Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 17: ngưỡng cửa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: ngưỡng cửa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
TUẦN 10
BÀI 17: NGƯỠNG CỬA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Ngưỡng cửa”?
A. Vũ Quần Phương
B. Lương Ngọc An
C. Hoàng Ngọc Phách
D. Vũ Đình Liên
Câu 2: Từ “ngưỡng cửa” hiểu theo nghĩa ban đầu là gì?
A. Cái ngưỡng ở cửa.
B. Thanh dưới của khung cửa ra vào.
C. Thời kì thịnh thế
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì?
A. Gia đình
B. Tổ ẩm
C. Nhà
D. Ngưỡng cửa
Câu 4: Theo khổ thơ đầu, câu nào sau đây là đúng?
A. Chẳng ai biết nhà là gì cả
B. Chẳng ai biết nơi ấy là nơi nào cả
C. Ngưỡng cửa thì có người quen, người không
D. Ai cũng quen thuộc với ngưỡng cửa ngay từ thời còn bé
Câu 5: “Nơi ấy” đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ?
A. Bà, mẹ dắt vòng đi men.
B. Bạn bè đến chơi
C. Lần đầu tiên đến lớp.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Không khí ở “nơi ấy” như thế nào khi có bạn bè lui tới?
A. Thường hay nhộn nhịp.
B. Thường lúc nào cũng vui.
C. Thường lúc nào cũng buồn.
D. Thường hay có những tình huống buồn cười.
Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng về mẹ của tác giả qua khổ cuối?
A. Mẹ cầm cầm đèn đi ra sân ngắm trăng.
B. Mẹ ở ngoài sân để trông cho tác giả ngủ.
C. Mẹ vẫn có công việc trong đêm khuya.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Từ “ngưỡng cửa” có nghĩa là gì nếu hiểu theo nghĩa chuyển?
A. Bước vào một hành trình mới
B. Lúc kết thúc của một quá trình
C. Ngôi nhà
D. Cánh cửa
Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về bố mẹ của tác giả trong bài thơ?
A. Bố mẹ khi đi qua “nơi ấy” có đôi lúc vội vàng.
B. Bố mẹ lúc nào đi qua ngưỡng cửa cũng vội vàng.
C. Bố mẹ hay vấp ngã khi đi qua ngưỡng cửa.
D. Bố mẹ đã từng hẹn hò ở “nơi ấy”.
Câu 3: Có thể đưa ra nhận xét từ hai câu thơ sau:
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
A. Tác giả rất chú ý đến bố mẹ của mình.
B. Bố mẹ của tác giả tất bật, thường xuyên có công việc, ít rảnh rỗi.
C. Bố mẹ của tác giả nhanh nhẹn.
D. Cả A và B.
Câu 4: Đâu là cách hiểu đúng về hai câu thơ sau:
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ.
A. Ngôi sao khuya xuất hiện trong giấc mơ của tác giả.
B. Trong giấc ngủ, tác giả nhìn thấy ngôi sao khuya đang soi vào mình ở chỗ ngưỡng cửa.
C. Ánh sáng của ngôi sao ban đêm đi qua ngưỡng cửa chiếu vào giấc ngủ của tác giả.
D. Ánh sáng của ngôi sao khuya khi đi qua ngưỡng cửa đã biến hoá thành luồng ma thuật kì ảo.
Câu 5: Tên của sự vật nào sau đây có vần “iêu”?
A.
B.
C .
D.
Câu 6: Tên của sự vật nào sau đây có vần “en”?
A.
B.
C .
D.
Câu 7: Câu chuyện “Sự tích nhà sàn” (tr.84) kể về gì?
A. Kể về chuyện một người dân được rùa thần chỉ cách để làm được một ngôi nhà kiên cố, không sợ mưa gió, thú rừng.
B. Kể về chuyện một người dân bản cứu một con rùa và được trả ơn.
C. Kể về một câu chuyện liên quan đến những người dân bản để giải thích tại sao lại có nhà sàn.
D. Giải thích sự tích nhà sàn.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Hai câu thơ sau muốn nói đến điều gì?
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.
A. Hai câu này rất khó hiểu, không thể hình dung ra ý của tác giả là gì.
B. Hành trình học tập của tác giả còn dài, còn nhiều điều thú vị ở phía trước.
C. Đường đến tương lai còn xa, và tác giả đang dần đi vào.
D. Con đường đến trường xa xôi dần nhưng tác giả đang dần hồi phục để đi học lại.
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Sự nhớ về ngưỡng cửa, nơi đã cho tác giả nhiều kỉ niệm thời thơ ấu cùng với gia đình, người thân và thể hiện sự trân trọng đối với tình thương của cha mẹ dành cho mình.
B. Bài thơ đã tái hiện được hình ảnh ngưỡng cửa thật đặc sắc, mang tính chất nghệ thuật phong phú.
C. Bài thơ gợi lên hình ảnh về ngưỡng cửa, một hình ảnh ý nghĩa nhằm nhắc nhở độc giả, đặc biệt là những người đang làm con, làm cháu luôn nhớ về cội nguồn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Tên của sự vật nào sau đây không có vần “en”?
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
“Vì được nuông ch(1) nên anh ta lúc nào cũng uống r(2). Có lần say quá, anh ấy đã hứa h(3) sẽ dùng x(4) xúc cát đổ vào vườn.”
Thay thế những con số bằng những chữ cái phù hợp.
A. ườu, iệu, ẻng, én
B. én, ượu, iêu, ẻng
C. iều, ượu, ẹn, ẻng
D. eng, iều, ướu, ẻn
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Điểm hay trong khổ thơ cuối của bài thơ là gì?
A. Tác giả đã tạo nên một khung cảnh đối lập được phân cách bởi ngưỡng cửa. Bên trong, tác giả đang có một giấc ngủ ngon trong ánh sao. Bên ngoài, người mẹ, dù đã khuya, nhưng vẫn phải làm việc.
B. Tác giả đã khiến cho hình ảnh người mẹ ở ngoài sân từ mù mịt, tối tăm trở nên tràn đầy ánh sáng, tình thương yêu đối với con cái.
C. Tác giả tận dụng được cái hay trong ánh sáng của ngôi sao kết hợp với những kỉ niệm mà tác giả đã có với ngưỡng cửa để tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
D. Cả A và B.
Câu 2: Liên hệ thực tế. Hiện tại ngưỡng cửa có còn tồn tại không? Điều đó có làm những kỉ niệm của ta về thời thơ ấu trở nên tồi tệ đi không?
A. Ở những ngôi nhà như hiện nay ta thấy thì không còn ngưỡng cửa nữa. Điều này làm mất đi giá trị truyền thống và khiến cho thời thơ ấu của thế hệ ngày nay không được như của tác giả nữa.
B. Hiện tại ngưỡng cửa không còn ở kiến trúc nhà ở nữa mà thường chỉ còn ở những ngôi nhà theo kiểu cũ. Điều này hoàn toàn không làm cho thời thơ ấu của chúng ta bị xấu đi vì chúng ta sẽ có những thứ tốt đẹp khác thay thế.
C. Hiện tại ngưỡng cửa vẫn còn ở nhà chúng ta nhưng đã không còn giữ được nét đẹp như ngưỡng cửa của nhà tác giả nữa. Điều đó làm cho thời thơ ấu của chúng ta xấu đi đôi chút.
D. Tất cả các đáp án trên đều có nét đúng, phải tuỳ trường hợp mới có thể đánh giá được.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 17: Ngưỡng cửa