Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 1 - Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1 - Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI HỌC SINHA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đâu là những biểu hiện cần có của người học sinh?
A. Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về mình và trái với quy định
B. Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ
C. Chủ động trong giao tiếp ở các môi trường khác nhau
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Người học sinh luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ai nhắc nhở là người có phẩm chất gì?
A. Tự giác, trách nhiệm
B. Giữ chữ tín
C. Tự trọng
D. Kiên trì, chăm chỉ
Câu 3: Người học sinh luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ là người có phẩm chất gì?
A. Tự giác, trách nhiệm
B. Giữ chữ tín
C. Tự trọng
D. Kiên trì, chăm chỉ
Câu 4: Người học sinh luôn thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng là người có phẩm chất gì?
A. Kỉ luật
B. Giữ chữ tín
C. Tự trọng
D. Kiên trì, chăm chỉ
Câu 5: Người học sinh luôn có ý chí quyết tâm, không nản chí để đạt mục tiêu của bản thân là người có phẩm chất gì?
A. Kỉ luật
B. Giữ chữ tín
C. Tự trọng
D. Kiên trì, chăm chỉ
Câu 6: Người học sinh sẵn sàng hỗ trợ người khác trong quá trình cùng hoạt động là người có phẩm chất gì?
A. Kỉ luật
B. Đoàn kết, nhân ái
C. Tự trọng
D. Kiên trì, chăm chỉ
Câu 7: Đâu là những phẩm chất cần có ở người học sinh?
A. Tự trọng, tự chủ
B. Tự giác, kỉ luật
C. Kiên trì, chăm chỉ
D. Cả A, B, C
Câu 8: Ý nào dưới đây là nội quy thường có của các lớp học?
A. Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần.
B. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.
C. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 9: Biểu hiện của người có trách nhiệm là gì?
A. Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình nói ra.
B. Hoàn thành nhiệm vụ được giao
C. Dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình
D. Cả A, B, C
Câu 10: Ý nghĩa của tính trách nhiệm đối với người học sinh?
A. Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
B. Được lòng tin của mọi người
C. Thành công trong công việc và cuộc sống
D. Cả A, B, C
Câu 11: Người có lòng tự trọng có biểu hiện như thế nào?
A. Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thể trái với quy định.
B. Tự tin về điểm mạnh và biết điểm yếu của bản thân để hoàn thiện.
C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Cả A, B, C
Câu 12: Người chưa đủ năng lực thực hiện công việc cần có hướng khắc phục như thế nào?
A. Cần học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nguồn thông tin khác nhau để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ
B. Cần tìm người có thể giúp đỡ, hợp tác với mình
C. Cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động khác để có thêm thời gian
D. Cả A, B
Câu 13: Người thiếu thời gian thực hiện công việc cần có hướng khắc phục như thế nào?
A. Cần học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nguồn thông tin khác nhau để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ
B. Cần tìm người có thể giúp đỡ, hợp tác với mình
C. Cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động khác để có thêm thời gian
D. Cần tìm nguồn để có thể mượn phương tiện cần thiết
Câu 14: Người chưa đủ các phương tiện, điều kiện hỗ trợ khác cần có hướng khắc phục như thế nào?
A. Cần học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nguồn thông tin khác nhau để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ
B. Cần tìm người có thể giúp đỡ, hợp tác với mình
C. Cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động khác để có thêm thời gian
D. Cần tìm nguồn để có thể mượn phương tiện cần thiết
Câu 15: Nếu các thành viên khác trong nhóm không đủ năng lực, thời gian, phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, chúng ta cần có hướng giải quyết như thế nào?
A. Cần huy động sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô, bạn bè,...
B. Cần tìm người có thể giúp đỡ, hợp tác với mình
C. Sẵn sàng hỗ trợ người khác ở công việc mình có thế mạnh
D. Cần tìm nguồn để có thể mượn phương tiện cần thiết
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy nối các tình huống ở cột A với cách xử lí ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Em đi học về muộn, cả nhà chưa ai về, bếp nguội lạnh | a) Phụ mẹ chăm bà và làm một số công việc mình có thể làm được. |
2. Hôm nay bà bị ốm, bố đi công tác xa, mẹ đang rất lúng túng sắp xếp việc nhà. | b) Cất sách vở, thay quần áo, vào bếp làm cơm giúp bố mẹ, để bố mẹ đi làm về có sẵn cơm. |
3. Trong giờ học toán, bạn B. chú ý nghe thầy giảng, bạn chau mày khi chưa hiểu và cứ văn khoăn không dám hỏi lại thầy. | c) Tự tin, xung phong hỏi thầy chỗ mình chưa còn thắc mắc để hiểu bài tốt hơn. |
4. Mấy hôm nay T. nhìn thấy cậu bạn ngồi cạnh mình trở nên lầm lì, ít nói hơn bình thường | d) Chủ động bắt chuyện, hỏi nguyên nhân và cùng bạn tháo gỡ. |
5. Em và nhóm bạn cần đến một địa điểm để làm thiện nguyện nhưng chưa biết đường đi và chưa hiểu văn hóa nơi mình sẽ đến | e) Chủ động liên hệ hỏi người quản lí ở khu vực đó, ngoài ra lên mạng tìm kiếm một số thông tin về khu vực đó. |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d; 5 – e
B. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d; 5 – e
C. 1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 – d; 5 – e
D. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c; 5 – e
Câu 2: Chúng ta cần để một khoảng thời gian trống, dự phòng cho những việc đột xuất đối với trường hợp nào sau đây?
A. Chưa đủ năng lực thực hiện công việc
B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
C. Chưa đủ năng lực thực hiện công việc
D. Chưa đủ các phương tiện, điều kiện hỗ trợ khác
Câu 3: Đâu không phải là người có lòng tự trọng?
A. Không trung thực, không thực hiện đúng lời hứa.
B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ
D. Tự tin về điểm mạnh và biết điểm yếu của bản thân để hoàn thiện.
Câu 4: Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?
A. Giúp bản thân ngày càng tốt đẹp
B. Có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Em đang rất muốn ăn một món ngon, nhưng đó lại là món ăn bác sĩ khuyên em không được ăn để đảm bảo sức khỏe. Lúc đó em nghĩ gì? Em sẽ quyết định như thế nào?
A. Tự yêu cầu bản thân hãy đứng lên, đi rửa bát ngay, trước sau cũng phải rửa. Tự nói “Việc nhỏ này không vượt qua thì sao làm việc lớn”.
B. Mình có thể để tối về làm tiếp và vẫn giữ lịch đã hẹn. Tự nói với bản thân: Hãy cố gắng khi còn có thể, không nên dễ đầu hàng như vậy
C. Đứng dậy, tránh xa khỏi món ăn hấp dẫn. Nghĩ đến những phiền toái do bệnh tật mang lại để quyết tâm không ăn
D. Đáp án khác
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Em sắp xếp các quy định ở cột A sao cho phù hợp với cột B
A | B |
1. Đủ thời gian và phương tiện nhưng thiếu năng lực thực hiện. | a) Thiếu thời gian cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động, tập trung cao độ. |
2. Đủ phương tiện và năng lực nhưng thiếu thời gian thực hiện. | b) Thiếu năng lực cần học hỏi thêm kinh nghiệm để nâng cao nhận thức hoặc tìm người giúp đỡ, hợp tác. |
3. Đủ thời gian và năng lực nhưng thiếu phương tiện thực hiện. | c) Thiếu phương tiện cần tìm cách mượn phương tiện, huy động sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô, bạn bè... |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – c
B. 1 – a; 2 – b; 3 – c
C. 1 – b; 2 – c; 3 – a
D. 1 – c; 2 – a; 3 – b
Câu 2: Hai ngày nữa nhóm em phải trình bày sản phẩm trước lớp. Bạn Hạnh nói rằng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao vì tối mai là sinh nhật bạn nấy. Hạnh mong nhận được sự hỗ trợ từ nhóm. Hạnh thiếu điều gì để hoàn thành nhiệm vụ? Hạnh cần làm gì để nhận được sự hỗ trợ? Các bạn cần sẵn sàng hỗ trợ Hạnh như thế nào?
A. Bạn Hạnh nên lên kế hoạch cụ thể công việc còn lại của mình, cố gắng tập trung cao độ làm việc cho tới ngày mai. Nếu công việc vẫn chưa xong thì nhờ các thành viên trong nhóm san sẻ.
B. Bạn Hạnh thiếu thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, bạn cần cố gắng sắp xếp thời gian hợp lí, điều chỉnh các hoạt động khác và tập trung cao độ hơn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 3: Trong nhóm, em và bạn Thành được giao nhiệm vụ sưu tập tranh ảnh về nghề yêu thích. Nhà Thành không có máy tính, nhà em có máy tính nhưng không có máy in. Thành và em có những khó khăn nào khi hoàn thành nhiệm vụ? Hai bạn cần trao đổi và đề xuất cách phối hợp như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ?
A. Luôn ý thức thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng là tự trọng và tôn trọng những người xung quanh.
B. Cả hai cùng nhau tìm ảnh và lưu về thành một file trên máy tính. Nếu anh em, bạn bè có máy in thì nhờ họ in hộ, nếu không thì ra tiệm để in ảnh nộp cho các bạn.
C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
D. Cả A, B, C
Câu 4: Em đang quyết tâm đạt được điểm cao trong bài kiểm tra lần này. Em đã làm gần xong, tuy nhiên đến bài cuối, em lại quên mất công thức. Em xử lí như thế nào trong tình huống trên?
A. Cố gắng nhớ lại, không nhớ thì làm theo những gì mình biết. Sau bài thi về xem lại công thức, nếu sai thì cố gắng vào bài kiểm tra sau.
B. Em sẽ xin lỗi cô giáo và hứa sẽ học bài tập kĩ vào những lần kiểm tra sau
C. Em sẽ xin lỗi thầy vì kết quả học tập bị sa sút
D. Đáp án khác
Câu 5: Giáo viên chủ nhiệm nói với cả lớp rằng cô Hiệu trưởng khiển trách lớp hôm nay không tuân thủ nội quy khi tham gia buổi sinh hoạt dưới cờ: Lớp ngồi lộn xộn, thiếu nền nếp, rất ồn ào và chưa thuộc bài hát truyền thống của nhà trường. Một số bạn bắt đầu tìm người vi phạm nội quy. Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm thế nào?
A. Em thay mặt lớp xin lỗi cô giáo và hứa sẽ chấn chỉnh lại lớp trong các buổi chào cờ lần sau. Đồng thời nhắc nhở một số bạn chưa thực hiện tốt cố gắng sửa đổi.
B. Em sẽ xin lỗi cô giáo và hứa sẽ học bài tập kĩ vào những lần kiểm tra sau
C. Em sẽ xin lỗi thầy vì kết quả học tập bị sa sút
D. Đáp án khác
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Minh là học sinh giỏi toàn diện. Đến kì thi học sinh giỏi, cô chủ nhiệm muốn Minh tham gia cuộc thi học sinh giỏi môn Tin học. Thầy dạy Toán và các bạn trong nhóm Toán muốn Minh tham gia đội tuyển Toán của trường. Cô dạy Công nghệ khuyên Minh nên tham gia cùng đội tuyển STEM. Để đảm bảo có kết quả tốt, Minh chỉ muốn tham gia thi một môn. Minh nên xử lí như thế nào trong tình huống trên?
A. Minh cần xem bản thân mình mạnh môn nào nhất, yêu thích môn nào nhất
B. Minh cảm thấy tự tin và mong muốn tham gia vào đội tuyển môn nào.
C. Minh đưa ra quyết định của mình và đặt mục tiêu cho mình trong kì thi sắp tới.
D. Cả A, B, C
Câu 2: Hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em được phân công phụ trách tờ báo tường của lớp. Sau một vài ngày triển khai, dù đã cố gắng nhưng nhóm vẫn gặp khó khăn trong việc sáng tác bài và trang trí tờ báo. Có cách nào để giải quyết khó khăn đó.
A. Nhóm nên nhờ sự tư vấn của GV hoặc người có kinh nghiệm trong việc sáng tạo báo tường
B. Có thể để cho mỗi bạn tự sáng tác vì mỗi bạn một sở thích.
C. Nhóm nên nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, gia đình, người quen để góp ý trong việc sáng tác bài và trang trí tờ báo
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Tuấn là lớp trưởng hăng hái, tích cực và có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, tháng này Tuấn có biểu hiện học tập sa sút. Thầy giáo chủ nhiệm hỏi lí do vì sao, Tuấn trả lời là do quá bận việc của lớp và phải dành nhiều thời gian để hỗ trợ các bạn học tập. Theo em, người có lòng tự trọng cao thì nên ứng xử như thế nào?
A. Tuấn nên xin lỗi thầy vì kết quả học tập bị sa sút. Tuấn sẽ rút kinh nghiệm điều chỉnh lại hợp lí giữa công việc lớp và công việc học tập để không bị ảnh hưởng.
B. Tuấn thay mặt lớp xin lỗi cô giáo và hứa sẽ chấn chỉnh lại lớp trong các buổi chào cờ lần sau. Đồng thời nhắc nhở một số bạn chưa thực hiện tốt cố gắng sửa đổi.
C. Tuấn cố gắng nhớ lại, không nhớ thì làm theo những gì mình biết. Sau bài thi về xem lại công thức, nếu sai thì cố gắng vào bài kiểm tra sau.
D. Đáp án khác
Câu 4: Có một chồng bát đĩa đang chìm trong chậu cần em rửa. Em nói với mẹ là em sẽ rửa ngay nhưng em thấy rất ngại và muốn trì hoãn lại chút nữa. Hãy đưa ra các lí do thuyết phục bản thân cần phải đi rửa bát ngay để thực hiện kế hoạch rèn luyện ý chí của mình. Bạn xử lí tình huống trên như thế nào?
A. Tự yêu cầu bản thân hãy đứng lên, đi rửa bát ngay, trước sau cũng phải rửa. Tự nói “Việc nhỏ này không vượt qua thì sao làm việc lớn”.
B. Mình có thể để tối về làm tiếp và vẫn giữ lịch đã hẹn. Tự nói với bản thân: Hãy cố gắng khi còn có thể, không nên dễ đầu hàng như vậy
C. Đứng dậy, tránh xa khỏi món ăn hấp dẫn. Nghĩ đến những phiền toái do bệnh tật mang lại để quyết tâm không ăn
D. Đáp án khác
Câu 5: Ngày Chủ nhật, em loay hoay giải bài tập mãi chưa xong, chỉ vài phút nữa là đến giời đi chơi cùng bạn. Em phân vân hay là mở phần lời giải cuối sách để chép. Trong tình huống này, em quyết định làm gì? Vì sao?
A. Tự yêu cầu bản thân hãy đứng lên, đi rửa bát ngay, trước sau cũng phải rửa. Tự nói “Việc nhỏ này không vượt qua thì sao làm việc lớn”.
B. Mình có thể để tối về làm tiếp và vẫn giữ lịch đã hẹn. Tự nói với bản thân: Hãy cố gắng khi còn có thể, không nên dễ đầu hàng như vậy
C. Đứng dậy, tránh xa khỏi món ăn hấp dẫn. Nghĩ đến những phiền toái do bệnh tật mang lại để quyết tâm không ăn
D. Đáp án khác