Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 4: Nitrogen

Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 4: Nitrogen. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức. 

Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

CHƯƠNG 2. NITROGEN - SULFUR

BÀI 4: NITROGEN

(17 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày cấu tạo của phân tử N2?

Trả lời:

- Cấu hình electron của nitrogen: 1s22s22p3

Công thức cấu tạo của nitrogen: N  N

Giữa hai nguyên tử trong phân tử N2 hình thành một liên kết ba bền vững. Mỗi nguyên tử nỉtrogen trong phân tử N2 có 8e lớp ngoài cùng, trong đó có ba cặp e dùng chung và 1 cặp e dùng riêng đã ghép đôi

Câu 2: Vì sao ở điều kiện thường nitrogen là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitrogen trở nên hoạt động hơn?

Trả lời:

- Ở điều kiện thường nitrogen là chất trơ vì có liên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử, liên kết này chỉ bị phân hủy rõ rệt thành hai nguyên tử ở nhiệt độ 3 000 oC

- Ở nhiệt độ cao nitrogen trở nên hoạt động vì phân tử N2 phân hủy thành nguyên tử nitrogen có 5e lớp ngoài cùng và có độ âm điện tương đối lớn (3,04) nên trở nên hoạt động.

Câu 3: Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?

Trả lời:

Trong các hợp chất trên, số oxi hóa của nitrogen lần lượt là + 2, + 4, - 3, - 3, +1, + 3, + 5, - 3

Câu 4: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitrogen trong các tính chất dưới đây:

(1) Nặng hơn oxygen

(2) Chất khí không màu

(3) Nặng hơn không khí

(4) Tan nhiều trong nước

(5) Chất khí không vị

(6) Kém bền, dễ bị phân hủy hành nitrogen nguyên tử

Trả lời

Các tính chất không thuộc về khí nitrogen trong các tính chất trên là: (3), (4), (6)

Câu 5: Viết phương trình hóa học N2 tác dụng với H2 và O2. Trong các phản ứng này, nitrogen thể hiện tính oxi hóa hay tính khử?

Trả lời:

- Nitrogen thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với hydrogen:

N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)

- Nitrogen thể hiện tính khử khi tác dụng với oxygen:

N2(g) + 3O2(g)  2NO(g)

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: N2 tác dụng được với các chất nào trong số các chất sau (ở điều kiện thích hợp): H2; O2; Cl2; Mg; Li; CuO? Viết các PTHH (nếu có).

Trả lời:

N2 tác dụng được với các chất H2; O2; Mg; Li

Các PTHH:

N2 + 3H2  2NH3

N2 + O2  2NO

N2 + 3Mg  Mg3N2

N2 + 6Li  2Li3N

Câu 2: Sắp xếp các chất NO2, N2O, HNO3, NH4Cl, N2O3 theo thứ tự nitrogen có số oxi hóa tăng dần?

Trả lời:

Sắp xếp các chất trên theo thứ tự nitrogen có số oxi hóa tăng dần là:

NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

Câu 3: Chỉ ra chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng điều chế nitrogen:

NH4NO2  N2 + 2H2O

Trong phản ứng này, số oxi hóa của nitrogen thay đổi như thế nào?

Trả lời:

+ Nguyên tử N trong ion N  đóng vai trò chất khử.

+ Nguyên tử N trong ion N  đóng vai trò chất oxi hóa.

+ Trong phản ứng này, số oxi hóa – 3 của nitrogen trong N  và số oxi hóa + 3 của nitrogen trong N  đều chuyển thành số oxi hóa 0 (trong N2).

Câu 4: Trong phòng thứ nghiệm, người ta điều chế N2 bằng phản ứng:

NH4Cl + NaNO2  N2 + NaCl + 2H2O

Tính khối lượng NaNO2 cần dùng để thu được 6,72 lít N2 (đktc).

Trả lời:

   mol

Ta có:

NH4Cl + NaNO2  N2 + NaCl + 2H2O

                                                 0,3 mol         0,3 mol

   = 0,3.69 = 20,7 gam

Câu 5: Cho 10 lít khí N2 tác dụng với H2 dư với hiệu suất 60% (biết các khí đo cùng điều kiện). Tính thể tích khí NH3 thu được.

Trả lời:

Ta có: lít

PTHH: N2 + 3H2  2NH3

Câu 6: Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối ammonium nitrite theo phương trình:

NH4NO2  N2 + 2H2O

Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 10 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng.

Trả lời:

NH4NO2  N2 + 2H2O

mchất rắn gỉam = mmuối phản ứng = 32 – 10 = 22 gam

Câu 7: Cho cân bằng hóa học:

N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g); H = - 92 kJ

(1) Thêm khí N2

(2) Hóa lỏng ammonia để tách ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng

(3) Tăng áp suất của hệ phản ứng

(4) Giảm thể tích của hệ phản ứng

Hỏi các cách thực hiện nào giúp cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

Trả lời:

(1) Thêm N2 à Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm lượng N2 à chiều thuận

(2) Tách NH3 ra khỏi hỗn hợp à Cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng lượng NH3 à chiều thuận

(3) Tăng áp suất à Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất của hệ (tức giảm số mol khí) à chiều thuận

(4) Giảm thể tích của hệ à Cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng thể tích của hệ (tức tăng số mol khí) à chiều nghịch

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Cần bao nhiêu khí nitrogen và khí hydrogen để điều chế được 67,2 lít khí ammonia? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%?

Trả lời:

Ta thấy tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol:

 N2   +    3H2       2NH3

.67,2     .67,2       67,2 (lít)

Tỉ lệ số mol cũng chính là tỉ lệ thể tích. Theo phương trình:

Câu 2: Cho hỗn hợp các chất khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu dược nitrogen tinh khiết từ hỗn hợp khí trên? Giải thích cách làm và viết PTHH (nếu có)

Trả lời:

Cho hỗn hợp các chất khí đi từ từ qua dung dịch NaOH lấy dư. Các khí CO2, SO2, Cl2, HCl phản ứng với NaOH, tạo thành các muối tan trong dung dịch. Khí nitrogen không phản ứng với NaOH sẽ thoát ra ngoài. Cho khí nitrogen có lẫn một ít hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đậm đặc, hơi nước sẽ bị H2SO4 hấp thụ, ta thu được khí nitrogen tinh khiết.

Các PTHH:

CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O

Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O

HCl + NaOH  NaCl + H2O

Câu 3: Cho 2,64 gam kim loại tác dụng với N2 tạo nên 2,92 gam nitrite. Tìm công thức của nitrite đó

Trả lời:

 = 2,92 – 2,64 = 0,28 gam  = 0,01 mol

          6M     +     xN2          2M3Nx

                                            (1)  0,01 (mol)

Ta có: nM =  mol (2)

Từ (1) và (2)  MM = 44.x

Ta thấy x = 2, MM = 88 thì M là Sr thỏa mãn

Vậy công thức của muối nitrite là Sr3N2

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với A là . Hiệu suất phản ứng là

Trả lời:

Coi hỗn hợp có 1 mol N2 và 3 mol H2

 = nA = 1 + 3 = 4 (mol)

Gọi số mol N2 phản ứng là x

N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)

                                Bđ      1            3

                                Pư       x à      3x                 2x

                                [ ]      1 – x      3 – 3x            2x

 = nB = 1 – x + 3 – 3x + 2x = 4 – 2x (mol)

Ta có:    

Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn thì N2 và H2 phản ứng vừa đủ với nhau

H% =

Câu 2: Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Tính thành phần phần trăm Mg đã phản ứng.

Trả lời:

Trong bình phản ứng cùng thể tích, nhiệt độ nên áp suất tỉ lệ với số mol. Áp suất bình giảm 5% so với ban đầu

 = 5% ban đầu = 0,05 mol

3Mg + N2  Mg3N2

                                                  0,15    0,05

%mMg pư =

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 4: Nitrogen

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay