Tự luận Địa lí 9 kết nối Chủ đề 2 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (2)
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức cho Chủ đề 2 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (2). Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ CHUNG
CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Trình bày một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng.
Trả lời:
- Dấu ấn của nền văn minh sông Hồng được thể hiện qua những di sản văn hoá.
- Các di sản vật thể gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc: Thành Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,...
- Các di sản văn hoá phi vật thể rất phong phú:
+ Ẩm thực với các món ăn truyền thống gắn với đồng ruộng, lúa gạo.
+ Các nghề thủ công truyền thống như: gốm Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình),...
+ Các lễ hội độc đáo (hội Lim, lễ hội chùa Hương, hội Gióng,...).
+ Các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian (dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật Ca Trù,...).
+ Nếp sống của cộng đồng dân cư và văn học dân gian truyền miệng.
Câu 2: Trình bày một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Câu 3: Trình bày biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Câu 4: Nêu tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội châu thổ sông Hồng.
Trả lời:
Câu 5: Nêu tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tại sao ẩm thực của vùng châu thổ sông Hồng lại gắn liền với đồng ruộng và lúa gạo?
Trả lời:
Ẩm thực vùng châu thổ sông Hồng gắn liền với đồng ruộng và lúa gạo do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Nơi đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi người dân đã gắn bó với nghề trồng lúa qua hàng nghìn năm. Lúa gạo trở thành nguyên liệu chính trong các bữa ăn hằng ngày với nhiều món truyền thống như cơm, bún, phở, bánh chưng, bánh giầy. Sự đa dạng trong cách chế biến từ gạo đã tạo nên một nền ẩm thực phong phú và độc đáo, phản ánh sâu sắc văn hóa của vùng này.
Câu 2: Tại sao việc di chuyển bằng ghe, xuồng lại phổ biến ở châu thổ sông Cửu Long?
Trả lời:
Câu 3: Vì sao mực nước biển dâng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu thổ sông Cửu Long hơn châu thổ sông Hồng?
Trả lời:
Câu 4: Đề xuất một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng.
Trả lời:
Câu 5: Đề xuất một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Sưu tầm thông tin, tư liệu, tài liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về một di văn văn hoá phi vật thể ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.
Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy.
Câu 2: Hãy so sánh những đặc trưng của văn minh châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Câu 3: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn thảo luận về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Trả lời:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn di sản văn hóa ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long trở nên vô cùng quan trọng. Di sản văn hóa không chỉ là kho tàng kiến thức lịch sử mà còn là bản sắc dân tộc, giúp người dân nhận diện và tự hào về quê hương mình. Bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo như lễ hội truyền thống, nghề thủ công và ẩm thực sẽ giúp tạo dựng một môi trường văn hóa đa dạng, kháng cự lại sự xâm lấn của các yếu tố văn hóa nước ngoài. Hơn nữa, di sản văn hóa còn là nguồn lực kinh tế quý giá, góp phần thu hút du khách và phát triển cộng đồng. Qua các hoạt động bảo tồn, người dân không chỉ nâng cao nhận thức về giá trị của di sản mà còn củng cố sự gắn kết trong cộng đồng. Như vậy, bảo tồn di sản văn hóa không chỉ là việc giữ gìn quá khứ mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
--------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 9 kết nối Chủ đề 2 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (2)