Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 8_văn bản 1_bản sắc là hành trang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 1_bản sắc là hành trang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

VĂN BẢN 1: BẢN SẮC LÀ HÀNH TRANG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đâu là thể loại của văn bản “Bản sắc là hành trang”?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Nghị luận về một tư tưởng

D. Nghị luận về một quan điểm.

Câu 2: Đâu không phải một biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả đưa ra trong văn bản?

A. Tiếng Việt

B. Hoa văn long phi phụng vũ

C. Trống đồng

D. Tượng chùa Tây Phương

Câu 3: Đâu là một biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả đưa ra trong văn bản?

A. Kho tàng nhạc rap

B. Kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Truyện Kiều

C. Hệ thống giá trị ngoại lai, trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình

D. Hào khí Thăng Long

Câu 4: “Chiếc xe Lexus” được đề cấp đến là đại diện cho điều gì?

A. Sự hiện đại và toàn cầu hoá

B. Sự truyền thống và bảo tồn

C. Sự cao cấp, tinh tế

D. Thước đo về sự giàu sang và trí tuệ

Câu 5: “Cây olive” được đề cấp đến là đại diện cho điều gì?

A. Sự hiện đại và toàn cầu hoá

B. Bản sắc và truyền thống

C. Sự trang nhã và thần bí

D. Thước đo về sự giàu sang và các ăn uống sành điệu

Câu 6: Tỉ lệ các con số ở đoạn đầu phần (2) nói lên điều gì?

A. Dân số Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn trong dân số toàn thế giới.

B. Dân số của Việt Nam chỉ là một phần nhỏ bé của dân số toàn thế giới.

C. Tỉ lệ toàn cầu hoá có thể xảy ra ở Việt Nam.

D. Khả năng mà văn hoá Việt Nam có thể bị xoá mờ.

Câu 7: Văn bản “Bản sắc là hành trang” được trích từ cuốn sách nào?

A. Những nghịch lí của thời gian

B. Những phạm trù văn hoá

C. Cơ sở văn hoá Việt Nam

D. Giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận?

A. Tìm hiểu thông tin về đời tư của tác giả để vận dụng vào đọc hiểu văn bản

B. Đọc kĩ văn bản, nhận diện luận đề và hệ thống luận điểm trong bài viết

C. Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết

D. Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân người đọc

Câu 2: Ý nghĩa của nhan đề “Bản sắc là hành trang” là gì?

A. Nhan đề muốn khẳng định bản ngã của con người chính là thứ đưa chúng ta vào cuộc đời, nếu muốn thay đổi cuộc đời thì phải thay đổi bản ngã.

B. Nhan đề muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của bản sắc dân tộc, cái vốn là hành trang của những bậc tiền nhân đã gây dựng nên nước nhà của chúng ta.

C. Nhan đề muốn đề cập đến những nét đặc thù, đặc sắc làm nên diện mạo, giá trị riêng của cộng đồng, dân tộc, và đây chính là những điều phải mang theo trong hiện tại và tương lai.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những nét đặc trưng về:

A. Niềm tự hào dân tộc và sự chính trực

B. Quan điểm của người nước ngoài đối với lịch sử dân tộc.

C. Điểm cốt lõi trong cách mà người Việt đi qua năm tháng.

D. Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc ta

Câu 4: Ta có thể nêu thêm biểu hiện nào bản sắc dân tộc Việt Nam mà tác giả chưa đề cập đến?

A. Tục ăn trầu - cưới hỏi

B. Các lễ hội dân gian

C. Chùa Một Cột

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Theo tác giả, “chiếc xe Lexus” và “cây olive” có mối quan hệ như thế nào?

A. Chẳng có liên quan gì đến nhau.

B. Xung đột, triệt tiêu lẫn nhau.

C. Tương hỗ, nương tựa vào nhau để cùng phát triển.

D. Liên kết về mặt vật chất và tinh thần.

Câu 6: Mục đích của văn bản là gì?

A. Bàn về những câu chuyện liên quan đến việc văn hoá của một tộc người bị bào mòn bởi tính toàn cầu.

B. Nêu ra cái hay của cuốn sách “The Lexus & the Olive tree”.

C. Bàn về tình trạng văn hoá Việt Nam đang bị hoà tan và giải pháp.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong phần (2) của văn bản, ví dụ sau được tác giả nêu ra để khẳng định điều gì?

Ví dụ: Phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hoá của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy...

(1) Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam

(2) Bản sắc là một lợi thế cạnh tranh

(3) Bản sắc làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta

(4) Bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn

(5) Bản sắc văn hoá của Hà Nội tượng trưng cho văn hóa của người Việt

(6) Bản sắc văn hoá còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ

Hãy chọn phương án nêu đúng và đầy đủ nhất.

A. (1), (2), (5)

B. (2), (3), (6)

C. (2), (4), (6)

D. (3), (4), (5)

Câu 2: Tác giả đưa ra bằng chứng gì cho ý kiến việc việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng giống như mối quan hệ giữa “chiếc xe Lexus” và “cây olive”?

A. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt.

B. Có vẻ như toàn cầu hoá đang áp đặt vô số chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,…

C. Tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm. Cái chung nhiều thêm lên thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ta có thể nhận xét gì về ý kiến việc việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng giống như mối quan hệ giữa “chiếc xe Lexus” và “cây olive”?

A. Ý kiến này chưa phản ánh đúng được thực trạng vấn đề suy thoái giá trị truyền thống của nước ta hiện nay.

B. Ý kiến này rất mới mẻ, hiện đại, cần được vận dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

C. Ý kiến này mang màu sắc khoa học, dựa trên những phát hiện khoa học của thời đại, nhờ đó mà có tính chuẩn xác cao.

D. Cả B và C.

Câu 4: Tác giả thể hiện thái độ gì ở đoạn “... tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật.”?

A. Băn khoăn, lo lắng

B. Tự hào vể bản sắc dân tộc không bị bào mòn

C. Nghiêm nghị

D. Khoan dung, nhân từ

Câu 5: Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn “Bản sắc thậm chí là một lợi thế cạnh tranh. Bởi vì bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn. Ví dụ, phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hoá của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy...” hay “Bản sắc văn hoá còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ của chúng ta. Nhờ đó, chúng cũng trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng cả trong nước, lẫn ngoài nước”?

A. Kiêu hãnh, tự hào

B. Khiêm tốn

C. Lạnh nhạt, bất hợp tác

D. Tin tưởng, lạc quan

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đoạn nào sau đây thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát của tác giả?

A. “Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển.

B. “Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.”

C. “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta”

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải một ý chính mà tác giả đưa ra trong phần (2)?

A. Bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta.

B. Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới

C. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc không nhất thiết triệt tiêu lẫn nhau mà có thể bổ sung cho nhau.

D. Bản sắc dân tộc cần phải được bảo vệ thông qua sự nhận thức, giáo dục đa dạng cho học sinh, sinh viên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay