Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 3 - Giữ gìn truyền thống nhà trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Giữ gìn truyền thống nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3. GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?

A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.

B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.

C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

Câu 2: Tại sao phải có thiết lập những quy định trong nội quy của trường, lớp và cộng đồng?

A. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.

B. Nhằm giúp giáo viên học sinh dựa vào đó để thực hiện, nhằm mang lại một môi trường quy củ, có nề nếp…

C. Vì sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật giữ được nhân phẩm của con người, không phạm vào các lỗi cơ bản của pháp luật nhà nước.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?

A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động

B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường

C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 4: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?

A. không đi học đầy đủ

B. tích cực tham gia các hoạt động

C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động

D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 5: Phòng truyền thống nhà trường là?

A. Nơi lưu giữ rất nhiều những thành tích, những huân huy chương của cá nhân và tập thể của cá nhân và nhà trường.

B. Nơi  lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu các hoạt động của nhà trường

C. Nơi tái hiện và lưu giữ lịch sử của nhà trường

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 6: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ

A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống

B. không tham gia khi phát động phong trào.

C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học

D. im lặng, không có ý kiến gì.

Câu 7: Ý nào dưới đây là nội quy thường có của các lớp học?

A. Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần.

B. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.

C. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 8: Hành động nào sau đây là không nên?

A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.

B. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

C. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.

D. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

Câu 9: Ý nào dưới đây là biện pháp phù hợp cho tập thể lớp trong việc thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng?

A. Xây dựng tiêu chí thi đua.

B. Học tập còn chưa tập trung.

C. Tích cực tham gia hoạt động được giao.

D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 10: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường

B. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.

C. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.

D. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

Câu 11: Ý nào dưới đây là quy định về trang phục khi ở trường?

A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.

B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.

C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 12: Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?

A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.

B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.

C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 13: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?

A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.

B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.

C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 14: Ý nào dưới đây là quy định của cộng đồng nơi em sống?

A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.

B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.

C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 15: Hoạt động nào sau đây góp phần phát huy truyền thống hiểu học và phát triển văn hóa đọc?

A. Thực hiện những việc làm giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học

B. Tham gia phong trào đọc sách do Đoàn Thanh niên nhà trường phát động

C. Học tập hướng nghiệp – trải nghiệm tại làng nghề

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Em sắp xếp các quy định ở cột A sao cho phù hợp với cột  B

Cột A

1. Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo

2. Học và làm bài đầy đủ

3. Mặc trang phục theo quy định của trường

4. Có ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp

5. Tôn trọng, bảo vệ tài sản chung

6. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng

Cột B

a) Nội quy của trường, lớp

b) Quy định chung của công cộng

A. 1 – a; 2 – a; 3 – a; 4 – b; 5 – a;  6 - b

B. 1 – a; 2 – b; 3 – a; 4 – b; 5 – a;  6 – b

C. 1 – a; 2 – a; 3 – a; 4 – a; 5 – b;  6 - b

D. 1 – a; 2 – a; 3 – b; 4 – b; 5 – a;  6 - b

Câu 2: Đâu là biện pháp chung của lớp nhằm thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng?

A. Theo dõi việc thực hiện của từng cá nhân.

B. Xây dựng tiêu chí thi đua.

C. Giúp đỡ những bạn gặp khó khăn khách quan

D. Cả A, B, C

Câu 3: Đâu là biện pháp của từng cá nhân nhằm thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng?

A. Luôn ý thức thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng là tự trọng và tôn trọng những người xung quanh.

B. Xây dựng tiêu chí thi đua.

C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

D. Cả A và C

Câu 4: Những quy định nào sau đây trong nội quy của trường, lớp?

(1) Quy tắc giao tiếp, ứng xử

(2) Quy định trong học tập

(3) Quy định về trang phục

(4) Quy định về thái độ tham gia hoạt động chung

(5) Quy định về bảo vệ tài sản và môi trường

(6) Quy định về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng

(7) Quy định về trách nhiệm tham gia hoạt động, phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng

A. (1) (2) (3) (4) (6) (7)

B. (1) (2) (3) (4) (5)

C. (2) (3) (4) (5)

D. (3) (4) (5) (6)

Câu 5: K và H chơi thân với nhau, K luôn chỉn chu, H thì luộm thuộm. Các bạn trong lớp thường trêu chọc hai bạn luôn khác nhau mà lại chơi được với nhau. H nghe thấy vậy tỏ ra ngại ngùng. Nếu là K em ứng xử thế nào?

A. Nếu là K, em sẽ giải thích cho các bạn hiểu và không còn thái độ, lời nói coi thường bạn H

B. Nếu là K. em có thể giúp H ăn mặc gọn gàng hơn và nói với bạn không cần tự tin hay ngại ngùng, sống là chính mình.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Em hãy nối các tình huống được nêu ở cột A với các cách xử lí tình huống ở cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Thầy giáo nhắc nhở H về việc ham chơi trò chơi điện tử nên kết quả học tập sa sút, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp

a) Có thể gặp cô để trao đổi về ý kiến riêng của mình. Cần có thái độ lễ phép và thừa nhận những điều mình làm sai.

2. Trong giờ sinh hoạt lớp, cô giáo chủ nhiệm phê bình X, chưa có trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của lớp X cho rằng điều cô phê bình mình chưa hoàn toàn là đúng

b) Cần thay đổi thái độ học tập theo lời thầy để không làm ảnh hưởng tới thi đua của lớp.

3. Hôm nya thầy dạy môn Vật lí bước vào lớp với khuôn mặt mệt mỏi, nhưng vẫn cố gắng giảng bài. Bỗng dưng thầy ngồi xuống bàn và hai tay ôm đầu

c) Lớp cần quan tâm và hỏi thăm sức khỏe thầy, hỗ trợ thầy nghỉ ngơi.

A. 1 – b; 2 – c; 3 – a

B.  1 – b; 2 – a; 3 – c

C. 1 – b; 2 – a; 3 – c

D. 1 – a; 2 – b; 3 – c

Câu 2: Hành vi nào sau đây là cách ứng xử lễ phép, tôn trọng, biết ơn thầy, cô giáo trong học tập, hoạt động ở lớp, ở trường?

A. Lắng nghe tích cực khi thầy cô giảng bài cũng như khi thầy cô quan tâm, chia sẻ, nhắc nhở.

B. Chủ động nói lời cảm ơn chân thành sự giúp đỡ, quan tâm của thầy cô; xin lỗi với thái độ cầu thị khi mắc khuyết điểm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Những lời nói, hành vi ứng xử lễ phép, tôn trọng, biết ơn thầy cô trong học tập, hoạt động ở lớp, ở trường?

A. Tham gia các hoạt động phòng trào thể hiện sự tri ân đối với thầy cô (biểu diễn văn nghệ, thể thao, báo tường, viết về thầy cô,...)

B. Nói lời biết ơn; thể hiện sự biết ơn bằng thành tích học tập, rèn luyện của mình.

C. Quan tâm, động viên và hỏi thăm sức khỏe của thầy, cô, đặc biệt là các thầy, cô giáo cũ.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Việc làm nào sau đây góp phần phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”?

A. Viết thư hỏi thăm thầy, cô giáo cũ.

B. Về thăm trường, thăm thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11

C. Làm những điều tốt đẹp, thi đua học tập tốt để báo đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Linh không những hát hay mà còn học giỏi nên được nhiều bạn trong lớp yêu mến. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn nói xấu Linh khiến Linh rất buồn và không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, lớp.

A. Các bạn

B. Linh

C. Không ai

D. Tuấn

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Hiển nhút nhát và ngại tham gia các hoạt động chung. Ngày mai, cả lớp sẽ tham gia hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh” Hiền nói với chị gái sẽ lấy lí do ốm để ở nhà.

Nếu là chị gái của Hiển, em sẽ khuyên bạn điều gì?

A. Nếu là chị gái của Hiển, em sẽ khuyên nhủ, khuyến khích em gái nên thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân, tham gia nhiều hoạt động để trở nên mạnh dạn, tự tin hơn và có thêm nhiều người bạn mới, mối quan hệ mới. .

B. Nếu là chị gái của Hiển, em sẽ nói cho Hiến nghe những điều thú vị, mới lạ của các hoạt động chung và lợi ích khi Hiến tham gia chúng

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Vì bận đột xuất nên cô giáo để lớp tự quản giờ Ngữ văn và giao nhiệm vụ thảo luận cho trưởng nhóm. Trong lúc nhóm thảo luận, Mạnh ngồi làm việc riêng, khi bạn trưởng nhóm nhắc, Mạnh khó chịu đáp lại

Đó không phải việc của bạn!

Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ làm gì?

A. Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ cảnh cáo Mạnh vì thái độ học tập và làm việc nhóm của bạn không tốt

B. Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ không làm gì để tránh gây bất hòa với Mạnh

C. Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ giải thích cho Mạnh hiểu làm việc nhóm là việc các thành viên trong nhóm cùng đóng góp ý kiến, suy nghĩ của bản thân về một bài tập hoặc một nhiệm vụ thảo luận mà giáo viên giao cho.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ

A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống

B. không tham gia khi phát động phong trào.

C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học

D. im lặng, không có ý kiến gì.

Câu 4: Đâu là những biểu hiện của ứng xử tự tin, thân thiện trong giao tiếp?

a. Trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể

b. Bình tĩnh và nhìn vào mắt người giao tiếp.

c. Thái độ vui vẻ, hoà đồng, chân thành, cởi mở.

đ. Lời nói nhẹ nhàng, trong sáng.

e. Cao giọng để đối phương nghe rõ.

g. Lắng nghe và đồng cảm với người giao tiếp.

h. Giao tiếp thoải mái, tự nhiên, đứng thẳng và hướng mắt về đối tượng.

i. Chủ động ngắt câu chuyện khi không muốn nghe.

A. a, b, c, đ, e

B. b, c, đ, e, g

C. b, c, đ, g, h, i

D. a, b, c, đ, g, h

Câu 5: Em hãy sắp xếp các bước để rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện?

(2) Tìm hiểu chủ đề tranh biện

(1) Xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng

(4) Xây dựng chiến lược tranh biện

(3) Thuyết trình

(5) Phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược vấn đề, phản biện vấn đề

(6) Trả lời câu hỏi chất vấn

A. (1)(2)(4)(3)(5)(6)

B. (2)(1)(3)(4)(5)(6)

C. (2)(1)(4)(3)(6)(5)

D. (2)(1)(4)(3)(5)(6)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay