Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 1

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

(20 CÂU)

Câu 1: Các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành mấy nhóm? Nếu cơ thể thiếu một số nguyên tố thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: nguyên tố đại lượng (đa lượng) và nguyên tố vi lượng. - Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: nguyên tố đại lượng (đa lượng) và nguyên tố vi lượng.

- Cơ thể thiếu một số nguyên tố đại lượng và vi lượng có thể gây ra một số rối loạn về chuyển hóa và bệnh. - Cơ thể thiếu một số nguyên tố đại lượng và vi lượng có thể gây ra một số rối loạn về chuyển hóa và bệnh.

Câu 2: Trình bày khái niệm và đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào.

Trả lời:

- Khái niệm: Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống. - Khái niệm: Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.

- Các phân tử sinh học chính bao gồm: protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. - Các phân tử sinh học chính bao gồm: protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid.

- Đặc điểm chung của các phân tử sinh học: - Đặc điểm chung của các phân tử sinh học:

+ Có kích thước và khối lượng phân tử lớn. + Có kích thước và khối lượng phân tử lớn.

+ Thường được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân hợp thành nên được gọi là các polymer. + Thường được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân hợp thành nên được gọi là các polymer.

+ Thành phần hóa học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrogen đa dạng. Bộ khung hydrogen có khả năng liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo ra một số hợp chất với các đặc tính khác nhau. + Thành phần hóa học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrogen đa dạng. Bộ khung hydrogen có khả năng liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo ra một số hợp chất với các đặc tính khác nhau.

Câu 3: Nêu vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

Trả lời:

Nước có có trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào:

- Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. - Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

- Là dung môi có khả năng hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. - Là dung môi có khả năng hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

- Là nguyên liệu và môi trường của các phản ứng chuyển hóa vật chất diễn ra trong tế bào. - Là nguyên liệu và môi trường của các phản ứng chuyển hóa vật chất diễn ra trong tế bào.

- Góp phần định hình cấu trúc không gian của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào, đảm bảo cho chúng thực hiện các chức năng sinh học. - Góp phần định hình cấu trúc không gian của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào, đảm bảo cho chúng thực hiện các chức năng sinh học.

- Góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể nhờ có nhiệt dung đặc trưng cao và nhiệt bay hơi cao. - Góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể nhờ có nhiệt dung đặc trưng cao và nhiệt bay hơi cao.

Câu 4: Trình bày khái niệm, cấu tạo và phân loại của lipid.

Trả lời:

+ Được cấu tạo từ ba nguyên tố chính là C, H, O. + Được cấu tạo từ ba nguyên tố chính là C, H, O.

+ Là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ether, acetone. + Là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ether, acetone.

+ Không có cấu trúc đa phân. + Không có cấu trúc đa phân.

Câu 5: Carbon có vai trò gì trong cấu tạo tế bào?

Trả lời:

Carbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu tạo tế bào:

- Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị ở vòng ngoài nên có thể tạo nên bốn liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác hình thành nên bộ khung carbon đa dạng về kích thước, cấu hình không gian. - Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị ở vòng ngoài nên có thể tạo nên bốn liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác hình thành nên bộ khung carbon đa dạng về kích thước, cấu hình không gian.

- Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon đa dạng. Từ bộ khung hydrocarbon liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ đa dạng. - Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon đa dạng. Từ bộ khung hydrocarbon liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ đa dạng.

- Ngoài ra, nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng công thức hóa học). - Ngoài ra, nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng công thức hóa học).

Câu 6: Quá trình truyền đạt thông tin di truyền bên trong tế bào và giữa các thế hệ tế bào diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Quá trình truyền đạt thông tin di truyền bên trong tế bào được thực hiện thông qua quá trình phiên mã và dịch mã giúp tạo nên mọi phân tử cần thiết cấu tạo nên tế bào. - Quá trình truyền đạt thông tin di truyền bên trong tế bào được thực hiện thông qua quá trình phiên mã và dịch mã giúp tạo nên mọi phân tử cần thiết cấu tạo nên tế bào.

- Quá trình truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào được thực hiện nhờ cơ chế tái bản và phân chia trong phân bào, đảm bảo vật chất di truyền được truyền cho các tế bào con gần như nguyên vẹn cả về số lượng và chất lượng. - Quá trình truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào được thực hiện nhờ cơ chế tái bản và phân chia trong phân bào, đảm bảo vật chất di truyền được truyền cho các tế bào con gần như nguyên vẹn cả về số lượng và chất lượng.

Câu 7: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống?

Trả lời:

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì: Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.Đồng thời, tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản thể hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.

Câu 8: Hiện tượng biến tính của protein là gì?

Trả lời:

Hiện tượng biến tính của protein là hiện tượng protein bị mất cấu trúc không gian, xảy ra do sự biến đổi của các điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất, nồng độ ion. Khi bị biến tính, protein bị mất chức năng sinh học.

Câu 9: Vì sao một số phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng lại có tính chất hoá học khác nhau?

Trả lời:

Vì:

- Nguyên tử carbon có thể đồng thời tạo bốn liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử carbon khác → bộ khung carbon đa dạng.  - Nguyên tử carbon có thể đồng thời tạo bốn liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử carbon khác → bộ khung carbon đa dạng. 

- Nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành mạch cacbon, khi thứ tự liên kết thay đổi chúng sẽ tạo ra một chất khác. - Nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành mạch cacbon, khi thứ tự liên kết thay đổi chúng sẽ tạo ra một chất khác.

- Bộ khung hydrocacbon - Bộ khung hydrocacbon liên kết với các nhóm chức khác nhau → hợp chất khác nhau.

- Carbon tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và có ái lực lớn để tạo ra liên kết với các nguyên tử nhỏ khác, có khả năng tạo ra liên kết phức tạp. - Carbon tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và có ái lực lớn để tạo ra liên kết với các nguyên tử nhỏ khác, có khả năng tạo ra liên kết phức tạp.

Câu 10: Phân biệt cấu trúc DNA và RNA.

Trả lời:

DNA

RNA
 - Phân tử DNA có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử RNA.  - Thường được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều.  - Nucleotide của DNA gồm có 4 loại A, T, C, G. Trong đó, đường cấu tạo nên nucleotide là đường deoxyribose và 4 loại base là A, T, C, G.  - Các nucleotide giữa hai mạch được liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung trên toàn phân tử → A = T và G = C. - Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn DNA.  - Thường chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.  - Nucleotide của RNA gồm có 4 loại A, U, C, G. Trong đó, đường cấu tạo nên nucleotide là đường ribose và 4 loại base là A, U, C, G.  - Có thể không (mRNA) hoặc có (tRNA, rRNA) xuất hiện những đoạn nucleotide liên kết bổ sung cục bộ, không xảy ra liên kết bổ sung trên toàn phân tử.

 

Câu 11: Nước uống hàng ngày của chúng ta có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

- Nước uống được cung cấp cho gia đình mỗi chúng ta được lấy từ nguồn nước bề mặt hoặc nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt được lấy từ các con suối, sông, hồ hoặc hồ chứa. Nước ngầm được lấy từ nguồn dưới mặt đất, nơi nước tích tụ trong các mạch nước ngầm hoặc các tầng chứa nước. Nước ngầm được lấy bằng cách khoan giếng và dùng máy bơm để hút nước lên trên bề mặt. - Nước uống được cung cấp cho gia đình mỗi chúng ta được lấy từ nguồn nước bề mặt hoặc nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt được lấy từ các con suối, sông, hồ hoặc hồ chứa. Nước ngầm được lấy từ nguồn dưới mặt đất, nơi nước tích tụ trong các mạch nước ngầm hoặc các tầng chứa nước. Nước ngầm được lấy bằng cách khoan giếng và dùng máy bơm để hút nước lên trên bề mặt.

- Hệ thống nước công cộng cung cấp nước từ nước mặt và nước ngầm cho mục đích sử dụng công cộng. Hệ thống xử lý nước có thể do nhà nước hoặc tư nhân quản lý. Hệ thống nước mặt rút nước từ nguồn, xử lý và cung cấp đến nhà của người dân. Hệ thống nước ngầm cũng rút và cung cấp nước, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xử lý được. - Hệ thống nước công cộng cung cấp nước từ nước mặt và nước ngầm cho mục đích sử dụng công cộng. Hệ thống xử lý nước có thể do nhà nước hoặc tư nhân quản lý. Hệ thống nước mặt rút nước từ nguồn, xử lý và cung cấp đến nhà của người dân. Hệ thống nước ngầm cũng rút và cung cấp nước, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xử lý được.

Câu 12: Cơ thể người lấy nguyên liệu từ đâu để tổng hợp các nucleic acid? Khi bị rối loạn chuyển hóa uric acid thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

- Nguồn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các nucleic acid cho cơ thể người là từ các loại thực phẩm.  - Nguồn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các nucleic acid cho cơ thể người là từ các loại thực phẩm.

- Khi bị rối loạn chuyển hóa uric acid, nếu ăn nhiều thức ăn giàu nucleic acid, nhân purin trong nucleic acid sẽ dễ chuyển hóa thành uric acid tích lũy lại trong các khớp xương gây nên bệnh goute. - Khi bị rối loạn chuyển hóa uric acid, nếu ăn nhiều thức ăn giàu nucleic acid, nhân purin trong nucleic acid sẽ dễ chuyển hóa thành uric acid tích lũy lại trong các khớp xương gây nên bệnh goute.

Câu 13: Các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước bằng cách nào?

Trả lời:

Các chất gây ô nhiễm có thể có nhiều hướng xâm nhập vào nguồn nước sử dụng. Dưới đây là danh sách các nguồn gây ô nhiễm phổ biến nhất: Các hóa chất và khoáng chất tự nhiên (ví dụ, asen, radon, uranium), Các loại hóa chất sử dụng đất ở các địa phương (phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi tập trung), quá trình sản xuất, hệ thống xử lý nước thải bị trục trặc (ví dụ: hệ thống hố xí tự hoại gần nguồn nước). Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho biết có nhiều chất gây ô nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. EPA đảm bảo rằng nguồn nước cung cấp cho người dân đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, vì vậy người tiêu dùng có thể chắc chắn rằng mức độ ô nhiễm cao không có trong nước uống của mình.

Câu 14: Vì sao các nhà khoa học cho rằng RNA xuất hiện trước DNA và DNA dần thay thế RNA trở thành vật chất di truyền?

Trả lời:

Có rất nhiều căn cứ khác để cho rằng ARN có trước DNA:

- Thứ nhất, ARN có cấu trúc rất đơn giản, chỉ có mạch đơn, có khả năng nhân đôi mà không cần đến enzim như quá trình nhân đôi DNA. - Thứ nhất, ARN có cấu trúc rất đơn giản, chỉ có mạch đơn, có khả năng nhân đôi mà không cần đến enzim như quá trình nhân đôi DNA.

- Thứ hai, ARN mạch đơn, có khả năng tạo ra nhiều cấu trúc không gian khác nhau, đồng nghĩa với việc ARN tham gia được nhiều hoạt động sống trong tế bào đặc biệt cần thiết trong các đoạn probiont đang tiến hóa. - Thứ hai, ARN mạch đơn, có khả năng tạo ra nhiều cấu trúc không gian khác nhau, đồng nghĩa với việc ARN tham gia được nhiều hoạt động sống trong tế bào đặc biệt cần thiết trong các đoạn probiont đang tiến hóa.

- Thứ ba, ARN còn có khả năng xúc tác enzim và một số ribozim có khả năng xúc tác tạo mạch bổ sung của 1 đoạn ARN ngắn trong môi trường có đơn phân tự do. - Thứ ba, ARN còn có khả năng xúc tác enzim và một số ribozim có khả năng xúc tác tạo mạch bổ sung của 1 đoạn ARN ngắn trong môi trường có đơn phân tự do.

- Thứ tư, ở bên ngoài tế bào, ARN cũng có cấu trúc bền vững hơn so với DNA. - Thứ tư, ở bên ngoài tế bào, ARN cũng có cấu trúc bền vững hơn so với DNA.

Theo như những căn cứ trên, tất cả đều ủng hộ cho giả thuyết rằng probion đã hấp thụ ARN và do đó trở thành vật chất di truyền. Dần dần sau này DNA thay thế cho ARN bởi vì DNA là nguồn dự trữ thông tin di truyền bền vững hơn, có độ chính xác hơn khi sao chép.

Câu 15: Cơ thể người lấy carbon từ nguồn nào?

Trả lời:

Nguồn carbon cung cấp cho tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ các chất dinh dưỡng có trong các loại thức ăn. Khi thức ăn được đưa vào trong cơ thể → phân giải → chất dinh dưỡng đơn giản → hấp thụ vào máu đưa đến các tế bào → diễn ra hàng loạt các phản ứng sinh hóa để tổng hợp nên các chất cần thiết.

Câu 16: Vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta thường xuyên ăn rau?

Trả lời:

Vì trong rau có nhiều cellulose , cellulose giúp ích trong tiêu hóa thức ăn bằng cách kích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy và cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ngoài.

Câu 17: Nêu một số chất gây ô nhiễm nước phổ biến nhất.

Trả lời:

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đặt ra các tiêu chuẩn và quy định về sự hiện diện và số lượng của hơn 90 chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước uống của người dân tại công cộng, bao gồm các loài vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Salmonella và Cryptosporidium.

Câu 18: DNA được ứng dụng như thế nào trong đời sống?

Trả lời:

Vì DNA có chức năng chứa đựng thông tin di truyền nên nó có thể ứng dụng trong việc xác định một số bệnh nhất định hoặc xét nghiệm huyết thống.

- Xét nghiệm tiền lâm sàng: Một số căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như bệnh tim, ung thư vú, ung thư trực tràng… Mà gen mang bệnh di truyền có thể mang gen lặn nên không thể biết mình có mang bệnh di truyền hay không. Do đó, nên sử dụng xét nghiệm DNA giúp xác định tình trạng sức khỏe để tìm ra phương pháp trị bệnh sớm. - Xét nghiệm tiền lâm sàng: Một số căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như bệnh tim, ung thư vú, ung thư trực tràng… Mà gen mang bệnh di truyền có thể mang gen lặn nên không thể biết mình có mang bệnh di truyền hay không. Do đó, nên sử dụng xét nghiệm DNA giúp xác định tình trạng sức khỏe để tìm ra phương pháp trị bệnh sớm.

- Xét nghiệm trước sinh: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh hỗ trợ chẩn đoán xác định các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ như hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng klinefelter gây vô sinh, hội chứng Down, hội chứng trisomy 18… - Xét nghiệm trước sinh: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh hỗ trợ chẩn đoán xác định các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ như hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng klinefelter gây vô sinh, hội chứng Down, hội chứng trisomy 18…

- Sử dụng DNA làm xét nghiệm huyết thống: DNA là vật chứa đựng thông tin di truyền từ nhiều thế hệ trong gia đình. Vậy nên, xét nghiệm DNA giúp xác định mối quan hệ huyết thống cha con, quan hệ họ hàng,... - Sử dụng DNA làm xét nghiệm huyết thống: DNA là vật chứa đựng thông tin di truyền từ nhiều thế hệ trong gia đình. Vậy nên, xét nghiệm DNA giúp xác định mối quan hệ huyết thống cha con, quan hệ họ hàng,...

Câu 19: Tại sao các loại protein chức năng như enzyme thường có cấu trúc hình cầu?

Trả lời:

Các loại protein chức năng như enzyme thường có cấu trúc hình cầu vì:

- Trong nhiều protein hình cầu có chức các gốc cysteine, sự tạo thành các liên kết disulfite giữa các gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi polypeptide, làm cho chuỗi bị cuộn lại đáng kể.  - Trong nhiều protein hình cầu có chức các gốc cysteine, sự tạo thành các liên kết disulfite giữa các gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi polypeptide, làm cho chuỗi bị cuộn lại đáng kể. 

- Tất cả các enzyme đều là các protein hình cầu. Mỗi enzyme đều có 1 trung tâm hoạt động. Một số amino acid có nhóm R tham gia cấu tạo nên trung tâm hoạt động. Các amino acid tham gia vào trung tâm hoạt động lại không xếp kề nhau trong mạch polypeptide. Điều này chứng tỏ rằng sự cuộn lại phức tạp trong không gian của phân tử protein để hình thành cấu trúc bậc 3 đã kéo các amino acid từ các điểm khác nhau của mạch polypeptide đến gần nhau về mặt không gian, để hình thành trung tâm hoạt động của enzyme. Vì vậy, các protein chức năng như enzyme thường có cấu trúc hình cầu. - Tất cả các enzyme đều là các protein hình cầu. Mỗi enzyme đều có 1 trung tâm hoạt động. Một số amino acid có nhóm R tham gia cấu tạo nên trung tâm hoạt động. Các amino acid tham gia vào trung tâm hoạt động lại không xếp kề nhau trong mạch polypeptide. Điều này chứng tỏ rằng sự cuộn lại phức tạp trong không gian của phân tử protein để hình thành cấu trúc bậc 3 đã kéo các amino acid từ các điểm khác nhau của mạch polypeptide đến gần nhau về mặt không gian, để hình thành trung tâm hoạt động của enzyme. Vì vậy, các protein chức năng như enzyme thường có cấu trúc hình cầu.

Câu 20: Nước sẽ có vai trò như thế nào đối với tế bào nếu độ âm điện của oxygen và hydrogen là như nhau? Giải thích

Trả lời:

- Vì độ âm điện của oxygen lớn hơn nhiều so với độ âm điện của hydrogen, do vậy, liên kết cộng hóa trị giữa H và O trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị phân cực khiến phân tử nước có tính phân cực. Do có tính phân cực nên nước có thể hoà tan nhiều chất phân cực khác và có vai trò quan trọng trong tế bào. - Vì độ âm điện của oxygen lớn hơn nhiều so với độ âm điện của hydrogen, do vậy, liên kết cộng hóa trị giữa H và O trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị phân cực khiến phân tử nước có tính phân cực. Do có tính phân cực nên nước có thể hoà tan nhiều chất phân cực khác và có vai trò quan trọng trong tế bào.

- Nếu độ âm điện của oxygen và hydrogen là như nhau thì liên kết cộng hoá trị giữa O và H trong phân tử nước là liên kết không phân cực, dẫn đến phân tử nước không thể là dung môi hoà tan các chất cần thiết cấu tạo nên tế bào cũng như tham gia vào các phản ứng hoá học của tế bào. Khi đó, nước không thể là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào. - Nếu độ âm điện của oxygen và hydrogen là như nhau thì liên kết cộng hoá trị giữa O và H trong phân tử nước là liên kết không phân cực, dẫn đến phân tử nước không thể là dung môi hoà tan các chất cần thiết cấu tạo nên tế bào cũng như tham gia vào các phản ứng hoá học của tế bào. Khi đó, nước không thể là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay