyền viên nhỏ tuổi bảo vệ môi trường

D. Săn bắt động vật hoang dã ở rừng

Câu 5: Việc nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là?

A. Xả rác xuống bãi biển

B. Tuyên truyền mọi người không chặt, phá rừng

C. Ủng hộ mọi người chặt những cây to ở rừng

D. Đánh bắt động vật hoang dã

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Có bao nhiêu nội dung sau đây có thể được tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

(1) Giá trị của cảnh quan thiên nhiên với con người và địa phương

(2) Thực trạng ô nhiễm, tác động tiêu cực của con người đến cảnh quan thiên nhiên.

(3) Ý nghĩa của việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

(4) Cách thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 2: Đối tượng cần tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là gì?

A. Người thân

B. Bạn bè

C. Người dân trong khu dân cư

D. Cả A, B, C

Câu 3: Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?

A. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

B. Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng.

C. Tham gia cải tạo vườn trường.

D. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.

Câu 4: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?

A. Vịnh Hạ Long

B. Dân ca quan họ

C. Cồng chiêng Tây Nguyên

D. Cố đô Huế

Câu 5: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta?

A. Rừng tràm chim

B. Núi Phú Sĩ

C. Tháp Efel

D. Tượng nữ thần tự do

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Cho tình huống sau

“Là thành viên của Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tinh xanh”, Linh luôn có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất. Một trong những hoạt  động mà Linh tham gia là thu gom pin đã qua sử dụng và chuyên đến các điểm thu gom pin cũ gần nơi sinh sống, để rác thải độc hại này được xử lí đúng cách, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Linh thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện thu gom pin cũ với thông điệp " Không vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác”. Những hộ gia đình ở xa nơi thu gom pin cũ, các bạn trong Câu lạc bộ đến tận nơi để thu gom và chuyển đến địa điểm tập kết.”

Em hãy xác định biểu hiện có trách nhiệm của bạn Linh trong tình huống trên.

A. Chủ động tham gia hoạt động vì cộng đồng: Tham gia Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tinh xanh”.

B. Thực hiện nhiệm vụ thu gom pin đã qua sử dụng và thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện

C. Đến tận nhà các hộ gia đình ở xa nơi tập kết để trực tiếp thu gom.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vịnh Hạ Long

B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

C. Cao nguyên đá Đồng Văn

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người?

A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

D. Không đáp án nào đúng

Câu 4: Đâu là giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên?

A. Tận dụng giấy thừa trong những quyển vở viết dở đem đi chợ gói thịt, rau bỏ vào làn đi chợ.

B. Tận dụng vỏ hộp sữa chua làm đá

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 5: Để việc tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đạt kết quả tốt nhất, chúng ta cần làm gì?

A. Cần có sự linh hoạt trong xử lí các tình huống phát sinh khi thực hiện tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

B. Xây dựng một kế hoạch tuyên truyền cụ thể với những nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp.

C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.

D. Cả A, B đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay