Bài tập file word Sinh học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật; 11: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật; 11: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10+11: SINH SẢN Ở SINH VẬT VÀ CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm và phân loại sinh sản.

Trả lời:

- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Phân loại: Trong tự nhiên,có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 2: Sinh sản vô tính gì? Sinh sản vô tính có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnkhông có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.

- Đặc điểm:

+ Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản.

+ Tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn.

+ Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ → Tạo ra thế hệ con thích nghi với điều kiện môi trường ổn định.

Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là gì?

Trả lời:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

Câu 4: Sinh sản hữu tính là gì? Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Đặc điểm:

+ Hai loại giao tử trong sinh sản hữu tính có thể được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Câu 5: Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật.

Trả lời:

- Sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra với các sự kiện liên tiếp xảy ra: sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.

- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

Câu 6: Nêu một số biện pháp điều khiển sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

- Trong trồng trọt:

+ Con người thực hiện thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

+ Thời điểm chiếu sáng trong ngày khi thực hiện thụ phấn cho hoa ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả.

- Trong chăn nuôi: Con người thực hiện thụ tinh nhân tạo nhằm điều khiển số con sinh ra hoặc điều khiển giới tính của vật nuôi.

+ Điều khiển số con sinh ra

+ Điều khiển giới tính

Câu 7: Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào? Nêu những hoạt động sống của cơ thể.

Trả lời:

- Tất cả các cơ thể sống đều có những đặc trưng nhất định để phân biệt với các dạng không sống khác, bao gồm: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển:

+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể cảm ứng, lớn lên, sinh trưởng, phát triển.

+ Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động tương tác với nhau và tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

Cơ thể có các hoạt động sống là: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

Câu 8: Cho các cây sau: mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích.

Trả lời:

Cây lúa có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại.

Vì: Mía, khoai tây, hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm đoạn cành xuống đất vì mỗi đoạn thân đều có chồi mầm phát triển. Cây lúa có thân thảo, đoạn thân không có chồi mầm, sinh sản phụ thuộc vào sự thụ phấn của hoa, do đó cần tạo hạt và cất giống để trồng lần sau.  

Câu 9: Xung quanh em có động vật nào đẻ con, động vật nào đẻ trứng?

Trả lời:

- Động vật đẻ con: chó, mèo, lợn, người,...

- Động vật đẻ trứng: gà, chim, vịt, ngỗng,...

Câu 10: Vì sao người ta thường nuôi ong trong vườn cây ăn quả?

Trả lời:

Mô hình nuôi ong kết hợp trong các vườn cây ăn quả, giúp người nông dân tăng khả năng thụ phấn của cây ăn quả, đồng thời thu thêm sản phẩm mật ong tùy thuộc vào cây trồng.

Câu 11: Nêu các biện pháp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trả lời:

- Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật bằng nhiều cách như: đẩy mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp, giảm viêm, tăng lưu thông máu để các tế bào hệ miễn dịch phát hiện tác nhân gây bệnh nhanh hơn.

- Chế độ ăn uống hợp lý: nên cân đối giữa nguồn dinh dưỡng từ động vật và thực vật hàng ngày, đặc biệt là phải bổ sung thêm các nguồn giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cải thiện sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần hạn chế những loại thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ăn vặt, thức uống nhiều đường, có gas… Đặc biệt nên tránh xa các chất kích thích.

- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục cơ thể khi bị ốm. Một giấc ngủ không ngon làm giảm khả năng sản xuất cytokine của hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu ngủ trong thời gian dài làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các điều kiện bất lợi ngoài môi trường.

- Thư giãn, tránh căng thẳng: khi một người bị lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các hormone ngăn chặn chức năng của hệ thống miễn dịch.

Câu 12: Người ta thường thụ phấn nhân tạo như thế nào?

Trả lời:

Thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm đảm bảo sự tạo quả cho các loài cây bí ngô, dưa chuột, mướp,….

Câu 13: Việc điều khiển giới tính ở đàn con trong chăn nuôi có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Tùy vào mục đích sử dụng của con người mà người nông dân điều khiển giới tính của đàn vật nuôi cây trồng.

VD:

+ Nuôi gà lấy trứng người ta sẽ chọn nuôi gà mái

+ Nuôi gà lấy thịt người nông dân sẽ nuôi nhiều gà trống.

Câu 14: Giâm cành, chiết cành, ghép cành được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

- Giâm cành: Nhân nhanh giống cây trồng có khả năng ra rễ nhanh như mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,…

- Chiết cành: Nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nhanh cho thu hoạch. Thường áp dụng đối với các cây ăn quả lâu năm, có khả năng ra rễ chậm hơn như chanh, cam, bưởi,…

- Ghép cành: Tạo ra cây trồng mang đặc điểm của hai hay nhiều loài khác nhau. Ghép cành thường được áp dụng đối với một số cây ăn quả, cây cảnh.

Câu 15: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Sự tham gia của tính đực, cái

Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, tế bào mẹ trực tiếp sinh trưởng và phát triển tạo thành cơ thể mới.

Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặc điểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.

- Ít đa dạng về mặt di truyền.

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.

- Sự đa dạng di truyền cao hơn.

Khả năng thích nghi

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với đời sống thay đổi.

Câu 16: Tại sao độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật biển?

Trả lời:

Độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật biển vì môi trường nước mặn tạo ra một sự khác biệt về áp lực giữa môi trường nội bào và môi trường xung quanh, gây ra một số thay đổi sinh lý và sinh sản xảy ra ở các sinh vật biển:

- Điều chỉnh cấu trúc tế bào: Độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến sự trương của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào sinh dục.

- Hormone: Một số sinh vật biển sử dụng giao tiếp hóa học để điều chỉnh quá trình sinh sản. Độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone của các sinh vật này, làm thay đổi khả năng sinh sản.

- Kiểm soát năng lượng: Sinh vật biển cần năng lượng để hỗ trợ quá trình sinh sản. Một môi trường nước mặn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và sử dụng năng lượng, làm tăng hoặc giảm khả năng sinh sản.

- Khả năng sinh tồn của trứng: Độ mặn của nước cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh tồn và phát triển của trứng trong quá trình sinh sản. Khả năng trứng nở và trưởng thành có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ mặn của nước.

Câu 17: Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Có duy nhất một cá thể ban đầu tham gia sinh sản.

- Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

- Có một hoặc hai cá thể với giới tính khác nhau tham gia sinh sản (đơn tính hoặc lưỡng tính)

- Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 18: Gió là yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ phấn ở cây ngô. Tuy nhiên, trong thực tiễn người nông dân đã can thiệp và thụ phấn cho ngô nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Điều khiển số con sinh ra hay điều khiển giới tính.

Ví dụ: Con người chủ động sản xuất giống cá hồi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Câu 19: Hãy chỉ ra một điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Trả lời:

- Hoa đơn tính là hoa chỉ có bộ phận sinh sản đực hoặc cái.

- Hoa lưỡng tính có các bộ phận sinh sản (đực và cái) trên cùng một hoa.

Câu 20: Giải thích ý nghĩa của sự thụ phấn nhờ con người ở thực vật và sự thụ tinh nhân tạo ở động vật.

Trả lời:

- Ở thực vật, con người tham gia thụ phấn cho cây nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình thụ phấn, sản phẩm quá trình thụ phấn đạt tỷ lệ cho hạt/quả cao.

- Ở động vật, con người sử dụng hormone sinh sản tiêm cho động vật nhằm đảm bảo sản phẩm thụ tinh được có tỉ lệ cao.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay