Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen
Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
CHƯƠNG 2. NITROGEN - SULFURBÀI 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN VỚI OXYGEN(17 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
(17 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Viết công thức và tên gọi của hợp chất NOx có trong không khí
Trả lời:
Oxide | N2O | NO | NO2 | N2O4 |
Tên gọi | Dinitrogen oxide | Nitrogen monoxide | Nitrogen dioxide | Dinitrogen tetroxide |
Câu 2: Nêu nguyên nhân hình thành NOx trong không khí
Trả lời:
Loại NOx | NOx nhiệt (thermal – NOx) | NOx nhiên liệu (fuel – NOx) | NOx tức thời (prompt – NOx) |
Nguyên nhân tạo thành | Nhiệt độ rất cao (trên 3 000 oC) hoặc tia lửa điện làm nitrogen trong không khí bị oxi hóa: N2 + O2 2NO | Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí | Nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl,…) |
Câu 3: a) Nêu khoảng pH gây ra mưa acid?
- b) Nêu tác nhân chính gây ra mưa acid và viết PTHH hình thành mưa acid từ các tác nhân đó?
Trả lời:
- a) Khi nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6 thì gọi là hiện tượng mưa acid
- b) Tác nhân chính gây mưa acid là SO2 và NOx:
2SO2 + O2 + 2H2O 2H2SO4
4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3
Câu 4: Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của nitric acid, từ đó nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid.
Trả lời
- Công thức Lewis:
- Công thức cấu tạo:
Đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid:
- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất của nitrogen
- Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử của nitrogen
- Liên kết N O là liên kết cho – nhận
Câu 5: Nêu nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng và tác hại của hiện tượng tới môi trường.
Trả lời:
- Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự dư thừa dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh.
- Hiện tượng phú dưỡng gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh; rong tảo phát triển mạnh gây thiếu nguồn oxygen trầm trọng cho các loài khác; gây mất cân bằng sinh thái; sự phân hủy của xác rong, tảo gây ô nhiễm mỗi trường nước, không khí và tạo chất bùn lắng xuống lòng ao, hồ.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(1) bông khô
(2) bông có tẩm nước
(3) bông có tẩm nước vôi trong
(4) bông có tẩm giấm ăn
Trong bốn biện pháp trên, biện pháp nào có hiệu quả nhất? Tại sao?
Trả lời:
Trong bốn biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm
2Ca(OH)2 + 4NO2 Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Vậy biện pháp (3) hiệu quả nhất
Câu 2: Acid nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng trong phòng thí nghiệm lọ acid nitric đặc có màu nâu vàng hoặc nâu là do nguyên nhân nào?
Trả lời:
HNO3 kém bền, ngay trong điều kiện thường, khi có ánh sáng, dung dịch HNO3 bị phân hủy một phần giải phóng NO2. Khí này tan trong dung dịch acid, làm dung dịch có màu vàng.
4HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O
Câu 3: Hòa tan 38,4 gam Cu vào dd HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V?
Trả lời:
nCu = = 0,6 mol
Cu Cu2+ + 2e N+5 + 3e N+2
0,6 1,2 1,2 0,4
VNO = 9,916
Câu 4: Để nhận biết ion N trong dung dịch, có thể dùng kim loại nhôm khử ion N trong môi trường kiềm. Khi đó phản ứng tạo ra ion aluminum oxygen Al và giải phóng khí ammonia. Hãy viết phương trình hóa học ở dạng ion rút gọn.
Trả lời:
Phương trình hóa học ở dạng ion rút gọn:
8Al + 3N + 5OH- + 2H2O 8Al + 3NH3
Câu 5: Cho các thuốc thử Fe, CuO, Zn, Cu. Thuốc thử nào dùng để nhận biết ba acid đặc nguội HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn?
Trả lời:
Cu + HCl không phản ứng
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Khí mùi hắc
Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Khí màu nâu
Câu 6: Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3? Viết các PTHH xảy ra (nếu có)?
Trả lời:
MgCO3 | Fe3O4 | CuO | Al2O3 | |
HNO3 | khí không màu | khí không màu hóa nâu không khí, dung dịch màu vàng nâu | dung dịch màu xanh | dung dịch không màu |
MgCO3 + 2HNO3 Mg(NO3)2 + CO2 + H2O
3Fe3O4 + 28HNO3 9Fe(NO3)3 (vàng nâu) + NO + 14H2O
2NO (không màu) + O2 2NO2 (nấu đỏ)
CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 xanh + H2O
Al2O3 + 6HNO3 2Al(NO3)3(không màu) + 3H2O
Câu 7: Để điều chế được 5,000 tấn nitric acid nồng độ 60,0% cần dùng bao nhiêu tấn ammonia? Biết rằng sự hao hụt ammonia trong quá trình sản xuất là 3,8%.
Trả lời:
Sơ đồ phản ứng điều chế HNO3 từ NH3
NH3 NO NO2 HNO3
1 mol 1 mol
17 g 63 g
tấn 3 tấn
Khối lượng NH3 hao hụt là 3,8% nghĩa là hiệu suất đạt 96,2%
tấn
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,2 mol Zn bằng 500 ml dd HNO3 vừa đủ, thu được dd A và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dd A thu m gam muối. Tính giá trị của m?
Trả lời:
Sản phẩm khử là NH4NO3
Câu 2: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl
Trả lời:
Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử
NaOH | NaNO3 | HgCl2 | HNO3 | HCl | |
HNO3 | có bọt khí, kết tủa tan ra | không hiện tượng | kim loại trắng sinh ra | khí màu nâu bay ra | có bọt khí |
Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O
2NO + O2 2NO2 (màu nâu)
NaOH + 2Al + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Câu 3: Từ khí NH3 người ta điều chế được acid HNO3 qua ba giai đoạn
- a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong từng giai đoạn
- b) Tính khối lượng dung dịch HNO3 60% điều chế được tử 123 950 khí NH3 (đkc). Giả thiết rằng hiệu suất của cả quả trình là 80%.
Trả lời:
- a) Giai đoạn 1: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O (1)
Giai đoạn 2: 2NO + O2 2NO2 (2)
Giai đoạn 3: 4NO2 + 2H2O + O2 4HNO3 (3)
- b) Từ các phản ứng (1), (2), (3) rút ra sơ đồ hợp thức:
NH3 HNO3
1 mol 1 mol
5000 mol 5000 mol
Hiệu suất 80% nên khối lượng HNO3 tạo thành là: 4 000.63 = 252 000 (g)
Khối lượng dung dịch HNO3 80% thu được là 420 000 (g)
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho 8,4 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch Y là 2,24 lít khí NO duy nhất. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y.
Trả lời:
nMg = 0,35 (mol); nNO = 0,1 mol
Câu 2: Khi cho 9,45 gam kim loại Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch A chứa 78,55 gam muối. Thể tích khí (đktc) thoát ra ít nhất trong thí nghiệm là bao nhiêu ?
Trả lời:
BTNT Al:
Mặt khác:
BT e: 3nAl = 8 3.0,35 = 8.0,05 + e.nkhí e.nkhí = 0,65 mol
Khí e lớn nhất thì nkhí nhỏ nhất. Vậy số mol khí nhỏ nhất khi e = 10
=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen