Bài tập file word Sinh học 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

(PHẦN 5 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu một số biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Trả lời:

- Bảo quản khô

- Bảo quản lạnh

- Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

Câu 2: Nêu vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật: Sự trao đổi khí giúp cơ thể sinh vật trao đổi khí đối với môi trường bên ngoài, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra bình thường.

Câu 3: Để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao, người ta thường làm gì?

Trả lời:

Để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao, người ta thường bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân như phân đạm (chứa N), phân lân (chứa P), phân kali (chứa K),….

Câu 4: Trình bày cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước.

Trả lời:

Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết độ đóng mở của khí khổng:

+ Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều.

+ Khi tế bào khí khổng thiếu nước sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.

Câu 5: Vì sao cần bổ sung nước mỗi ngày? Lấy ví dụ về cơ thể khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng.

Trả lời:

- Vì nước luôn có sự đào thải ra ngoài cơ thể nên việc bổ sung nước là rất quan trọng. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày.

- Ví dụ: thiếu protein sẽ không đủ nguyên liệu để cấu tạo nên tế bào; thiếu vitamin A sẽ mắc bệnh khô mắt,….

- Ví dụ: Ăn quá nhiều thức ăn chứa đường có thể dẫn đến sâu răng; ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate dẫn đến béo phì có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường, tim mạch,…

Câu 6: Sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống của sinh vật?

Trả lời:

- Cung cấp năng lượng: Quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn và các chất dinh dưỡng được trao đổi cung cấp năng lượng cần thiết cho sinh vật để duy trì các hoạt động sinh học và duy trì sự sống.

- Duy trì cấu trúc và chức năng cơ thể: Chất dinh dưỡng từ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được sử dụng để tái tạo và duy trì cấu trúc của tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể.

- Phục hồi và tái tạo: Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng hỗ trợ trong việc phục hồi và tái tạo các tế bào và mô sau khi chúng bị tổn thương hoặc diệt.

- Hoạt động sinh lý: Năng lượng từ chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, tế bào và hệ cơ thể, bao gồm các quá trình như trao đổi khí, trao đổi chất, và hoạt động não bộ.

Câu 7: Trong nông nghiệp, trồng xen canh, luân canh có nghĩa là gì? Các biện pháp này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích, làm giảm sự phụ thuộc vào các loại chất dinh dưỡng, áp lực sâu bệnh và cỏ dại, cũng như giảm xác suất phát triển các loại sâu bệnh và cỏ dại kháng thuốc.

- Xen canh là trồng xen hai hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. Giúp sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và điều hoà dinh dưỡng.

Câu 8: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose mà cần quá trình hô hấp để tạo ra ATP mới sử dụng?

Trả lời:

- Bởi vì phân tử glucose có cấu trúc phức tạp, năng lượng trong tất cả các liên kết là rất lớn nên tế bào không thể sử dụng ngay.

- Mặt khác, phân tử glucose được phân giải qua các hoạt động của ti thể tạo ra ATP, ATP là hợp chất cao nặng – đồng tiền năng lượng của tế bào, hợp chất này dễ nhận và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.

Câu 9: Tại sao quang hợp được coi là quá trình sinh học quan trọng nhất trên Trái Đất?

Trả lời:

Quang hợp được coi là quá trình sinh học quan trọng nhất trên Trái Đất vì nó là nguồn cung cấp năng lượng và chất hữu cơ không thể thiếu đối với đa dạng sinh học và sinh tồn của nhiều loài sống trên hành tinh. Quá trình quang hợp xảy ra trong tế bào của thực vật, tảo và một số vi khuẩn, nơi chúng chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng hóa học có thể sử dụng. Quang hợp tạo ra glucose và các hợp chất hữu cơ khác, là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho tất cả các cơ chế sinh học trên Trái Đất. Ngoài ra, quang hợp cũng giúp hấp thụ khí CO2 từ không khí, đồng thời tạo ra oxy thông qua quá trình phân ly nước, giúp duy trì sự sống cho tất cả các sinh vật h hẹn sống. Điều này làm cho quang hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chu trình động học của nguyên tố carbon và năng lượng trên hành tinh.

Câu 10: Ở những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động sẽ có nguy cơ mạch máu bị xơ vữa, có nhiều mảng bám làm cho lòng mạch hẹp lại. Theo em, điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự lưu thông máu trong mạch và sức khỏe của cơ thể? Để sự vận chuyển các chất trong cơ thể được thuận lợi, chúng ta cần có chế  độ dinh dưỡng và vận động như thế nào?

Trả lời:

Lòng mạch hẹp làm cho lượng máu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể chậm hơn, gây thiếu máu cục bộ cho các vùng của cơ thể. Nếu nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn dẫn đến vỡ mạch máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra ở mạch máu nuôi não và tim. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ, để lại nhiều di chứng như liệt, nói ngọng,... thậm chí là tử vong.

Câu 11: Biện pháp bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao dựa trên cơ sở khoa học nào và được áp dụng cho các loại nông sản nào?

Trả lời:

- Cơ sở khoa học: Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.

- Đây là phương pháp bảo quản hiện đại và hiệu quả cao. Thường sử dụng các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao để bảo quản các loại nông sản.

Câu 12: Nêu một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Trả lời:

 

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Hen suyễn

- Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus

- Không khí lạnh

- Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí

- Mạt nhà

- Stress

- Tiêm vắc xin phòng cúm

- Xác định và tránh tiếp xúc với các dị nguyên khởi phát cơn hen

- Nhận diện các dấu hiệu báo trước

- Điều trị càng sớm càng tốt

- Tuân thủ việc điều trị

- Tái khám theo hẹn

- Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng. 

Viêm phế quản cấp

Do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi

- Tránh xa khói thuốc lá

- Uống nhiều nước

- Tiêm chủng hàng năm

- Rửa tay thường xuyên

- Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm

- Đeo khẩu trang y tế

Xơ nang

Do nhận gen di truyền xơ nang từ cả bố hoặc mẹ hoặc cả hai.

Duy trì lối sống lành mạnh: tiêm phòng vaccine, không hút thuốc, rửa tay thường xuyên và bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

- Hút thuốc lá

- Yếu tố di truyền

- Tránh hút thuốc lá

- Theo dõi định kỳ hàng tháng

- Tiêm ngừa vaccine 

 

Câu 13: Nêu một số bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Trả lời:

- Đối với đạm cần bổ sung nhanh bằng các loại phân đạm cung cấp sẵn trên thị trường hoặc có thể xen canh trồng các loại cây họ đậu giúp củng cố nitrogen cung cấp cho cây trồng.

- Đối với lân cần cung cấp trực tiếp lân cho cây bằng phân nung chảy hoặc các vật chất hữu cơ chứa nhiều lân cho cây như bộ xương, phân chuồng, phân xanh. Để cây hấp thụ lân được tốt nhất cần phải đảm bảo cân bằng pH trong đất đồng thời bổ sung thêm các loại vi sinh vật giải lân.

- Đối với kali cần bón các loại phân kali cho cây như phân chuồng, phân ủ từ chuối, cỏ … khi bón lân cần chú ý bón với lượng nhỏ để tránh việc dư thừa lân trong đất làm cho đất bị chai cứng và làm thiếu hụt đi lượng Mg.

Câu 14: Nêu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

Trả lời:

- Khả năng hấp thụ nước và chất khoáng của rễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các đặc điểm của đất (độ ẩm đất, hàm lượng khí O2 trong đất,…), ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí,…

- Độ ẩm đất: Cây chỉ hút được các chất khoáng khi chúng được hòa tan trong nước, vì vậy, độ ẩm của đất thích hợp sẽ tăng cường khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng của cây.

- Hàm lượng khí O2 trong đất: Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp rễ hoạt động tốt tạo thuận lợi cho quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.

- Ánh sáng: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá – động lực đầu trên của quá trình vận chuyển nước và muối khoáng với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí liên quan chặt chẽ đến quá trình thoát hơi nước ở lá, độ ẩm không khí càng thấp thì thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 15: Cơ thể người cần ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu nào, nêu vai trò và lấy ví dụ cho từng nhóm?

Trả lời:

Để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất, mọi người cần tiêu thụ 6 chất dinh dưỡng cần thiết từ nguồn thực phẩm bao gồm vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, nước và carbohydrate:

- Vitamin là chất dinh dưỡng quan trọng để phòng ngừa bệnh tật, hỗ trợ các chức năng cơ thể, bao gồm 13 loại vitamin thiết yếu. Vitamin có chủ yếu trong các loại rau và trái cây

- Protein là hợp chất quan trọng để cấu tạo các cơ quan, cơ bắp, da và hormone, góp phần duy trì hoạt động của các tế bào và mô trong cơ thể cũng như sửa chữa nó khi gặp vấn đề. Protein có nhiều trong cá và loại hải sản khác, đậu và các loại đậu, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu nành, quả hạch, một số loại ngũ cốc, bao gồm cả hạt diêm mạch.

- Carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là đối với hoạt động của hệ thần kinh trung ương và não. Có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau và trái cây giàu chất xơ

- Chất béo cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong quả bơ, phô mai, các loại hạt, cá và dầu thực vật (oliu, dầu dừa).

- Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và duy trì các chức năng của cơ quan, giúp xương và răng chắc khỏe, điều hòa các quá trình trao đổi chất đồng thời cân bằng lượng nước trong cơ thể. Chủ yếu ở quả hạch, rau họ cải, trứng, cacao, thịt nội tạng,...

- Nước cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Câu 16: Dựa vào hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng quang hợp, ta có thể làm gì?

Trả lời:

- Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến thực vật là rất lớn. Do đó, nếu muốn cây trồng đạt giá trị cực đạt, chúng ta cần đảm bao dung hòa được tất cả các giá trị cực thuận của những nhân tố được phân tích ở trên.

- Từ đó, chúng ta đã ứng dụng để trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng được sử dụng thường là ánh sáng của các loại đèn như đèn neon hay đèn sợi đốt để thay thế cho ánh sáng mặt trời tự nhiên.

- Ứng dụng này hỗ trợ con người khác phục các điều kiện khắc nghiệt của môi trường như giá rét, sâu bệnh. Đảm bảo cung cấp rau củ tươi xanh ngay cả trong điều kiện màu đông. Từ đó, đóng góp một phần vào quá trình đảm bảo an ninh lương thực.

- Ngoài ra, ở Việt Nam, phương pháp này còn được áp dụng để sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng, trồng cây trái vụ và đặc biệt hơn cả là kết hợp với các phương pháp nuôi cấy mô, giâm, chiết cành.

Câu 17:  Tại sao cần phải bảo quản nông sản sau thu hoạch?

Trả lời:

- Bảo quản nông sản giúp hạn chế hao hụt về chất lượng và số lượng. Khi được bảo quản đúng cách sẽ tránh được các tình trạng như nông sản bị hư hỏng, bị côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sản phẩm.

- Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thất thoát nông sản, thất thoát sản lượng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, đảm bảo chất lượng và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng.

Câu 18: Hô hấp tế bào được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Trả lời:

- Hô hấp trong bảo quản nông sản:

+ Điều chỉnh hàm lượng nước

+ Điều chỉnh nhiệt độ

+ Điều chỉnh thành phần không khí trong môi trường bảo quản

- Hô hấp trong trồng trọt:

+ Làm đất, làm cỏ sục bùn, vun gốc,...

+ Trồng cây đúng thời vụ

+ Chủ động tưới tiêu hợp lý,...

Ví dụ minh họa: Điều chỉnh hàm lượng nước trong bảo quản nông sản

Câu 19:  Dựa vào những hiểu biết của em về sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá của người, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau và rút ra nhận xét về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hoá.

Cơ quan trong ống tiêu hóa

Trước khi tiêu hóa

Sau khi tiêu hóa

Miệng

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Trả lời:

 

Cơ quan trong ống tiêu hóa

Trước khi tiêu hóa

Sau khi tiêu hóa

Miệng

Cơm, cá, thịt, rau

Thức ăn được nghiền nhỏ và thấm đều nước bọt, một phần tinh bột đã được biến đổi thành đường maltose

Dạ dày

Thức ăn đã được nghiền nhỏ và thấm đều nước bọt

Thức ăn thấm đều dịch vị và được nghiền nát trở thành dịch bán lỏng, protein chuỗi dài được cắt thành các đoạn ngắn

Ruột non

Thức ăn ở dạng bán lỏng

Các chất dinh dưỡng đơn giản mà tế bào niêm mạc ruột có thể hấp thụ được như amino acid, glucose, glycerol, acid béo,… và các chất cặn bã, nước

Ruột già

Chất cặn bã và nước

Hấp thụ bớt nước và hình thành phân.

 

Nhận xét: Các hoạt động tiêu hóa thức ăn được thực hiện nối tiếp nhau theo một trình tự, sản phẩm tiêu hóa của cơ quan trước là nguyên liệu cho hoạt động tiêu hóa của cơ quan tiếp theo, giúp cho cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả nhất.

Câu 20: Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật đặc biệt quan trọng cho quá trình hô hấp tế bào, chúng tác động lẫn nhau như thế nào?

Trả lời:

- Quá trình quang hợp ở thực vật đặc biệt quan trọng đối với quá trình hô hấp tế bào bởi vì nó tạo ra glucose, dùng làm nguồn năng lượng cho tế bào. Glucose được tạo ra trong quá trình quang hợp từ năng lượng ánh sáng Mặt Trời, khí CO2 và nước.

- Khi thực vật tiến hành quang hợp, nó tạo ra glucose cũng như oxy. Glucose này sau đó được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cho tế bào. Quá trình hô hấp tế bào tách glucose thành năng lượng hóa học dưới dạng ATP, thải ra CO2 và nước, đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp, tạo ra một chu trình cung cấp năng lượng liên tục cho tế bào.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay