Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 4 - Thực hiện trách nhiệm với gia đình
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Thực hiện trách nhiệm với gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 4. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNHA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình?
A. Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
B. Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ
C. Tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Trách nhiệm của mỗi người đối với người thân là gì?
A. Quan tâm, yêu thương, đùm bọc người thân.
B. Tôn trọng, yêu quý.
C. Thực hiện các công việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
D. Cả A, B, C
Câu 3: Trách nhiệm cho sự phát triển của gia đình là gì?
A. Học hành chăm chỉ.
B. Tiếp nối và xây dựng những truyền thống của gia đình.
C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
D. Cả A, B đều đúng
Câu 4: Khi có chuyện vui, cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó là gì?
A. Hỏi về câu chuyện, việc làm đã đem lại niềm vui
B. Thể hiện cảm xúc vui vẻ qua lời nói và biểu cảm
C. Nói lời chúc mừng, khích lệ
D. Cả A, B, C
Câu 5: Khi có chuyện buồn, cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó là gì?
A. Hỏi về câu chuyện, việc làm đã đem lại niềm vui
B. Đặt bản thân vào vị trí của người thân để cảm thông và chia sẻ
C. Nói lời chúc mừng, khích lệ
D. Thể hiện cảm xúc vui vẻ qua lời nói và biểu cảm
Câu 6: Khi gặp vấn đề căng thẳng, khó khăn, cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó là gì?
A. Hỏi về câu chuyện, việc làm đã đem lại niềm vui
B. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục
C. Tìm cách hòa giải một cách khéo léo
D. Thể hiện cảm xúc vui vẻ qua lời nói và biểu cảm
Câu 7: Khi có mâu thuẫn, cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó là gì?
A. Động viên, khích lệ
B. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục
C. Tìm cách hòa giải một cách khéo léo
D. Hỏi thăm, động viên, an ủi,..
Câu 8: Những khó khăn thường gặp khi giao tiếp ứng xử trong gia đình là?
A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
B. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
C. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
D. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.
Câu 9: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?
A. Dọn dẹp góc học tập của mình.
B. Giúp bố mẹ chăm em.
C. Giúp bố mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 10: Hoạt động lao động nào sau đây em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình?
A. Chăm sóc em nhỏ.
B. Đưa cơm ra đồng cho bố, mẹ.
C. Nấu cơm khi bố mẹ bận.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 11: Có bạn cho rằng “Công việc nhà là việc của người lớn, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.” Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
A. Không đồng ý, vì việc nhà có thể lựa chọn làm phù hợp với lứa tuổi.
B. Đồng ý với ý kiến trên.
C. Lứa tuổi học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn.
D. Chỉ làm những việc mình thích.
Câu 12: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình?
A. Tưới cây trong vườn
B. Cho gà ăn
C. Vệ sinh nhà cửa
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 13: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?
A. Giúp mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
B. Trồng rau, nấu cơm, rửa bát, đi chợ,....
C. Thay mặt gia đình đi thăm ông bà mỗi khi bố mẹ bận,...
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 14: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?
A. Giúp bố mẹ trông cửa hàng.
B. Tưới rau trong vườn.
C. Tưới hoa giúp bố.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 15: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân?
A. Thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bố mẹ, người thân.
B. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được gia đình giao cho.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em trai Hiếu mải chơi điện tử nên quên đi học. Bố mẹ Hiếu rất tức giận về việc này khiến không khí gia đình rất căng thẳng. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì?
A. Nếu là Hiếu, em sẽ khuyên nhủ, tâm sự với em trai của mình về lỗi sai của mình, yêu cầu em trai phải xin lỗi bố mẹ và hứa với cả nhà lần sau sẽ không tái phạm nữa.
B. Em sẽ hứa với bố mẹ sẽ để ý, quan tâm trông nom đến em trai nhiều hơn.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đếu sai
Câu 2: Hoạt động nào dưới đâu thể hiện trách nhiệm với gia đình?
A. Phun thuộc trừ sâu.
B. Giao hàng đi xa.
C. Quét nhà.
D. Nghỉ học đi làm.
Câu 3: Em trai Hiếu mải chơi điện tử nên quên đi học. Bố mẹ Hiếu rất tức giận về việc này khiến không khí gia đình rất căng thẳng. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì?
A. Nếu là Hiếu, em sẽ khuyên nhủ, tâm sự với em trai của mình về lỗi sai của mình, yêu cầu em trai phải xin lỗi bố mẹ và hứa với cả nhà lần sau sẽ không tái phạm nữa.
B. Em sẽ hứa với bố mẹ sẽ để ý, quan tâm trông nom đến em trai nhiều hơn.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đếu sai
Câu 4: Bố mẹ phân công cho Liên - em của Minh rửa bát. Nhưng hôm nay, Liên có kế hoạch đi dự sinh nhật bạn. Các bạn đã đến ngồi chờ Liên cùng đi, còn Liên muốn chờ mọi người trong gia đình ăn xong để rửa bát. Nếu là Minh, em sẽ làm gì?
A. Nếu là Minh, em sẽ nói Liên đi dự sinh nhật bạn cùng với mọi người trước đi còn phần bát em sẽ chờ mọi người ăn cơm xong rồi sẽ rửa hộ cho em gái.
B. Nếu là Minh, em sẽ nói Liên chờ mọi người ăn cơm xong rồi rửa bát cùng mình vì đây là trách nhiệm đối với gia đình.
C. Cả A, B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 5: Bố mẹ Liên có sự hiểu lầm nhau nên không nói chuyện với nhau đã hai ngày khiến không khí gia đình không vui. Nếu em là Liên, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
A. Mặc kệ không quan tâm
B. Tâm sự cùng bố mẹ để cùng nhau hòa giải.
C. Theo bố và không quan tâm mẹ.
D. Theo mẹ và không quan tâm bố.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Em hãy nối các tình huống được nêu ở cột A với các cách xử lí tình huống ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Đi học về, em thấy mẹ ngồi ở góc bàn, vẻ mặt buồn vã; thấy em chào mà mẹ cũng chỉ gật đầu, không vui vẻ với em như mọi ngày. Mẹ là người ít chia sẻ, thường chịu đựng một mình. Em phải làm gì đây? | a) Tiến tới ôm lấy mẹ và hỏi han, chủ động nấu cơm cho gia đình và chia sẻ chuyện vui với mẹ, hỏi bố về chuyện của mẹ và cùng cả nhà giúp mẹ vui hơn |
2. Bố mẹ em đi công tác hai ngày, hôm nay là ngày bố mẹ về. Em muốn làm một điều gì đó để bố mẹ vui. Em sẽ làm gì? | b) Em cùng anh/ chị/ em phân công nhau dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm trong lúc bố mẹ vắng nhà và chuẩn bị bữa ăn thật ngon đón bố mẹ về. |
3. Khi mẹ chuẩn bị bữa cơm ngon cho cả nhà, em nói thế nào để làm vui lòng mẹ? | c) Ôm chầm lấy mẹ và cảm ơn mẹ vì bữa cơm ngon, luôn vui cười và kể chuyện vui, khen trực tiếp bữa cơm ngon và ăn thật nhiều |
4. Hằng ngày khi em gái của em đi học về, em nói thế nào để em giá thích thú? | d) “Em đi học võ vui không? Có muốn cùng chị đi nhảy dây không? Em có đói không? Anh mua bánh mình ăn chung nhé!” |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – c; 4- d
B. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4- c
C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4- d
D. 1 – a; 2 – c; 3 – b; 4- d
Câu 2: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì?
A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
B. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
Câu 3: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì trong trường hợp trên.
A. Mặc kệ bà để đi.
B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện.
C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.
Câu 4: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông. Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
A. Vui vẻ mua thuốc cho ông.
B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ.
C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu.
D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua.
Câu 5: Giang hứa với bạn rằng Chủ nhật tuấn tới đi chơi xa mà quên hôm đó là ngày bố mẹ tổ chức kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Theo truyền thống của gia đình thì những dịp như thế này cả nhà đều có mặt đông đủ. Theo em, Giang nên làm gì trong trường hợp trên?
A. Hoãn đi và nói rõ lí do với bạn.
B. Ở nhà và không nói gì với bạn.
C. Trốn đi khống báo bố mẹ.
D. Vẫn đi và mua quà về tặng bố mẹ sau.
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Em thấy mấy hôm nay bố mẹ có vẻ không vui, có lúc còn to tiếng với nhau về việc học tập của em trai em. Sau đó bố mẹ em không nói chuyện với nhau nũa. Em sẽ làm gì?
A. Em sẽ hỏi han tình hình học tập của em trai và dạy em học hành cẩn thận sau đó em kể việc bố mẹ cãi nhau vì việc học của em mà bảo em xin lỗi bố mẹ và hứa sẽ học hành nghiêm túc
B. Em sẽ nấu một bữa ăn thật ngon để chúc mừng mẹ. Em sẽ mua một món quà để chúc mừng mẹ.
C. Em sẽ cảm thấy rất có lỗi và em sẽ xin lỗi bố và chạy đi dọn dẹp lại nhà cửa ngay tức khắc.
D. Em sẽ cười thân thiện nói với mẹ với giọng thật vui vẻ là: “Vâng ạ! Mẹ yên tâm, con hứa, con không đi chơi điện tử đâu ạ. Mẹ tin con nhé!”
Câu 2: Mẹ em mới kết thúc một dự án và đạt kết quả xuất sắc. Mẹ chia sẻ với cả nhà về niềm vui này. Hai chị em em rất muốn chia sẻ niềm vui với mẹ bằng một việc làm bất ngờ. Em hãy đưa ra những phương án khác nhau để tạo bất ngờ và niềm vui cho mẹ
A. Em sẽ hỏi han tình hình học tập của em trai và dạy em học hành cẩn thận sau đó em kể việc bố mẹ cãi nhau vì việc học của em mà bảo em xin lỗi bố mẹ và hứa sẽ học hành nghiêm túc
B. Em sẽ nấu một bữa ăn thật ngon để chúc mừng mẹ. Em sẽ mua một món quà để chúc mừng mẹ.
C. Em sẽ cảm thấy rất có lỗi và em sẽ xin lỗi bố và chạy đi dọn dẹp lại nhà cửa ngay tức khắc.
D. Em sẽ cười thân thiện nói với mẹ với giọng thật vui vẻ là: “Vâng ạ! Mẹ yên tâm, con hứa, con không đi chơi điện tử đâu ạ. Mẹ tin con nhé!”
Câu 3: Khi bố đi làm về, em thấy bố có vẻ mệt mỏi và khó chịu. Bố nói to với em: “ Sao nhà cửa bừa bộn thế này mà không dọn dẹp đi.” Cảm xúc của em thế nào khi ở trong tình huống này và em sẽ làm gì?
A. Việc làm của bố chỉ muốn giúp góc học tập của em cho gọn gàng, sạch sẽ hơn. Em sẽ cảm ơn bố vì bố đã dọn dẹp cho em và em sẽ hứa với bố lần sau em sẽ gọn gàng ngăn nắp hơn.
B. Em sẽ nấu một bữa ăn thật ngon để chúc mừng bố. Em sẽ mua một món quà để chúc mừng bố.
C. Em sẽ cảm thấy rất có lỗi và em sẽ xin lỗi bố và chạy đi dọn dẹp lại nhà cửa ngay tức khắc.
D. Em sẽ cười thân thiện nói với mẹ với giọng thật vui vẻ là: “Vâng ạ! Mẹ yên tâm, con hứa, con không đi chơi điện tử đâu ạ. Mẹ tin con nhé!”
Câu 4: Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ trả lời mẹ như thế nào để thể hiện thái độ và lời nói phù hợp?
A. Việc làm của bố chỉ muốn giúp góc học tập của em cho gọn gàng, sạch sẽ hơn. Em sẽ cảm ơn bố vì bố đã dọn dẹp cho em và em sẽ hứa với bố lần sau em sẽ gọn gàng ngăn nắp hơn.
B. Em sẽ nấu một bữa ăn thật ngon để chúc mừng bố. Em sẽ mua một món quà để chúc mừng bố.
C. Em sẽ cảm thấy rất có lỗi và em sẽ xin lỗi bố và chạy đi dọn dẹp lại nhà cửa ngay tức khắc.
D. Em sẽ cười thân thiện nói với mẹ với giọng thật vui vẻ là: “Vâng ạ! Mẹ yên tâm, con hứa, con không đi chơi điện tử đâu ạ. Mẹ tin con nhé!”
Câu 5: Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ trả lời bố như thế nào để thể hiện thái độ và lời nói phù hợp?
A. Việc làm của bố chỉ muốn giúp góc học tập của em cho gọn gàng, sạch sẽ hơn. Em sẽ cảm ơn bố vì bố đã dọn dẹp cho em và em sẽ hứa với bố lần sau em sẽ gọn gàng ngăn nắp hơn.
B. Em sẽ nấu một bữa ăn thật ngon để chúc mừng bố. Em sẽ mua một món quà để chúc mừng bố.
C. Em sẽ cảm thấy rất có lỗi và em sẽ xin lỗi bố và chạy đi dọn dẹp lại nhà cửa ngay tức khắc.
D. Em sẽ cười thân thiện nói với mẹ với giọng thật vui vẻ là: “Vâng ạ! Mẹ yên tâm, con hứa, con không đi chơi điện tử đâu ạ. Mẹ tin con nhé!”