Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 14: Ôn tập chương III
Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 14: Ôn tập chương III . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 14: ÔN TẬP CHƯƠNG 3(17 câu)
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Xác định các chất không phải là chất hữu cơ trong dãy các chất sau:
- a) C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN
- b) CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6
- c) CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO
Trả lời:
- a) NaCN
- b) (NH4)2CO3
- c) CO
Câu 2: Xác định các chất hữu cơ trong dãy các chất sau
CaC2, NaCN, CaCO3, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3, HCHO
Trả lời:
Các chất hữu cơ trong dãy các chất trên là HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, HCHO
Câu 3: Một hydrocarbon A có M = 26. Phấn tích 1 gam A thu được gam hydrogen. Hỏi trong X có bao nhiêu nguyên tử H?
Trả lời:
1 gam X chứa gam H
26 gam X chứa 2 gam H
nH = mH : MH = 2 : 1 = 2
Số nguyên tử H trong 1 phân tử X là 2
Câu 4: Cho các chất sau: CH3 – O – CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH3 (5), CH3OH (6). Tìm những cặp chất là đồng phân của nhau.
Trả lời
(1) và (2) là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT C2H6O
(3) và (4) là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT C3H8O
Câu 5: Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau: C3H6, C4H8, C3H8, C4H10, C5H10, C2H2, C2H5Cl. Tìm những chất là là đồng đẳng của C2H4
Trả lời:
Các chất là đồng đẳng của C2H4 là C3H6, C4H8, C5H10.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho các chất sau
(I) (II) (III)
CH2=CH-CH2-CH3 (IV) CH3-CH=CH-CH3 (V)
Trả lời:
I, II, III, IV, V là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT là C4H8
Câu 2: Chọn phương pháp phù hợp để tách các chất dưới đây
- a) Tách benzene (nhiệt độ sôi là 800C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 1180C) ra khỏi nhau.
- b) Tách riêng hỗn hợp các chất sau: pentane (sôi ở 360C), heptane (sôi ở 980C), octane (sôi ở 1260C), nonane (sôi ở 1510C).
Trả lời:
- a) Chưng cất
- b) Chưng cất ở áp suất thường
Câu 3: Đốt cháy hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C và H. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa KOH đặc thấy khối lượng bình (1) tăng m1 gam và khối lượng bình (2) tăng m2 gam. Xác định m1 và m2.
Trả lời:
Đốt cháy hợp chất hữu cơ chứa C, H sẽ thu được CO2 và H2O
+ Bình (1) chứa H2SO4 đặc sẽ hấp thụ H2O m1 =
+ Bình (2) chứa KOH đặc sẽ hấp thụ CO2 m2 =
Câu 4: Hợp chất X có %C = 52,17%, %H = 13,04%; còn lại là oxygen. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Trả lời:
Gọi CTĐGN của X là CxHyOz
%O = 100% - 52,17% - 13,04% = 34,79%
x : y : z =
CTĐGN = C2H6O
Câu 5: Viết các đồng phân của C4H8O.
Trả lời:
CH3-CH=CH-CH2-OH
CH=CCH3-CH2-OH
CH2=CH-CH3-OH
CH3-CH2-CH2-CHO
CH3CHCHO-CH3
Câu 6: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Tỉ khối hơi của X so với hidrogen bằng 30. Tìm công thức phân tử của X.
Trả lời:
CTPT của X là (CHO)n hay CnH2nOn
MX = 30.2 = 60 (12 + 2.1 + 16)n = 60 n = 2 CTPT lf C2H4O2
Câu 7: Một bạn vô tình đổ nhầm 1 lít xăng vào nước, bạn đó thấy xăng không tan trong nước và nổi lên trên nước, tạo thành 2 lớp chất lỏng không đồng nhất. Vậy bạn ấy có thể tách xăng ra bằng phương pháp nào?
Trả lời:
Bạn ấy có thể tách xăng ra bằng phương pháp chiết.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phân tích một hợp chất hữu cơ X thấy phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 34,4%; 7,17%; 22,94%; 10,03% còn lại là Cl. Biết CTĐGN trùng với CTPT của chất. Tìm CTPT của chất X.
Trả lời:
Gọi CTDDGN của X là CxHyQzNtClv
%Cl = 100% - 34,4% - 7,17% - 22,94% - 10,03% = 25,46%
x : y : z : t : v = = 2,87 : 7,17 : 1,434 : 0,716 : 0,717 = 4 : 10 : 2 : 1 : 1
CTĐGN = C12H13O2N CTPT: C12H13O2N
Câu 2: Cho các chất sau: methane (CH4), benzene (C6H6), ethanol (C2H6O), acetic acid (C2H4O2). Viết công thức tổng quát dãy đồng đẳng của mỗi chất. Nêu cách viết qua một số thí dụ minh họa.
Trả lời:
* CH4:
+ Bước 1: Viết công thức phân tử của một vài chất kế tiếp đã cho bằng cách thêm một hoặc nhiều nhóm CH2, thí dụ CH4 hay H2CH2, CH4CH2 hay C2H6, CH4CH2CH2 hay C3H8, CH4CH2CH2CH2 hay C4H10,...
+ Bước 2: Tìm quy luật biến đổi số nguyên tử C hay H trong dãy chất: ở đây là H2(CH2)n. Vậy dãy đồng đẳng của methane có dạng CnH2n+2
* Tương tự, tìm quy luật biến thiên có số nguyên tử C, H trong dãy đồng đẳng của ancol etylic
C2H6O, C2H6CH2O hay C3H8O; C2H6CH2CH2O hay C4H8O; C2H6CH2CH2CH2O hay C5H12O;... Ta thấy phân tử C, H có quy luật giống trong dãy đồng đẳng của methane, vậy dãy đồng đẳng của ancol etylic có dạng CnH2n+2O; dãy đồng đẳng của benzene CnH2n-6; của acetic acid CnH2nO2
Câu 3: Chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H, O trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Y trong oxygen dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy Z. Hấp thụ Z vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Xác định m
Trả lời:
Ta có: mbình tăng = mvào bình – mra khỏi bình
Chất đi vào bình là CO2 và H2O
Không có chất đi ra khỏi bình
mbình tăng =
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Có bốn hợp chất X, Y, Z và T. Người ta cho mẫu thử của mỗi chất này lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình chứ dung dịch Ca(OH)2. Sau khi thí nghiệm thấy mẫu X chỉ làm CuSO4 đổi màu qua màu xanh; mẫu Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình chứa nước vôi; mẫu Z tạo hiện tượng ở cả hai bình này, còn mẫu T không tạo hiện tượng gì. Hỏi X, Y, Z và T có chứa C, H không?
Trả lời:
+ X chỉ làm đổi màu CuSO4 khan thành màu xanh chứng tỏ đốt X chỉ thu được H2O X chứa H, không chứa C.
+ Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình Ca(OH)2 Y chứa C, không chứa H.
+ Z tạo hiện tượng ở cả hai bình Z chứa cả C, H
+ T không tạo hiện tượng gì T không chứa C, H
Câu 2: Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56f. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của oxygen trong A bao nhiêu?
Trả lời:
mbình 1 tăng = = 1,81g mH = 0,2g
mbình 2 tăng = = 10,56g mC = 2,88g
Nung 6,15g A 0,55l N2
Nung 4,92g A .0,55 = 0,44l N2 mN = 0,55g
mO = mA – mC – mH - mN = 1,29g
%mO = .100% = 26,215%