Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập phần mở đầu

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập phần mở đầu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP PHẦN MỞ ĐẦU

(20 CÂU)

Câu 1: Nêu mục tiêu của sinh học.

Trả lời:

Mục tiêu của sinh học là tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các quá trình sống ở các cấp độ tổ chức của sự sống, qua đó, con người có thể điều khiển, tối ưu hóa được nguồn tài nguyên sinh học cũng như phi sinh học, phục vụ cho sự phát triển xã hội loài người một cách bền vững.

Câu 2: Nêu khái niệm cấp độ tổ chức sống, cấp độ tổ chức bao gồm những gì?

Trả lời:

- Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng,… - Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng,…

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. - Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 3: Trình bày phương pháp thực nghiệm khoa học.

Trả lời:

- Phương pháp thực nghiệm khoa học có thể tiến hành ngay tại thực địa hoặc trong phòng thí nghiệm với các điều kiện môi trường được kiểm soát một cách chặt chẽ. - Phương pháp thực nghiệm khoa học có thể tiến hành ngay tại thực địa hoặc trong phòng thí nghiệm với các điều kiện môi trường được kiểm soát một cách chặt chẽ.

- Một số phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu sinh học: - Một số phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu sinh học:

+ Phương pháp nghiên cứu, phân loại sinh vật: định danh dựa trên hình thái của sinh vật, phân tích gene, phân lập (đối với vi khuẩn). + Phương pháp nghiên cứu, phân loại sinh vật: định danh dựa trên hình thái của sinh vật, phân tích gene, phân lập (đối với vi khuẩn).

+ Phương pháp tách chiết: tách enzyme, gene, các chất có hoạt tính sinh học. + Phương pháp tách chiết: tách enzyme, gene, các chất có hoạt tính sinh học.

+ Phương pháp nuôi cấy: nuôi cấy vi khuẩn, nuôi cấy mô tế bào động vật, thực vật; nuôi cấy động vật, thực vật trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa. + Phương pháp nuôi cấy: nuôi cấy vi khuẩn, nuôi cấy mô tế bào động vật, thực vật; nuôi cấy động vật, thực vật trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

Câu 4: Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành mấy loại chính?

Trả lời:

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành 2 loại chính: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

- Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản: tìm hiểu cấu trúc các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống. - Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản: tìm hiểu cấu trúc các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống.

- Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng: khám phá thế giới sống tìm cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống. - Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng: khám phá thế giới sống tìm cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

→ Mối quan hệ giữa hai lĩnh vực nghiên cứu sinh học: Hai lĩnh vực này ngày càng giao thoa với nhau và kết hợp với các ngành khoa học khác giúp đưa các thành tựu sinh học vào thực tiễn đời sống.

Câu 5: Em hiểu như thế nào về thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc?

Trả lời:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

- Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. Đặc tính nổi trội là đặc điểm nổi bật riêng của một cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu tạo nên chúng, đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn. - Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. Đặc tính nổi trội là đặc điểm nổi bật riêng của một cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu tạo nên chúng, đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.

Câu 6: Nêu khái niệm tin sinh học.

Trả lời:

Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn nhằm sử dụng chúng một cách hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và trong cuộc sống.

Câu 7: Sinh học có vai trò như thế nào trong phát triển bền vững?

Trả lời:

- Việc phổ biến kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng của sinh vật, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý,… đến toàn dân góp phần hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Việc phổ biến kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng của sinh vật, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý,… đến toàn dân góp phần hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững. - Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững.

- Mọi nghiên cứu sinh học cần tính đến việc có tác động như tế nào đến môi trường, xã hội và phải hướng tới sự phát triển bền vững. - Mọi nghiên cứu sinh học cần tính đến việc có tác động như tế nào đến môi trường, xã hội và phải hướng tới sự phát triển bền vững.

Câu 8: Nhờ đâu mà sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung?

Trả lời:

Nhờ sự kế thừa thông tin di truyền trong các phân tử DNA qua các thế hệ tế bào và cơ thể tương đối chính xác nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.

Câu 9: Máy li tâm được sử dụng trong kỹ thuật nào? Em hãy nêu các bước sử dụng máy li tâm để tách và phân lập các bào quan.

Trả lời:

- Máy li tâm được sử dụng trong kĩ thuật phân đoạn tế bào. - Máy li tâm được sử dụng trong kĩ thuật phân đoạn tế bào.

- Đây là kĩ thuật tách các loại bào quan dựa trên khối lượng của chúng. - Đây là kĩ thuật tách các loại bào quan dựa trên khối lượng của chúng.

- Các bước sử dụng máy li tâm để tách và phân lập các bào quan: Phá vỡ các tế bào → cho vào ống nghiệm đem li tâm trong máy li tâm → lực li tâm ở tốc độ vòng quay khác nhau làm cho các bộ phận tế bào có khối lượng khác nhau được tách riêng và nằm ở các vùng khác nhau của ống li tâm. - Các bước sử dụng máy li tâm để tách và phân lập các bào quan: Phá vỡ các tế bào → cho vào ống nghiệm đem li tâm trong máy li tâm → lực li tâm ở tốc độ vòng quay khác nhau làm cho các bộ phận tế bào có khối lượng khác nhau được tách riêng và nằm ở các vùng khác nhau của ống li tâm.

Câu 10: Em hãy kể một số thành tựu của sinh học trong đời sống.

Trả lời:

- Giải trình tự gene người và nhiều loại sinh vật khác nhau → sản xuất ra được nhiều loại thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo. - Giải trình tự gene người và nhiều loại sinh vật khác nhau → sản xuất ra được nhiều loại thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo.

- Giải trình tự DNA giúp xác định thân nhân hay xác định quan hệ huyết thống. - Giải trình tự DNA giúp xác định thân nhân hay xác định quan hệ huyết thống.

- Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao. - Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao.

Câu 11: Vì sao thế giới sống liên tục tiến hóa?

Trả lời:

Thế giới sống liên tục tiến hóa là do: Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong các phân tử DNA cũng thường phát sinh các đột biến kết hợp với điều kiện sống khác nhau lựa chọn ra những thể đột biến có kiểu hình thích nghi với môi trường dẫn đến hình thành nên thế giới sống đa dạng và phong phú..

Câu 12: Nêu một số thành tựu của tin sinh học.

Trả lời:

Thành tựu:

- Dùng phần mềm máy tính tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật. - Dùng phần mềm máy tính tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.

- Áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lí thông tin của bệnh nhân giúp các bác sĩ đưa ra được biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. - Áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lí thông tin của bệnh nhân giúp các bác sĩ đưa ra được biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

Câu 13: Sinh học được ứng dụng trong ngành y dược như thế nào?

Trả lời:

- Nghiên cứu gen: Sinh học phân tử giúp xác định vai trò của các gen và tác động của các đột biến gen trong việc phát triển và mắc các bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền, ung thư hiệu quả hơn. - Nghiên cứu gen: Sinh học phân tử giúp xác định vai trò của các gen và tác động của các đột biến gen trong việc phát triển và mắc các bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền, ung thư hiệu quả hơn.

- Sinh dược học: Sinh học phân tử cung cấp thông tin về các con đường mà thuốc tác dụng lên quá trình sinh lý trong cơ thể con người, hỗ trợ phát triển các loại thuốc mới, tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ của thuốc. - Sinh dược học: Sinh học phân tử cung cấp thông tin về các con đường mà thuốc tác dụng lên quá trình sinh lý trong cơ thể con người, hỗ trợ phát triển các loại thuốc mới, tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ của thuốc.

- Cải thiện chất lượng chẩn đoán: Các kỹ thuật sinh học như giải trình tự gen, chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh, giúp điều trị sớm và cải thiện tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. - Cải thiện chất lượng chẩn đoán: Các kỹ thuật sinh học như giải trình tự gen, chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh, giúp điều trị sớm và cải thiện tỉ lệ sống sót của bệnh nhân.

- Phục hồi và tái tạo: Sinh học có ảnh hưởng đáng kể đến việc phục hồi các loài cây và động vật, từ đó là nền tảng cho việc tái tạo các cơ quan, mô và xương trong cơ thể con người. - Phục hồi và tái tạo: Sinh học có ảnh hưởng đáng kể đến việc phục hồi các loài cây và động vật, từ đó là nền tảng cho việc tái tạo các cơ quan, mô và xương trong cơ thể con người.

- Nghiên cứu dược phẩm: phát triển các loại dược phẩm mới, cung cấp hiểu biết về cơ chế tác động của các chất trong cơ thể con người, xác định hiệu quả và độ an toàn của các dược phẩm mới. - Nghiên cứu dược phẩm: phát triển các loại dược phẩm mới, cung cấp hiểu biết về cơ chế tác động của các chất trong cơ thể con người, xác định hiệu quả và độ an toàn của các dược phẩm mới.

Câu 14: Cơ thể người có một số khả năng tự điều chỉnh như thế nào?

Trả lời:

- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ giãn ra, lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể. - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ giãn ra, lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể. - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật. - Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lý con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn ký ức đó. - Khi có một tác động quá lớn đến tâm lý con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn ký ức đó.

- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường – chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể. - Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường – chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

Câu 15: Các nhà khoa học thường tư duy như thế nào để tạo nên một giả thuyết khoa học và kiểm chứng giả thuyết đó?

Trả lời:

Để hình thành một giả thuyết và kiểm chứng một giả thuyết, các nhà khoa học thường sử dụng cách suy luận logic ngược lại với quy nạp, đi từ cái chung đến cái riêng, được gọi là diễn giải. Vì cách suy luận diễn giải giúp chúng ta suy diễn từ giả thuyết hay nguyên lý chung ra những điều tất yếu sẽ xảy ra nếu giả thuyết hay nguyên lí đó đúng.

Câu 16: Sinh học được ứng dụng như thế nào để giải quyết các vấn đề môi trường?

Trả lời:

- Việc giải trình tự hệ gene của nhiều loài vi sinh vật mở ra những tiềm năng ứng dụng vi sinh vật trong giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng: - Việc giải trình tự hệ gene của nhiều loài vi sinh vật mở ra những tiềm năng ứng dụng vi sinh vật trong giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng:

+ Sử dụng vi khuẩn Deinococcus radiodurans để làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm phóng xạ và các hóa chất độc hại. + Sử dụng vi khuẩn Deinococcus radiodurans để làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm phóng xạ và các hóa chất độc hại.

+ Sử dụng vi khuẩn Shewanella oneidensis làm sạch nước nhiễm thủy ngân, chì, sắt và có khả năng sản sinh năng lượng điện. + Sử dụng vi khuẩn Shewanella oneidensis làm sạch nước nhiễm thủy ngân, chì, sắt và có khả năng sản sinh năng lượng điện.

- Phỏng sinh học hay bắt chước sinh học giúp tạo ra nhiều robot và vật dụng đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. - Phỏng sinh học hay bắt chước sinh học giúp tạo ra nhiều robot và vật dụng đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội.

Câu 17: Cơ quan nào trong cơ thể người đảm nhận vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì cân bằng nội môi của cơ thể?

Trả lời:

Vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì cân bằng nội môi của cơ thể người thuộc về cơ quan thận. Cơ thể sử dụng thận để loại bỏ chất thải và dung lượng nước dư thừa, duy trì nồng độ chất điện giải trong máu ở mức ổn định và điều chỉnh cân bằng acid-bazơ. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và hoạt động chức năng của cơ thể.

Câu 18: Làm thế nào để thiết kế một thí nghiệm trong môn sinh học sao cho có tính nhất quán và đáng tin cậy?

Trả lời:

- Xác định mục tiêu nghiên cứu: giúp tập trung vào vấn đề cần giải quyết và hiểu rõ kết quả sau khi kết thúc thí nghiệm. - Xác định mục tiêu nghiên cứu: giúp tập trung vào vấn đề cần giải quyết và hiểu rõ kết quả sau khi kết thúc thí nghiệm.

- Cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng. - Cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng.

- Xác định nhóm đối chứng: giúp đánh giá chính xác kết quả thí nghiệm. - Xác định nhóm đối chứng: giúp đánh giá chính xác kết quả thí nghiệm.

- Ngẫu nhiên: giúp đảm bảo tính ngẫu nhiên của dữ liệu và giảm thiểu tác động của ngoại cảnh lên kết quả thí nghiệm. - Ngẫu nhiên: giúp đảm bảo tính ngẫu nhiên của dữ liệu và giảm thiểu tác động của ngoại cảnh lên kết quả thí nghiệm.

- Lặp lại thí nghiệm: để đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy của kết quả. Mỗi lần lặp lại thí nghiệm tạo ra một bộ dữ liệu khác nhau để có thể xác định độ tin cậy của kết quả. - Lặp lại thí nghiệm: để đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy của kết quả. Mỗi lần lặp lại thí nghiệm tạo ra một bộ dữ liệu khác nhau để có thể xác định độ tin cậy của kết quả.

- Thu thập, xử lý dữ liệu và phân tích. - Thu thập, xử lý dữ liệu và phân tích.

- Kiểm tra lại và đánh giá. - Kiểm tra lại và đánh giá.

Câu 19: Thế nào là đặc điểm nổi trội? Nêu những đặc điểm nổi trội của thế giới sống.

Trả lời:

- Đặc điểm nổi trội là đặc điểm mới được xuất hiện khi có sự tương tác của các bộ phận trong hệ thống. Đặc điểm nổi trội không có ở các bộ phận cấu tạo nên hệ thống. - Đặc điểm nổi trội là đặc điểm mới được xuất hiện khi có sự tương tác của các bộ phận trong hệ thống. Đặc điểm nổi trội không có ở các bộ phận cấu tạo nên hệ thống.

- Một số đặc điểm nổi trội của thế giới sống: - Một số đặc điểm nổi trội của thế giới sống:

+ Khả năng sinh trưởng, sinh sản, chuyển hóa vật chất và năng lượng. + Khả năng sinh trưởng, sinh sản, chuyển hóa vật chất và năng lượng.

+ Là những hệ mở và tự điều chỉnh. + Là những hệ mở và tự điều chỉnh.

+ Khả năng tiến hóa liên tục. + Khả năng tiến hóa liên tục.

Câu 20: Darwin là nhà khoa học lỗi lạc đã đưa ra học thuyết tiến hóa Chọn lọc tự nhiên và tự mình làm rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng học thuyết của mình. Khi quan sát thấy các cây nắp ấm bắt và ăn thịt các loài côn trùng, ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Theo em, ông đã làm thí nghiệm như thế nào để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình?

Trả lời:

- Đề xuất thí nghiệm để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen: - Đề xuất thí nghiệm để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen:

+ Trồng 2 cây nắp ấm, cây nắp ấm 1 trồng ở chậu A và cây nắp ấm 2 trồng ở chậu B. Đất ở cả hai chậu đều không được bổ sung nitrogen, các điều kiện nước và dinh dưỡng khác đều được bố trí bình thường và giống nhau. + Trồng 2 cây nắp ấm, cây nắp ấm 1 trồng ở chậu A và cây nắp ấm 2 trồng ở chậu B. Đất ở cả hai chậu đều không được bổ sung nitrogen, các điều kiện nước và dinh dưỡng khác đều được bố trí bình thường và giống nhau.

+ Đặt chậu A vào môi trường có côn trùng, chậu B vào môi trường không có côn trùng. + Đặt chậu A vào môi trường có côn trùng, chậu B vào môi trường không có côn trùng.

+ Tiến hành quan sát và rút ra kết luận về sự sinh trưởng và phát triển của 2 cây nắp ấm trong 2 chậu. + Tiến hành quan sát và rút ra kết luận về sự sinh trưởng và phát triển của 2 cây nắp ấm trong 2 chậu.

- Kết quả thí nghiệm: - Kết quả thí nghiệm:

+ Cây nắp ấm ở chậu A phát triển xanh tốt do có đầy đủ chất dinh dưỡng. + Cây nắp ấm ở chậu A phát triển xanh tốt do có đầy đủ chất dinh dưỡng.

+ Cây nắp ấm ở chậu B có những biểu hiện thiếu nitrogen: sinh trưởng kém; thân và cành còi cọc; ít đẻ nhánh; lá non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm. + Cây nắp ấm ở chậu B có những biểu hiện thiếu nitrogen: sinh trưởng kém; thân và cành còi cọc; ít đẻ nhánh; lá non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm.

→ Kết luận: Cây nắp ấm bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay