Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Sinh học Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Đài nguyên.
B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá kim.
D. Thảo nguyên.
Câu 2: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua
A. chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.
B. lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái.
C. nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng.
D. chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng.
Câu 3: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường đới ôn hoà?
A. Rừng lá rộng.
B. Rừng lá kim.
C. Xavan.
D. Thảo nguyên.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?
A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
A. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.
C. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
D. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
Câu 6: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Rừng xích đạo.
B. Xavan.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 7: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
A. Đài nguyên.
B. Bán hoang mạc.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng hỗn hợp.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?
A. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
B. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
C. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.
Câu 9: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là
A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
B. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng
C. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
D. Cả 3 biện pháp nêu trên
Câu 10: Hoạt động nào thải ra các chất thải rắn không được xử lí, gây ô nhiễm môi trường?
A. Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người
B. Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
C. Hoạt động y tế và sinh hoạt hằng ngày của con
D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người
Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là
A. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
B. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
C. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể
Câu 12: Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào sau đây?
A. Phát triển dân số một cách hợp lí
B. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm; cải tạo giống vật nuôi, cây trồng để cho năng suất cao
D. Cả A, B và C
Câu 13: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?
A. Các hệ sinh thái thảo nguyên
B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
C. Các hệ sinh thái hoang mạc
D. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)
Câu 14: Sinh vật ăn thịt là
A. Con bò
B. Con cừu
C. Con thỏ
D. Cây nắp ấm
Câu 15: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?
A. Nấm và vi khuẩn
B. Thực vật
C. Động vật ăn thực vật
D. Các động vật kí sinh
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về lưới thức ăn?
a) Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
b) Sinh vật phân giải là các sinh vật tự dưỡng.
c) Sinh vật sản xuất là các sinh vật dị dưỡng.
d) Một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau, tạo thành một lưới thức ăn.
Câu 2: Cân bằng tự nhiên bị phá vỡ do núi lửa, động đất,… vì vậy chúng ta cần có những biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên?
a) Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bền vững giúp duy trì cân bằng tự nhiên.
b) Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ cân bằng tự nhiên.
c) Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm không liên quan đến việc duy trì cân bằng tự nhiên.
d) Chỉ cần bảo vệ các khu rừng nguyên sinh là đủ để duy trì cân bằng tự nhiên.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................