Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Bài 16: công cuộc xây dựng đất nước thời trần (1226 – 1400)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: công cuộc xây dựng đất nước thời trần (1226 – 1400). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV
BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 – 1400)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Vị vua Lý nào nhường ngôi cho Trần Cảnh, mở ra triều đại nhà Trần?
A. Lý Anh Tông.
B. Lý Cao Tông.
C. Lý Chiêu Hoàng.
D. Lý Huệ Tông.
Câu 2: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.
B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh.
C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp.
D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý
Câu 3: Điểm giống nhau về tổ chức quân đội thời Lý với thời Trần là:
A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
C. Xây dựng theo hướng “đông đảo, tinh nhuệ”.
D. Xây dựng theo hướng “cốt tinh nhuệ, không cốt đồng”.
Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng những chủ trương, biện pháp để phục hồi và phát triển kinh tế của nhà Trần?
A. Tích cực khai hoang, giảm tô thuế cho nhân dân.
B. Đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
C. Lập điền trang.
D. Cày ruộng tịch điền.
Câu 5: Các chức quan trông coi về nông nghiệp thời Trần là
A. Thái y viện, Quốc sử viện.
B. Hà đê sử, Khuyến nông sứ.
C. Đồn điền sứ, Hà đê sử, Khuyến nông sứ.
D. Khuyến nông sử, Tôn nhân phủ.
Câu 6: Địa danh nào thời Trần trở thành nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân nước ngoài đến trao đổi hàng hoá?
A. Thăng Long.
B. Chương Dương.
C. Vân Đồn.
D. Phố Hiến.
Câu 7: Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là:
A. Nông dân.
B. Thợ thủ công.
C. Thương nhân.
D. Nông nô, nô tì.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Trần đối với giáo dục?
A. Quốc Tử Giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại.
B. Nhiều trường tư được khuyến khích thành lập.
C. Các kì thi Nho học được tổ chức quy củ.
D. Dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần?
A. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột.
B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ.
D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương.
Câu 2: Công trình “Khu lăng mộ các vua Trần” được xây dựng ở đâu?
A. Quảng Ninh
B. Nam Định
C. Thanh Hoá
D. Hà Nội
Câu 3: Đâu là một tác phẩm văn học thời Trần?
A. Đại cáo bình Ngô
B. Quốc Âm thi tập
C. Bạch Đằng giang phú
D. Dục Thuý sơn
Câu 4: Tôn giáo nào được coi trọng ở thời Trần?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Triều Trần tồn tại được:
A. Gần 100 năm
B. Gần 200 năm
C. Gần 300 năm
D. Gần 400 năm
Câu 6: Chủ trương “binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” có nghĩa là:
A. Quan trọng là số lượng binh lính, không quan trọng chất lượng.
B. Quan trọng chất lượng binh lính, không quan trọng số lượng.
C. Cả chất lượng và số lượng binh lính đều quan trọng.
D. Không xem trọng chất lượng và số lượng.
Câu 7: “Tướng võ quan hầu đều biết chữ. Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ” là nhận xét của ai khi nói về tình hình văn hoá nước ta thời Trần?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Chu Văn An
C. Phạm Ngũ Lão
D. Trần Nguyên Đán
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hoá?
A. Hình thành các công trường thủ công.
B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.
C. Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề thủ công.
D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Câu 2: Vì sao văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc?
A. Do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.
B. Do đất nước liên tục phải đương đầu và giành chiến thắng trước các cuộc xâm lược của kẻ thù.
C. Do nền văn hoá dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh.
D. Do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
A. Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Trần được hoàn thiện hơn thời Lý.
B. Các vua Trần sau khi nhường ngôi cho con, xưng Thái Thượng hoàng và không tham gia vào việc quản lí đất nước.
C. Nhà Trần chia cả nước thành 12 lộ, phủ. Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các vị trí trọng yếu
D. Nhà Trần tăng cường quản lí các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và miễn biên viễn.
Câu 4: Ai là người có công lớn nhất trong việc sáng lập triều Trần?
A. Trần Cảnh
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Khánh Dư
D. Trần Quốc Tuấn
Câu 5: Điểm độc đáo trong bộ máy nhà nước thời Trần là:
A. Các vua lên ngôi khi còn nhỏ tuổi.
B. Các chức vụ quan trọng trong triều đều do những người đỗ đạt nắm giữ.
C. Các vua Trần thường nhường ngôi sớm, xưng là Thái thượng hoàng, hỗ trợ vua (con) trị nước.
D. Nhiều cơ quan và chức quan mới được lập ra.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về đặc điểm của các tầng lớp xã hội triều Trần?
A. Tầng lớp quý tộc: có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy chính quyền.
B. Địa chủ: có nhiều ruộng đất, cho nông dân lĩnh canh ruộng đất để cày cấy và nộp thuế.
C. Nhân dân lao động: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội (nông dân được tự do sử dụng đất, nhờ đó năng suất cải thiện đáng kể, những người làm ngành nghề khác cũng bỏ nghề để chuyển sang làm nông).
D. Nông nô, nô tì: số lượng đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Quốc Tử Giám ở thời Trần là nơi đào tạo nhân tài lớn và có trình độ học thuật bậc nhất trong cả nước, ưu tiên những người học giỏi, bất kể là thường dân hay vua chúa.
B. Một số bộ sử lớn được biên soạn dưới thời Trần là: Đại Việt sử ký, Việt sử lược, Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí,…
C. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm quân sự của Trần Quốc Tuấn
D. Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng nhất thời Trần, chuyên nghiên cứu và viết sách về y học.