Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 29 - VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SINH VẬT
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trình bày cấu tạo của nước.
Trả lời:
Cấu tạo: Mỗi phân tử nước có 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị.
Câu 2: Trình bày tính phân cực của nước.
Trả lời:
Tính phân cực của phân tử nước: Cặp electron trong liên kết cộng hóa trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương. Do tính chất phân cực nên các phân tử nước hút lẫn nhau và hút các phân tử phân cực khác, nhờ đó nước trở thành dung môi hòa tan nhiều chất.
Câu 3: Nêu vai trò của nước đối với sinh vật.
Trả lời:
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của sinh vật trên Trái Đất:
- Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật: Ở người, nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể. Một số loài thực vật và động vật sống dưới nước thì nước có thể chiếm đến hơn 90 % khối lượng cơ thể.
- Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,…
- Góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Nếu cơ thể bị thiếu nước, các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết.
Câu 4: Chất dinh dưỡng là gì?
Trả lời:
Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống của cơ thể.
Câu 5: Nêu vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật.
Trả lời:
Các chất dinh dưỡng đối với thực vật được chia thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm có tỉ lệ lớn (C, H, O, N, P,…) có vai trò chủ yếu là tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật. Trong đó, N góp phần quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì N là nguyên tố cần thiết để thực vật tổng hợp protein và diệp lục.
- Nhóm có tỉ lệ nhỏ (Cu, Mo, B,…) có vai trò chủ yếu là tham gia vào điều tiết quá trình trao đổi chất.
Câu 6: Nêu vai trò của chất dinh dưỡng đối với động vật.
Trả lời:
Các chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm dựa vào bản chất hóa học cơ thể gồm carbohydrate (chất đường bột), lipid (chất béo), protein (chất đạm), vitamin và chất khoáng. Trong đó, carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng; còn vitamin và chất khoáng là các chất không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Chất dinh dưỡng | Vai trò chính đối với cơ thể |
Protein | - Cấu tạo tế bào và cơ thể. - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn. |
Carbohydrate | Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. |
Lipid | - Dự trữ năng lượng. - Chống mất nhiệt. - Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được. |
Vitamin và chất khoáng | - Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,…- Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. |
<![
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Đâu là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật?
Trả lời:
Ở thực vật, các chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được hấp thụ chủ yếu từ đất như N, P, K, S, B, Mo,…
Câu 2: Đâu là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật?
Trả lời:
Chất dinh dưỡng cung cấp cho động vật chủ yếu qua thức ăn.
Câu 3: Thực vật thiếu chất dinh dưỡng thường có những biểu hiện gì?
Trả lời:
Tình trạng thiếu chất khoáng ở thực vật thường biểu hiện qua việc sinh trưởng chậm và các dấu hiệu đặc trưng trên lá, quả,…
Câu 4: Vì sao cần cân đối các chất dinh dưỡng qua thức ăn?
Trả lời:
Thiếu hay thừa các chất dinh đều có thể dẫn đến tình trạng bệnh lí cho cơ thể → Để đảm bảo sức khỏe, cần ăn uống hợp lí và cân đối các loại chất dinh dưỡng.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao, người ta thường làm gì?
Trả lời:
Để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao, người ta thường bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân như phân đạm (chứa N), phân lân (chứa P), phân kali (chứa K),….
Câu 2: Trẻ còi xương nên bổ sung chất gì? Những chất đó có nhiều trong thực phẩm nào?
Trả li:
- Trẻ còi xương nên bổ sung thêm canxi, vitamin D
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: các loại hạt, phô mai, sữa chua, cá hồi, rau lá xanh, đậu nành,...
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng, nấm,...
Câu 3: Cây thiếu nitrogen có biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng của cây trồng, giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, cành, thân, lá cây. Khi thiếu đạm, cây sẽ có các biểu hiện như:
- Thân và cành còi cọc, sinh trưởng kém, ít đẻ nhánh, phân cành.
- Lá mỏng, màu nhạt, bị chuyển sang màu vàng và rụng sớm.
Câu 4: Liệu có nên không ăn tinh bột để giảm cân?
Trả lời:
- Cắt bỏ tinh bột hoàn toàn để giảm cân là sai lầm. Carbohydrat, thành phần chính của các thức ăn tinh bột đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể.
- Nhiều người có thói quen ăn cơm vào ban ngày nhưng lại cắt giảm, thậm chí không ăn tinh bột vào buổi tối vì sợ tăng cân, điều này là thiếu chính xác. Tinh bột, đạm và chất béo là các chất sinh năng lượng, do đó việc nạp không đủ tinh bột có thể gây suy nhược, ảnh hưởng tới trí nhớ cũng như năng suất công việc.
- Trên thực tế, các bữa ăn tối không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, việc nạp tinh bột vào buổi tối cũng rất có ích với những trường hợp có nguy cơ hạ đường huyết.
- Vì vậy, không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong bữa ăn mà chỉ nên giảm bớt, một bữa ăn tối lành mạnh sẽ có 50% rau củ quả, 50% protein và tinh bột.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Lượng calo cần cho một người lớn là khoảng 1500 - 2000 calo/ngày.Em hãy xây dựng thực đơn khoảng 2500 calo cho người cần phải luyện tập. Biết 40:40:20 là tỷ lệ 3 nhóm dưỡng chất cho người luyện tập.
Trả lời:
- Bữa sáng: 2 quả trứng luộc, 130g bột yến mạch, 130g trái việt quất, một chút siro. Với chế độ này, cơ thể nhận được 595 calo, gồm 15g chất béo, 75g carbs và 40g protein.
- Giữa buổi sáng: 2 muỗng bột yến mạch cùng táo. Với chế độ này, cơ thể nhận được 376 calo, gồm 4g chất béo, 35g carbs và 50g protein.
- Buổi trưa: 170 g thịt gà phần ức, 85 g bông cải xanh luộc chín, 85 g gạo lứt. Với chế độ này, cơ thể nhận được 419 calo, gồm 6.5g chất béo, 45g carbs và 45g protein.
- Bữa chiều: 2 lát bánh mì đen, bột ngũ cốc, cùng 1 trái cam. Với chế độ này, cơ thể nhận được 476 calo, gồm 4g chất béo, 64g carbs và 46g protein.
- Bữa tối: 170 g thịt bò làm bít tết, 1 củ khoai lang, 1 miếng pho mai con bò cười, 15 cây măng tây, 85g cà rốt thái nhỏ, 2 thìa dầu oliu. Với chế độ này, cơ thể nhận được 676 calo, gồm 28g chất béo, 46g carbs và 60g protein.
® Thực đơn chứa 2542 calo. Cùng với đó là 57,5 g chất béo, 265 g carbs, 241 g chất đạm.
Câu 2: Nêu một số bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
Trả lời:
- Đối với đạm cần bổ sung nhanh bằng các loại phân đạm cung cấp sẵn trên thị trường hoặc có thể xen canh trồng các loại cây họ đậu giúp củng cố nitrogen cung cấp cho cây trồng.
- Đối với lân cần cung cấp trực tiếp lân cho cây bằng phân nung chảy hoặc các vật chất hữu cơ chứa nhiều lân cho cây như bộ xương, phân chuồng, phân xanh. Để cây hấp thụ lân được tốt nhất cần phải đảm bảo cân bằng pH trong đất đồng thời bổ sung thêm các loại vi sinh vật giải lân.
- Đối với kali cần bón các loại phân kali cho cây như phân chuồng, phân ủ từ chuối, cỏ … khi bón lân cần chú ý bón với lượng nhỏ để tránh việc dư thừa lân trong đất làm cho đất bị chai cứng và làm thiếu hụt đi lượng Mg.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật