Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 2 - Xây dựng quan điểm sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 - Xây dựng quan điểm sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2. XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM SỐNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Thế nào là quan điểm sống?

A. Quan điểm sống là ý kiến của nhiều người về cuộc sống

B. Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ của một cá nhân về lối sống, cách sống.

C. Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống

D. Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, mục đíchsống, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống về lối sống, cách sống.

 

Câu 2: Đâu là được coi là những điểm mạnh của một cá nhân?

A. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói

B. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ

C. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ

D. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng

Câu 3: Đâu là được coi là những điểm yếu của một cá nhân?

A. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói

B. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ

C. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ

D. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng

Câu 4: Để xác định được tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào những gì?

A. Hành vi trong cuộc sống hằng ngày

B. căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp

C. Lắng nghe nhận xét của những người thân thiết, gần gũi với bản thân

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 5: Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, chúng ta cần làm gì?

A. Đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu

B. Bình tĩnh, không nóng vội

C. Nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, với thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Điền vào chỗ trống  “Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy ........ thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.”

A. tiêu cực

B. hạn chế

C. tích cực

D. mở rộng

Câu 7: Ý nào dưới đây là tư duy tiêu cực?

A. Giấu, ghét cô giáo khi bị bị điểm kém.

B. Hòa đồng với mọi người xung quang.

C. Động viên khi bạn gặp khó khăn.

D. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.

Câu 8: Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?

A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.

B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.

C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.

D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 9: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực?

A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

Câu 10: Điền từ vào chỗ trống “Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ ............, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.”

A. hạ thấp

B. nâng cao

C. định hướng

D. tạo lập

Câu 11: Ý nào dưới đây là quan điểm sống tốt đẹp?

A. Tin tưởng vào năng lực của bản thân.

B. Không bao giờ bỏ cuộc.

C. Không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Đâu là việc cần làm để phát huy điểm mạnh “chăm chỉ” của bản thân?

A. Chăm chỉ học tập

B. Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường

C. Chăm chỉ làm việc nhà

D. Cả A, B, C

Câu 13: Ý nào dưới đây là quan điểm sống tốt đẹp?

A. Có chí thì nên

B. Thất bại là mẹ của thành công

C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 14: Đâu là việc làm để hạn chế điểm yếu “nhút nhát” của bản thân?

A. Tăng cường giao tiếp với bạn bè và mọi người

B. Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

C. Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác

D. Cả A, B

Câu 15: Đâu là việc làm để hạn chế điểm yếu “hiếu thắng” của bản thân?

A. Chăm chỉ học tập

B. Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

C. Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác

D. Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Có chí thì nên"?

A. Hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.

B. Con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.

C. Để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.

D. Việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công.

Câu 2: Chúng ta cần để một khoảng thời gian trống, dự phòng cho những việc đột xuất đối với trường hợp nào sau đây?

A. Chưa đủ năng lực thực hiện công việc

B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.

C. Chưa đủ năng lực thực hiện công việc

D. Chưa đủ các phương tiện, điều kiện hỗ trợ khác

Câu 3: Đâu không phải là người có lòng tự trọng?

A. Không trung thực, không thực hiện đúng lời hứa.

B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

C. Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ

D. Tự tin về điểm mạnh và biết điểm yếu của bản thân để hoàn thiện.

Câu 4: Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?

A. Giúp bản thân ngày càng tốt đẹp

B. Có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 5: Em đang rất muốn ăn một món ngon, nhưng đó lại là món ăn bác sĩ khuyên em không được ăn để đảm bảo sức khỏe. Lúc đó em nghĩ gì? Em sẽ quyết định như thế nào?

A. Tự yêu cầu bản thân hãy đứng lên, đi rửa bát ngay, trước sau cũng phải rửa. Tự nói “Việc nhỏ này không vượt qua thì sao làm việc lớn”.

B. Mình có thể để tối về làm tiếp và vẫn giữ lịch đã hẹn. Tự nói với bản thân: Hãy cố gắng khi còn có thể, không nên dễ đầu hàng như vậy

C. Đứng dậy, tránh xa khỏi món ăn hấp dẫn. Nghĩ đến những phiền toái do bệnh tật mang lại để quyết tâm không ăn

D. Đáp án khác

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Thất bại là mẹ thành công"?

A. Hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.

B. Con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.

C. Để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được.

A. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi

B. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

Câu 3: Hùng và Lâm học cùng một lớp, lại chơi khá thân với nhau. Lâm làm lớp trưởng còn Hùng là tổ trưởng tổ 3. Trong giờ sinh hoạt lớp, Hùng bị Lâm nhắc nhở vì có một buổi đi học muộn trong tuần. Theo em, nếu Hùng là người có tư duy tích cực, Hùng sẽ có cách giao tiếp, ứng xử như thế nào?

A. Không chơi thân với Lâm như trước nữa

B. Tức giận, trách móc Lâm

C. Vui vẻ nhận và sửa chữa khuyết điểm; không giận hay trách móc Lâm.

D. Giận hờn, rủ các bạn không chơi với Lâm nữa

Câu 4: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.

A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.

B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.

C. Nghỉ chơi với nhau.

D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.

Câu 5: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.

B. Cãi lại cha mẹ.

C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.

D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Em gái Linh đã tan học lâu rồi nhưng chưa về nhà.

A. Linh nghĩ em gái đi chơi với bạn nên không đi về nhà luôn.

B. Linh nên nghĩ em gái học bổ trợ thêm ngoài giờ nên chưa tan học.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 2: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Hôm nay, trường Minh có buổi ngoại khóa của thầy cô nên được nghỉ học.

A. Bố mẹ nghĩ Minh trốn học đi chơi.

B. Bố mẹ nên nghĩ hôm nay trường Minh thầy cô có việc bận nên được nghỉ.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

Câu 3: Huấn và Linh học cùng một lớp, lại chơi khá thân với nhau. Linh làm lớp trưởng còn Huấn là tổ trưởng tổ 3. Trong giờ sinh hoạt lớp, Huấn bị Linh nhắc nhở vì có một buổi đi học muộn trong tuần. Theo em, nếu Huấn là người có tư duy tích cực, Huấn sẽ có cách giao tiếp, ứng xử như thế nào?

A. Không chơi thân với Linh như trước nữa

B. Tức giận, trách móc Linh

C. Vui vẻ nhận và sửa chữa khuyết điểm; không giận hay trách móc Linh.

D. Giận hờn, rủ các bạn không chơi với Linh nữa

Câu 4: Đâu là cách rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực?

(1) Rèn luyện theo kế hoạch đã xây đựng để thay đổi, khắc phục những nét tính cách còn hạn chế của bản thân.

(2) Rèn luyện cách suy nghĩ (tư duy) của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

(3) Kiên trì rèn luyện hằng ngày và nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ khi gặp khó khăn.

(4) Ghi lại kết quả em đã đạt được, những khó khăn em đã gặp trong quá trình rèn luyện và những biện pháp em đã làm để vượt qua khó khăn.

A. (1)(3)(4)

B. (1)(2)(3)(4)

C. (2)(3)(4)

D. (1)(2)(4)

Câu 5: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.

B. Suy nghĩ độc lập

C. Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay