Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời Ôn tập Bài 7, 8, 9 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 7, 8, 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 7 + 8 + 9

         

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn bản sau: "Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập."

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo hành trẻ em.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 2: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là gì?

  • A. Đánh đập.
  • B. Quan tâm.
  • C. Sẻ chia.
  • D. Cảm thông.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

  • A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
  • B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
  • C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
  • D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?

  • A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
  • B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai là những biểu hiện của bạo lực học đường.
  • C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
  • D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

Câu 5: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

  • A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
  • B. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
  • C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
  • D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Tiền là một (1)………. quan trọng trong cuộc sống nhưng tiền không phải là (2)………... Hiểu đúng về tiền và biết cách sử dụng đồng tiền (3)……… sẽ giúp mỗi cá nhân làm chủ cuộc sống và thành công trong tương lai.”

  • A. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) tiết kiệm.
  • B. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) để sinh lời.
  • C. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) hợp lí.
  • D. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) để đầu tư.

Câu 7: Quản lí tiền là

  • A. Biết tiết kiệm tiền trong mọi hoàn cảnh.
  • B. Biết ghi chép lại chi tiêu của bản thân.
  • C. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • D. Biết dùng tiền để đầu tư sinh lời.

Câu 8: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Rèn luyện tiết kiệm.
  • C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • D. Đầu tư cho tương lai.

Câu 9: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta

  • A. Được mọi người xung quanh yêu quý.
  • B. Chủ động chi tiêu hợp lí.
  • C. Trở lên giàu có.
  • D. Rèn luyện khả năng ghi nhớ.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

  • A. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
  • B. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • C. Rèn luyện tiết kiệm.
  • D. Chủ động chi tiêu hợp lí.

Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người (1)………. và (2)………. những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách (3)……….”

  • A. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) tiêu cực.
  • B. (1) đối diện; (2) giải quyết; (3) tích cực.
  • C. (1) đối diện; (2) vượt qua; (3) tích cực.
  • D. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) nhanh nhất.

Câu 12: Có mấy bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 13: Đâu không phải một bước để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

  • A. Giữ vững tinh thần, chuẩn bị một tâm thái tốt.
  • B. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
  • C. Chọn lọc các giải pháp khả thi.
  • D. Đánh giá kết quả đạt được.

Câu 14: Sắp xếp các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng theo đúng thứ tự

(1)  Chọn lọc các giải pháp khả thi.

(2)  Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3)  Thực hiện các biện pháp khả thi

(4)  Đánh giá kết quả đạt được.

(5)  Đề ra các biên pháp giải quyết.

  • A. (2), (1), (5), (3), (4).
  • B. (2), (5), (1), (3), (4).
  • C. (5), (2), (3), (4), (1).
  • D. (2), (1), (5), (4), (3).

Câu 15: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường

  • A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
  • B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
  • C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
  • D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

Câu 16: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là

  • A. Nhận xét.
  • B. Chia sẻ.
  • C. Nghiêm khắc.
  • D. Đánh đập.

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây đúng

  • A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
  • B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
  • C. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
  • D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bạo lực học đường

  • A. Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
  • B. Bạo lực học đường có thể khiến nạn nhân mắc các bệnh về tâm lý.
  • C. Đe dọa, chế giễu bạn cùng lớp là hành vi bạo lực học đường,  
  • D. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

Câu 19:  Hành vi lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây

  • A. 1.000.000 đ đến 3.000.000 đ
  • B. 2.000.000 đ đến 3.000.000 đ
  • C. 500.000 đ đến 1.200.000 đ
  • D. 500.000 đ đến 1.000.000 đ.

Câu 20: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự

  • A. Cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  • B. Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
  • C. Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
  • D. Cải tạo không giam giữ đến 3 năm đến tù chung thân.

Câu 21: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau

Khi em bị một nhóm bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc về ngoại hình, em cảm thấy rất áp lực.

  • A. Cố gắng không để tâm đến những lời trêu chọc của các bạn.
  • B. Im lặng chịu đựng sự trêu chọc của các bạn và tự ti về bản thân.
  • C. Lôi kéo, rủ rê các bạn khác để tìm cách trả thù nhóm bạn kia.
  • D. Nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết.

Câu 22: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây

  • A. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
  • B. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
  • C. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
  • D. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Câu 23: Thiền là một trong số những cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. Số phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây là

(1)  Thiền là một phương pháp luyện tập về tinh thần và thể chất đã đã được áp dụng từ lâu đời để tăng sự bình tĩnh và thư giãn cho cơ thể.

(2)  Chúng ta bắt buộc phải ngồi nếu muốn thiền.

(3)  Thiền có thể giúp cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.

(4)  Thiền được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở giúp cơ thể có thể nhận thức rõ ràng được các suy nghĩ, hành động cũng như mọi diễn biến xung quanh khi chúng phát sinh và biến mất.

(5)  Thiền định hay còn có tên gọi khác là thiền Phật giáo.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 24: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm

  • A. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
  • B. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000 đ, A chỉ ăn hết 10.000 đ và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.
  • C.  Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước.
  • D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.

Câu 25: Số trường hợp trong những trường hợp sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống

(1)  Khi là người ta sau cùng, Lan luôn với tay tắt công tắc điện và quạt của phòng học.

(2)  Sinh nhật của mình, Mai chỉ mua một ít bánh ngọt để đãi các bạn đến tham dự.

(3)  Cặp sách của H đã bị hỏng khóa và rách một số chỗ, thi thoảng sẽ bị rơi đồ ra ngoài. Khi mẹ đề nghị mua cặp sách mới cho H, H từ chối vì không muốn lãng phí.

(4)  Để tiết kiệm tiền của bố mẹ, Toàn dành tiền ăn sáng để chơi game ngoài quán nét.

(5)  Những quần áo cũ mà còn tốt được chị để lại, Lan đều dùng để không mất tiền mua thêm cái mới.

(6)  Để có hứng thú học tập, năm nào Cường cũng yêu cầu bố mẹ bán xe đạp cũ để mua cái mới.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay