Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước
Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC (17 câu)
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Sự điện li, chất điện li, chất không điện li là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
- Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion được gọi là sự điện li.
Những chất khi tan trong nước phân li ra các ion được là chất điện li.
Ví dụ: Na2SO4, KOH, HCl,…
Các chất khi tan trong nước không phân li ra các ion được gọi là chất không điện li.
Ví dụ: NaOH rắn khan, C2H5OH, C2H5(OH)3,…
Câu 2: Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy PTHH minh họa?
Trả lời:
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử chất tan đều phân li ra ion.
Ví dụ: HNO3 à H+ +
NaOH à Na+ + OH-
Na2CO3 à 2Na+ +
- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ cso một phần số phân tử tan phân li ra ion
Ví dụ : CH3COOH CH3COO- + H+
Câu 3: Trình bày thuyết Brnsted – Lowry về acid – base? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
- Thuyết Brnsted – Lowry về acid-base: acid là chất cho proton (H+) và base là chất nhận proton
- Ví dụ:
Trong phản ứng thuận, nhận H+ của H2O, là base, H2O là acid.
Trong phản ứng nghịch, ion là acid, ion OH- là base.
Câu 4: a) Viết biểu thức tính pH ?
- b) Chất chỉ thị acid – base là gì? Kể tên một số chất chỉ thị thông dụng
Trả lời
- a) Biểu thức tính pH: pH = - lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH
- b) Chất chỉ thị acid – base là chất có màu sắc biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Các chất chỉ thị thông dụng gồm có: giấy quỳ, phenolphthalein, giấy pH.
Câu 5: a) Phản ứng thủy phân là gì? Viết PTHH minh họa
- b) Nêu nguyên tắc chuẩn độ acid – base?
Trả lời:
- a) Phản ứng giữa ion với nước được gọi là phản ứng thủy phân
Ví dụ:
Al3+ + H2O Al(OH)2+ + H+
- b) Nguyên tắc chuẩn độ acid – base: dùng dung dịch acid hoặc dung dịch base (kiềm) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base hoặc dung dịch acid chưa biết nồng độ.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho các chất sau: HF; NaHCO3; H3PO4; CH3COOH; Na2S; ancol etylic; NH4Cl; CH3COOK; glucozơ; Al(OH)3; H2CO3; glyxerol; Cu(NO3)2; HNO3; NaOH. Xác định chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu, chất không điện ly.
Trả lời:
- Chất điện li mạnh: Na2S; NH4Cl; CH3COOK; Cu(NO3)2; HNO3; NaOH
- Chất điện li yếu: HF; H3PO4; CH3COOH; Al(OH)3; H2CO3
- Chất không điện ly: ancol etylic; glucozơ; glyxerol
Câu 2: Viết phương trình điện ly của các chất ở Câu 1 (nếu có)?
Trả lời:
Phương trình điện ly:
Na2S 2Na+ + S2-
NH4Cl N + Cl-
CH3COOK CH3COO- + K+
Cu(NO3)2 Cu2+ + 2N
HNO3 H+ + N
NaOH Na+ + OH-
HF H+ + F-
H3PO4 H+ + H2P; H2P H+ + HP; HP H+ + P
CH3COOH CH3COO- + H+
Al(OH)3 Al3+ + 3OH-
H2CO3 H+ + HC; HC H+ + C
Câu 3: Theo thuyết acid – base của Brnsted – Lowry, các chất nào ở Câu 1 là acid, base, lưỡng tính? Giải thích bằng PTHH?
Trả lời:
- Acid: NH4Cl; Cu(NO3)2; HF; HNO3; H3PO4; H2CO3
+ NH4Cl N + Cl-
N + H2O NH3 + H3O+
+ Cu(NO3)2 Cu2+ + 2N
Cu2+ + H2O [Cu(OH)]+ + H+
+ HF H+ + F-
+ HNO3 H+ + N
+ H3PO4 H+ + H2P; H2P H+ + HP; HP H+ + P
+ H2CO3 H+ + HC; HC H+ + C
- Base: Na2S; CH3COOK; NaOH; Al(OH)3
+ Na2S 2Na+ + S2-
S2- + H2O HS- + OH-
+ CH3COOK CH3COO- + K+
CH3COO- + H2O CH3COOH + OH-
+ Al(OH)3 Al3+ + 3OH-
Câu 4: Hòa tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu được 1 lít dung dịch. Tính pH của dung dịch thu được.
Trả lời:
= = 0,05 mol
[H+] = 10-4M pH = - log(10-4) = 4
Câu 5: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?
Trả lời:
NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O
= 0,2.0,05 = 0,01 mol
nNaOH = 0,01 mol
VNaOH = =0,02 (l)
VNaOH = 20 ml
Câu 6: a) Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3, H2SO4, CH3COOH, HCl, KNO3. Sắp xếp các dung dịch theo chiều tăng giá trị pH từ trái qua phải.
- b) Cho các muối sau đây: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3, KCl. Xác định các dung dịch có pH = 7?
Trả lời:
- a) H2SO4, HCl, CH3COOH, KNO3, Na2CO3
- b) NaNO3, KCl
Câu 7: Cẩm tú là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng
pH đất trồng | < 7 | = 7 | > 7 |
Hoa sẽ có màu | Lam | Trắng sữa | Hồng |
Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi sống CaO trên muôi trường đất trung tính và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu gì ? Giải thích ?
Trả lời:
Hoa cẩm tú sẽ có màu hồng vì CaO tan trong nước tạo ra Ca(OH)2 có môi trường kiềm tức pH > 7
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Viết phương trình điện li của acid yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hòa tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch acid trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier?
Trả lời:
+ CH3COOH CH3COO- + H+ (*)
+ CH3COONa CH3COO- + Na+
Sự phân li của CH3COOH là quá trình thuận nghịch. Đây là cân bằng động. Khi hòa tan CH3COONa vào thì nồng độ CH3COO- tăng lên, làm cho cân bằng (*) chuyển dịch từ phải sang trái, nên nồng độ H+ giảm xuống.
Câu 2: Trộn lẫn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Vậy pH của dung dịch thu được bằng bao nhiêu?
Trả lời:
= 6.10-3 mol; = 5.10-3 mol
H+ + OH- H2O
Bđ 6.10-3 5.10-3 (mol)
Pư 5.10-3 5.10-3 (mol)
Sau 10-3 0 (mol)
Mà Vdd sau pư = 50 + 50 = 100 ml = 0,1 lít
[H+] = = 10-2M
pH = 2
Câu 3: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các dung dịch sau:
- a) HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(OH)2, FeCl3
- b) H2SO4, HNO3, NH4Cl, Ba(NO3)2, NaOH, Ba(OH)2
Trả lời:
- a)
HCl | FeCl2 | Na2SO4 | Na2CO3 | Ba(OH)2 | |
Quỳ tím | đỏ | đỏ | tím | xanh | xanh |
Na2SO4 | - | - | - | trắng | |
Ba(OH)2 | - | nâu đỏ |
Phương trình phản ứng:
Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH
Ba(OH)2 + FeCl3 Fe(OH)3 + BaCl2
- b)
H2SO4 | HNO3 | NH4Cl | Ba(NO3)2 | NaOH | Ba(OH)2 | |
Quỳ tím | đỏ | đỏ | đỏ | tím | xanh | xanh |
Ba(NO3)2 | trắng | - | - | - | - | - |
H2SO4 | - | - | - | trắng | ||
Ba(OH)2 | - |
Phương trình phản ứng:
Ba(NO3)2 + H2SO4 BaSO4 + HNO3
Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + H2O
Ba(OH)2 + NH4Cl BaCl2 + NH3 + H2O
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Có V lít dung dịch NaOH pH = 12. Khi pha loãng dung dịch này 10 lần (thêm 9V H2O vào) thì dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Ta có: pH + pOH = 14 pOH = 2 [NaOH] = 10-2 = 0,01M
Khi pha loãng dung dịch đi 10 lần thì [NaOH] mới = [NaOH] cũ = .0,01 = 0,001M.
pOH = -log0,001 = 3 pH = 11
Câu 2: Trộn 150 ml dung dịch có pH = 3 gồm HCl và HNO3 với 150 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 300 ml dung dịch có pH = 5. Tính giá trị của a?
Trả lời:
pHsau = 5 H+ dư sau phản ứng
[H+]sau = 10-5 =
pH = 3 [H+] = 10-3 = 0,001M = 05.0,001 = 1,5.10-4
= 0,15a
H+ + OH- H2O
Bđ 1,5.10-4 0,15a
Pư 0,15a 0,15a
Sau 1,5.10-4 – 0,15a 0
= 3.10-6 = 1,5.10-4 – 0,15a a = 9,8.10-4M
=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước