Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 2

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO

(20 CÂU)

Câu 1: Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần nào?

Trả lời:

Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần chính là: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.

Câu 2: Mối nối giữa các tế bào có vai trò gì?

Trả lời:

- Mối nối kín: Các tế bào được ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt khiến cho các chất không thể lọt qua được khe hở giữa các tế bào. Điều đó đảm bảo tế bào có thể chọn lọc được những chất cần thiết, tránh hấp thụ những chất có hại. - Mối nối kín: Các tế bào được ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt khiến cho các chất không thể lọt qua được khe hở giữa các tế bào. Điều đó đảm bảo tế bào có thể chọn lọc được những chất cần thiết, tránh hấp thụ những chất có hại.

- Mối nối hở: Nhờ có mối nối này các tế bào của mô được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau những chất nhất định. - Mối nối hở: Nhờ có mối nối này các tế bào của mô được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau những chất nhất định.

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

Trả lời:

- Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. - Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

- Có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, khả năng sinh trưởng và sinh sản cũng nhanh. - Có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, khả năng sinh trưởng và sinh sản cũng nhanh.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất. - Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.

- Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào. - Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.

- Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn. - Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn.

Câu 4: Lông và roi thường tồn tại ở một số tế bào nhân thực nào?

Trả lời:

Tồn tại ở một số tế bào nhân thực: một số động vật đơn bào có lông và roi để bơi trong nước; tế bào niêm mạc khí quản, niêm mạc mũi có các lông rung; tinh trùng của động vật và người có roi để bơi đến thụ tinh cho trứng; tế bào niêm mạc của ống dẫn trứng có các lông giúp đưa trứng đã thụ tinh đến tử cung;…

Câu 5: Trình bày cấu tạo, chức năng của thành tế bào chất và vùng nhân.

Trả lời:

- Tế bào chất: - Tế bào chất:

+ Vị trí: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. + Vị trí: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân.

+ Cấu tạo: + Cấu tạo:

●       Thành phần chính của tế bào chất là bào tương – dạng keo lỏng có thành phần chủ yếu là nước, các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.

●       Không có hệ thống nội màng, khung xương tế bào, các bào quan có màng bao bọc chỉ có các hạt dự trữ (đường, lipid) và nhiều ribosome.

+ Chức năng: là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào. + Chức năng: là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.

- Vùng nhân: - Vùng nhân:

+ Cấu tạo: + Cấu tạo:

●       Không được bao bọc bởi các lớp màng nhân.

●       Thường chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.

 + Chức năng: mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn. + Chức năng: mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn.

Câu 6: Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có liên quan mật thiết với nhau như thế nào?

Trả lời:

Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện chức năng tổng hợp protein. Cụ thể:

- Ribosome là nơi tổng hợp protein. - Ribosome là nơi tổng hợp protein.

- Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi. - Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.

- Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó, những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và phân phối đến các vị trí khác nhau trong tế bào hoặc xuất ra ngoài qua màng tế bào. - Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó, những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và phân phối đến các vị trí khác nhau trong tế bào hoặc xuất ra ngoài qua màng tế bào.

Câu 7: Phân biệt lông và roi.

Trả lời:

Lông

Roi
 - Lông ngắn hơn nhưng có số lượng nhiều roi hơn.  - Lông giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác. - Roi dài hơn, các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.  - Roi là cơ quan vận động, có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển về phía trước.

Câu 8: Bào quan nào đóng vai trò khử độc bảo vệ tế bào?

Trả lời:

Bào quan nào đóng vai trò khử độc bảo vệ tế bào là lyrosome và peroxysome.

- Lyrosome: phân giải tế bào bị tổn thương, các tế bào và bào quan quá hạn sử dụng, lấy những chất gì có thể tái sử dụng, còn chất thải được xuất ra ngoài tế bào.  - Lyrosome: phân giải tế bào bị tổn thương, các tế bào và bào quan quá hạn sử dụng, lấy những chất gì có thể tái sử dụng, còn chất thải được xuất ra ngoài tế bào. 

- Peroxysome: chứa enzyme phân giải peroxide có tác dụng phân giải H - Peroxysome: chứa enzyme phân giải peroxide có tác dụng phân giải H2O2 . - một chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào. - một chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào.

Câu 9: Vi khuẩn A có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn B. Vậy loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Vì sao?

Trả lời:

Theo lý thuyết, kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh. Do đó vi khuẩn A sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn.

Câu 10: Nếu khung xương tế bào gặp vấn đề thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu khung xương tế bào bị tổn thương sẽ làm cho tế bào mất hình dạng ban đầu, các bào quan và enzyme có thể bị thoát ra ngoài tế bào hoặc mất chức năng, không thể hình thành trung thể làm cho quá trình phân bào bị gián đoạn. Ngoài ra khi khung xương tế bào bị tổn thương sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.

Câu 11: Phương pháp nhuộm gram có ý nghĩa gì trong y học?

Trả lời:

Nhuộm gram là phương pháp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, có ý nghĩa giúp phân biệt sớm các bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh.

Câu 12: Khi uống rượu thì cơ quan nào phải hoạt động mạnh hơn bình thường? Vì sao?

Trả lời:

Khi uống rượu thì gan phải hoạt động mạnh hơn bình thường. Vì các tế bào gan có lưới nội thất phát triển mạnh chứa các enzyme tham gia vào quá trình khử độc các chất. Người uống nhiều rượu, khiến các tế bào gan phải hoạt động mạnh hơn để đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể.

Câu 13: Tế bào nhân sơ được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học như thế nào?

Trả lời:

- Nghiên cứu vi sinh vật: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của vi sinh vật, cũng như để phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. - Nghiên cứu vi sinh vật: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của vi sinh vật, cũng như để phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Nghiên cứu di truyền học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu quá trình nhân đôi DNA và chuyển gen, các quá trình di truyền cơ bản và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. - Nghiên cứu di truyền học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu quá trình nhân đôi DNA và chuyển gen, các quá trình di truyền cơ bản và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Nghiên cứu sinh học phân tử: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu các quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp protein, các quá trình cơ bản của sinh học phân tử và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. - Nghiên cứu sinh học phân tử: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu các quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp protein, các quá trình cơ bản của sinh học phân tử và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Nghiên cứu sinh thái học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu nghiên cứu các quá trình sinh học cơ bản và phát triển các phương pháp bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu sinh thái học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu nghiên cứu các quá trình sinh học cơ bản và phát triển các phương pháp bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu y học: Tế bào nhân sơ được sử dụng trong nghiên cứu nghiên cứu các bệnh lý và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. - Nghiên cứu y học: Tế bào nhân sơ được sử dụng trong nghiên cứu nghiên cứu các bệnh lý và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Câu 14: Tế bào nhân thực có vai trò như thế nào trong quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể?

Trả lời:

- Tế bào nhân thực đóng vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể thông qua quá trình tái tạo và phục hồi tế bào. Khi cơ thể gặp phải tổn thương hoặc bị tổn hại, tế bào nhân thực tham gia vào quá trình phục hồi bằng cách tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào đã bị tổn thương. - Tế bào nhân thực đóng vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể thông qua quá trình tái tạo và phục hồi tế bào. Khi cơ thể gặp phải tổn thương hoặc bị tổn hại, tế bào nhân thực tham gia vào quá trình phục hồi bằng cách tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào đã bị tổn thương.

- Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng chứa thông tin gen quan trọng liên quan đến quá trình phục hồi và tái tạo tế bào. Chúng có thể tạo ra các protein và tác nhân sinh học khác để giúp kích thích quá trình phục hồi và sửa chữa tổn thương. - Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng chứa thông tin gen quan trọng liên quan đến quá trình phục hồi và tái tạo tế bào. Chúng có thể tạo ra các protein và tác nhân sinh học khác để giúp kích thích quá trình phục hồi và sửa chữa tổn thương.

- Nhờ vai trò quan trọng này, tế bào nhân thực đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể sau khi gặp phải tổn thương hoặc bị bệnh lý. - Nhờ vai trò quan trọng này, tế bào nhân thực đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể sau khi gặp phải tổn thương hoặc bị bệnh lý.

Câu 15: Vì sao ở tế bào nhân sơ, người ta có khái niệm vùng nhân chứ không phải nhân tế bào?

Trả lời:

Gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào vì tế bào nhân sơ chưa có màng nhân nên nhân không phân cách với tế bào chất, do đó ADN co cụm lại một chỗ.

Câu 16: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

Tế bào nhân sơTế bào nhân thực
Có kích thước nhỏ hơn.Có kích thước lớn hơn.
Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân).Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).
Chưa có hệ thống nội màng.Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.
Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc.Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc.
Không có hệ thống khung xương tế bào.Có hệ thống khung xương tế bào.

 

Câu 17: Vì sao bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra lại nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn gram dương gây ra?

Trả lời:

- Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn. - Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.

- Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. - Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

- Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương. - Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương.

Câu 18: Tại sao tế bào nhân thực được coi là trọng tâm của nghiên cứu sinh học?

Trả lời:

- Tế bào nhân thực được coi là trọng tâm của nghiên cứu sinh học vì chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hiểu về cấu trúc và chức năng của cơ thể. Tế bào nhân thực chứa thông tin di truyền quan trọng và đóng vai trò trong việc điều chỉnh các hoạt động của tế bào, cũng như quá trình phát triển và phục hồi của cơ thể. - Tế bào nhân thực được coi là trọng tâm của nghiên cứu sinh học vì chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hiểu về cấu trúc và chức năng của cơ thể. Tế bào nhân thực chứa thông tin di truyền quan trọng và đóng vai trò trong việc điều chỉnh các hoạt động của tế bào, cũng như quá trình phát triển và phục hồi của cơ thể.

- Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng là nơi chứa thông tin về các bệnh lý di truyền và đột biến gen. Hiểu rõ về tế bào nhân thực có thể giúp chúng ta nghiên cứu về cách mà các bệnh lý di truyền phát triển và cách để điều trị chúng. - Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng là nơi chứa thông tin về các bệnh lý di truyền và đột biến gen. Hiểu rõ về tế bào nhân thực có thể giúp chúng ta nghiên cứu về cách mà các bệnh lý di truyền phát triển và cách để điều trị chúng.

- Cuối cùng, tế bào nhân thực cũng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về phương pháp sửa đổi gen và điều trị gen. Do đó, tế bào nhân thực đóng vai trò trọng yếu trong nghiên cứu sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. - Cuối cùng, tế bào nhân thực cũng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về phương pháp sửa đổi gen và điều trị gen. Do đó, tế bào nhân thực đóng vai trò trọng yếu trong nghiên cứu sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.

Câu 19: Có một loại thuốc giảm cân rất hiệu quả nhưng hiện nay đã bị cấm sử dụng do một số người đã bị tử vong khi dùng thuốc. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy loại thuốc này làm hỏng màng trong của ti thể. Hãy giải thích tại sao khi uống loại thuốc này lại có thể giảm cân và có thể tử vong.

Trả lời:

Ti thể có lớp màng kép, màng trong của ti thể có chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP (đồng tiền năng lượng của tế bào). Bên trong hai lớp màng là chất nền ti thể chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Khoảng không gian giữa hai lớp màng là kho chứa ion H + có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP. Vì vậy, khi thuốc làm hỏng màng trong của ti thể, tế bào sẽ không tổng hợp được ATP để cung cấp cho các hoạt động sống, do đó, làm giảm khối lượng cơ thể và có thể tử vong.

Câu 20: Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau?

Trả lời:

- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxysome. - Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxysome.

- Cơ chế khử độc của hai loại bào quan: - Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:

+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể. + Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.

+ Peroxysome khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hydrogen từ chất độc đến oxygen tạo ra H + Peroxysome khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hydrogen từ chất độc đến oxygen tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzyme catalase xúc tác chuyển thành H2O.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay