Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 8_văn bản 2_gió thanh lay động cành cô trúc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 2_gió thanh lay động cành cô trúc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

VĂN BẢN 2: GIÓ THANH LAY ĐỘNG CÀNH CÔ TRÚC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Gió thanh lay động cành cô trúc”?

A. Nguyễn Khuyến

B. Chu Văn Sơn

C. Tố Hữu

D. Xuân Diệu

Câu 2: Văn bản “Gió thanh lay động cành cô trúc” được trích ra từ cuốn sách nào?

A. Bàn về thơ Nguyễn Khuyến

B. Thơ, điệu hồn và cấu trúc

C. Tuyển tập Chu Văn Sơn

D. Thơ thu

Câu 3: Đâu là thể loại của văn bản?

A. Tự sự

B. Nghị luận xã hội

C. Nghị luận văn học

D. Phân tích, biểu cảm.

Câu 4: Hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả trong văn bản?

A. Các luận điểm rõ ràng

B. Lí lẽ và chứng cứ thực tế, thuyết phục

C. Gợi cảm xúc cho người đọc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ở phần (1), tác giả nhắc đến chùm thơ nào?

A. Thơ thu

B. Thơ Nguyễn Khuyến

C. Thơ tình

D. Thơ Xuân Diệu

Câu 6: Hãy chỉ ra từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần (4)?

A. Ảo giác

B. Huyền hồ

C. Tiếng ngỗng

D. Cảm xúc

Câu 7: Từ nào có tác dụng kết nối ý của phần (5) với các phần trước đó?

A. Cuối cùng

B. Nỗi niềm

C. Làm nên

D. Làm sao.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Văn bản “Gió thanh lay động cành cô trúc” chủ yếu viết về:

A. Bài thơ “Thu điếu”

B. Bài thơ “Thu ẩm”

C. Bài thơ “Thu vịnh”

D. Chùm thơ thu

Câu 2: Câu văn: “Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng” là......................... của bài viết “Gió thanh lay động cành cô trúc”.

A. Luận đề

B. Luận điểm

C. Lí lẽ

D. Dẫn chứng

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu văn sau: “Chữ "năm ngoái” (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ “y cựu” (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ.”?

A. Hoán dụ

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá

D. So sánh

Câu 4: Hãy chỉ ra cách thức triển khai lập luận trong văn bản này?

A. Đưa ra quan điểm sau đó đánh giá khách quan về các phần của bài thơ để chứng minh cho luận đề.

B. Triển khai các luận điểm đi từ tổng quan vấn đề đến những nội dung chi tiết của bài thơ “Thu vịnh”.

C. Phân tích một bài thơ có tính điển hình để chứng minh quan điểm qua các cặp câu “đề, thực, luận, kết” của bài thơ đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho đoạn văn:

“Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”

Đoạn văn trên cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn học?

A. Tác giả đã sử dụng những kiến thức về Mĩ thuật học.

B. Tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn những kiến thức về thiên nhiên và đời sống con người trong lịch sử dân tộc.

C. Tác giả đã kết hợp kiến thức về hội hoạ với những hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Mục đích của văn bản là gì?

A. Chứng minh nhà thơ Nguyễn Khuyến như một cây “cô trúc” thanh cao.

B. Chứng minh bài thơ “Thu Vịnh” là một bài thơ hay, đặc sắc.

C. Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Thu Vịnh”.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Em hiểu nhan đề “Gió thanh lay động cành cô trúc” thế nào?

A. Đây là một câu thơ trong bài thơ “Nhân tặng nhục” của Nguyễn Khuyến, một bài thơ có liên quan chặt chẽ đến bài thơ “Thu vịnh” được bàn luận đến trong văn bản.

B. Đây là quan điểm chính mà tác giả muốn chứng minh, đó là tâm hồn, là con người, là cách làm thơ của Nguyễn Khuyến.

C. Nhan đề có nghĩa là gió mát làm cành trúc đơn côi lay động.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng. Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản ra sao?

A. Những phân tích về bài thơ “Thu vịnh” của tác giả một phần hướng tới việc chứng minh cho nội dung này.

B. Tác giả đã đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh một cách thấu đáo cho nội dung này.

C. Nội dung này được tác giả phác thảo dựa trên quan điểm của cá nhân để thấy được sự vượt trội của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về thơ thu.

D. Cả A và C.

Câu 3: Dựa vào câu trả lời ở câu 2 phần Vận dụng. Đâu là một câu văn trong văn bản cho thấy sự triển khai ý này?

A. Bức tranh thu thanh đạm cứ hạ dần độ cao.

B. Nước và trời soi chiếu qua cảm quan của thi sĩ.

C. Giờ đây, qua thời gian, nó lại troi về Yên Đổ, đậu lên cái chù hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng.

D. Thi sĩ đã dùng cái động gần để gợi cái tĩnh xa trong bao la của thinh không.

Câu 4: Ở đoạn văn cuối cùng của văn bản, tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào?

A. Câu hỏi tu từ

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định

Câu 5: Dựa vào câu trả lời ở câu 4 phần Vận dụng. Kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện sắc thái cảm xúc của người viết?

A. Nhằm tìm kiếm câu trả lời từ nội dung bài thơ hay đặt ra cho người đọc câu hỏi suy ngẫm để từ đó đi tìm đáp án.

B. Tập trung thể hiện những suy cảm, luận giải của người viết về ý nghĩa của bài thơ và tiêu đề bài viết, cho thấy sự thấu cảm của mình với những tâm tư sâu kín khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến

C. Làm cho việc thể hiện sắc thái cảm xúc của người viết trở nên đậm đà, đảm bảo được tính chất nghị luận trong một văn bản bàn luận về một chủ đề khó nói thành lời như thơ ca Nguyễn Khuyến.

D. Cả B và C.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận nào?

A. Giải thích, phân tích

B. Bình luận, đưa ra bằng chứng

C. Đánh giá, phân tích, tìm hiểu

D. Phân tích, bình luận

Câu 2: Cho đoạn phân tích sau:

Ở phần 2, tác giả đã lần lượt phân tích từng câu thơ, trong từng câu, lại phân tích, cắt nghĩa từng từ ngữ, hình ảnh: “Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mây từng cao”. Chữ “xanh ngắt” gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó... của thinh không.”. Từ kết quả phân tích, cắt nghĩa, người viết đã đưa ra những bình luận, đánh giá của mình: “Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn “gió thanh” từng làm xao động thân “cô trúc” của Nguyễn Khuyến đây chăng?”

Đoạn phân tích trên sai ở điểm nào?

A. Trích dẫn không đúng.

B. Ở câu thứ hai, đúng phải là “Từ kết quả lập luận, tác giả đã đưa ra được những phân tích của mình”

C. Tác giả không đề cập được những điểm quan trọng khi áp dụng thể văn nghị luận.

D. Đoạn phân tích không sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay