Bài tập file word Sinh học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNHỞ ĐỘNG VẬT

(20 CÂU)

Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là gì? Nêu đặc điểm của cảm ứng ở sinh vật. Nêu vai trò của cảm ứng.

Trả lời:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Đặc điểm: Cảm ứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng loài, từng cá thể.

- Cảm ứng ở thực vật được thực hiện thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm hơn.

- Cảm ứng ở động vật được biểu hiện đa dạng hơn và thường diễn ra nhanh hơn.

Vai trò: Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

Câu 2: Nêu một số hình thức cảm ứng ở thực vật. Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn để làm gì?

Trả lời:

Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,…

Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.

Câu 3: Trình bày khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật.

Trả lời:

- Khái niệm: Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

- Vai trò: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

Câu 4: Tập tính được phân loại như thế nào?

Trả lời:

Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

- Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Câu 5: Người ta ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn để làm gì?

Trả lời:

Ứng dụng:

- Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.

- Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt.

Câu 6: Vì sao cây thường rụng lá vào mùa đông?

Trả lời:

Vào mùa đông, lượng mưa giảm kéo theo hàm lượng nước trong đất cũng giảm. Lượng nước mà rễ cây hút được cũng giảm theo. Để đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể, cây rụng lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước.

Câu 7: Vì sao sau những cơn mưa ếch thường kêu rất to?

Trả lời:

Những trận mưa rào thường vào cuối xuân sau đầu mùa hạ vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình. Đấy chính là tín hiệu để ếch cái nghe thấy tiếng gọi của “bạn tình” sẽ tìm đến để giao phối. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ lặp lại theo mùa sinh sản.

Câu 8: Vì sao rễ cây ở sa mạc thường rất dài?

Trả lời:

Do ở sa mạc thì môi trường khô cạn, các bụi cây ở đó phải phát triển mạnh bộ rễ dài (10m) để có thể đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng.

Câu 9: Vì sao chuột bỏ chạy khi thấy mèo?

Trả lời:

Không phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo. “Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy” là một loại tập tính học được: Bản chất chuột sinh ra không sợ mèo nhưng trong quá trình sống, chuột bị mèo đuổi bắt hoặc quan sát các đồng loại khác mà dần hình thành nên tập tính này.

Câu 10: Vì sao lá cây xương rồng bị tiêu biến?

Trả lời:

Vì xương rồng thường sống ở các vùng đất khô cằn, nóng và nhiều cát như hoang mạc, sa mạc hoặc các vùng nhiệt đới. Cây xương rồng thường mọc thành bụi nhỏ và phủ sát mặt đất, lá cây tiêu biến tạo thành gai để giúp làm giảm sự thoát nước và giúp cây có thể chống chọi với điều kiện sống khắc nghiệt.

Câu 11: Vì sao rắn lại ngủ đông?

Trả lời:

Là một động vật biến nhiệt, việc ngủ đông sẽ giúp rắn sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt như thiếu oxy, thức ăn, nguồn nước (nhất là vào mùa đông). Chúng sẽ chỉ thức giấc khi nhận các kích thích mới từ môi trường như khi nhiệt độ tăng lên.

Câu 12: Vì sao động vật không xương sống có nhiều tập tính học tập hơn động vật có xương sống?

Trả lời:

Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít. Vì vậy động vật không xương sống có ít tập tính học tập hơn động vật có xương sống.

Câu 13: Vì sao chim có tập tính làm tổ?

Trả lời:

Vì để bảo vệ con non khỏi các mối đe dọa của động vật săn mồi. Ngoài ra, tổ chim còn để giữ ấm, tránh mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở.

Câu 14: Tại sao cảm ứng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật?

Trả lời:

Cảm ứng có vai trò quan trọng đối với sinh vật vì nhờ có cảm ứng, sinh vật có thể trả lời được các kích thích từ môi trường. Điều này đảm bảo cho sinh vật tồn tại, phát triển và thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Cảm ứng cũng giúp sinh vật giải quyết các vấn đề và hoạt động sinh học cũng như duy trì sự ổn định và hoạt động các quá trình sinh học khác. Trong một số trường hợp, cảm ứng giúp động vật phát hiện và tránh khỏi tác động của môi trường xung quanh, cũng như giúp chúng tìm kiếm thức ăn và cải thiện khả năng sinh sản. Vì vậy, cảm ứng có tác động trực tiếp đến sự sống và phát triển của sinh vật, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho sinh vật tồn tại và phát triển thuận lợi.  

Câu 15: Tại sao nghiên cứu về tập tính ở động vật có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu về hành vi và sự tiến hóa của con người?

Trả lời:

Nghiên cứu về tập tính ở động vật mang ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu về hành vi và sự tiến hóa của con người vì:

- Tiến hóa chung: Động vật và con người có cùng một tổ tiên chung. Hiểu về tập tính đã phát triển và tiến hóa ở động vật có thể giúp ta hiểu cách các tập tính tương tự đã phát triển ở con người.

- Học tập xã hội: Nghiên cứu tập tính ở động vật, như học tập xã hội, có thể giúp ta hiểu về cách con người học từ nhau và tạo ra các hành vi xã hội phức tạp.

- Sinh học hành vi: Động vật là những mô hình sinh học hữu ích để tìm hiểu các cơ chế sinh học đằng sau hành vi. Nghiên cứu tập tính ở động vật có thể tiết lộ nhiều bí mật về hành vi của con người.

- Bệnh tâm thần: Nghiên cứu tập tính ở động vật cũng có thể giúp hiểu rõ hơn về các cơ chế sinh lý và di truyền đằng sau các rối loạn tâm thần ở con người.

Câu 16: Tại sao các loài sống khác nhau có cảm ứng khác nhau?

Trả lời:

Các loài sống khác nhau có môi trường sống và cách sinh tồn khác nhau nên chúng có các kiểu cảm ứng khác nhau, cảm ứng được phát triển theo nhu cầu của sinh vật tương tác hiệu quả với môi trường xung quanh.

Câu 17: Tại sao tập tính có thể thay đổi theo môi trường sống của động vật?

Trả lời:

Tập tính của động vật có thể thay đổi theo môi trường sống của chúng vì các yếu tố môi trường có thể kích hoạt các gen liên quan đến tập tính đó. Từ đó gây ra "thay đổi tạm thời" trong tập tính của động vật. Các thay đổi tạm thời này có thể di truyền cho thế hệ sau. Dưới áp lực môi trường khác nhau, động vật có thể phát triển các tập tính mới hoặc thích nghi với môi trường của chúng, tạo nên sự đa dạng sinh học trong quần thể động vật.

Câu 18: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:

Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/lạc/ngô đang nảy mầm vào cốc chứa đất ẩm.

Bước 2: Cắt bỏ hai đầu vỏ chai nhựa (lưu ý sử dụng vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây).

Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thích như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau.

Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh phần vỏ chai để ánh sáng không lọt vào.

Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cốc trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên

Bước 6: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xảy ra sau một tuần.

  1. a) Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì?
  2. b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 thí nghiệm?
  3. c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.

Trả lời:

  1. a) Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.
  2. b) Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các khe hở của miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng.
  3. c) Kết quả: Cây phát triển về phía các khe hở có ánh sáng lọt qua, vì cây có tính hướng sáng.

Câu 19: Hãy phân biệt phản ứng của giun đất khi bị kích thích vào cơ thể và phản ứng của người bình thường khi bị vật nhọn bất ngờ chạm vào tay.

Trả lời:

Phản ứng của giun đất khi bị kích thích vào cơ thể: một phần cơ thể co lại, phản ứng diễn ra chậm. Phản ứng của người bình thường khi bị vật nhọn bất ngờ chạm vào tay: người lập tức rụt tay lại, phản ứng nhanh, kịp thời.

Câu 20: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?

Trả lời:

Đây là tập tính học được của chuột vì sau một số lần thức ăn rơi xuống, chuột hình thành được thói quen giẫm lên bàn đạp để lấy thức ăn. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là thức ăn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay