Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
BÀI 36 - KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm sinh trưởng.
Trả lời:
Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
Câu 2: Nêu khái niệm phát triển.
Trả lời:
Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Câu 3: Mỗi sinh vật đề phải trải qua giai đoạn nào?
Trả lời:
Mỗi sinh vật từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều trải qua những giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định, đặc trưng cho từng loài.
Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển, phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng.
Câu 5: Nêu khái niệm và vai trò của mô phân sinh. Mô phân sinh được chia thành mấy loại?
Trả lời:
- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa nên còn duy trì được khả năng phân chia.
- Chức năng của mô phân sinh: Sự hoạt động của mô phân sinh giúp thực vật sinh trưởng.
- Phân loại mô phân sinh: Có 2 loại mô phân sinh chính gồm mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ về sinh trưởng.
Trả lời:
Ví dụ: Sau 1 năm, một em học sinh lớp 1 cao thêm 10 cm; sự tăng kích thước lá của cây;…
Câu 2: Lấy ví dụ về phát triển.
Trả lời:
Ví dụ: Cây bưởi ra thêm lá mới, ra hoa, ra quả; trứng gà nở ra gà con;…
Câu 3: Phân loại mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
Trả lời:
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Nằm ở đỉnh rễ và đỉnh chồi | Giúp thân, cành, rễ tăng lên về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang |
Câu 4: Vẽ sơ đồ vòng đời của cây cam.
Trả lời:
Hạt ® Hạt nảy mầm ® Cây con ® Cây trưởng thành ® Ra hoa, kết quả.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Em hãy tìm hiểu vòng đời của một loài động hoặc thực vật ở địa phương.
Trả lời:
- Môi trường sống: Nước ngọt.
- Cá chép thuộc lớp cá xương, đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
- Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng ® phát triển thành phôi ® ấu trùng cá con nở ra bắt đầu quá trình kiếm ăn ® cá trưởng thành bắt đầu một chu kì sinh sản mới.
Câu 2: Vì sao cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,...), tránh ứ đọng nước lâu ngày để tiêu diệt muỗi?
Trả lời:
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước ® ấu trùng sống trong nước một thời gian ® nhộng ® muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Vì vậy, để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên, tránh ứ đọng nước lâu ngày.
Câu 3: Lấy ví dụ chứng tỏ sinh trưởng và phát triển có quan hệ với nhau trong thực tiễn.
Trả lời:
Ví dụ:
- Cây con sinh trưởng đến mức độ nhất định mới ra hoa, kết quả.
- Động vật sinh trưởng rất nhanh trước tuổi phát dục, sau tuổi phát dục thì sinh trưởng chậm lại.
Câu 4: Tuổi thọ ở con người do yếu tố nào chi phối? Hãy nên một số biện pháp để kéo dài tuổi thọ.
Trả lời:
Các yếu tố chi phối tuổi thọ:
- Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền (gene)
- Yếu tố bên ngoài: môi trường sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Một số biện pháp cụ thể:
- Lựa chọn môi trường sống trong lành, thoải mái
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa vòng đời và tuổi thọ.
Trả lời:
Vòng đời | Tuổi thọ |
Là khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết. | Là thời gian sống của một sinh vật |
Bao gồm toàn bộ sự phát triển cá thể, các cá thể cùng loài có vòng đời giống nhau | Thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài |
Vòng đời của các loài sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử ® phôi ® con non hoặc cây non ® cá thể trưởng thành ® già ® chết. Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non ® cá thể trưởng thành, sinh sản, già rồi chết | Tuổi thọ các loài sinh vật khác nhau do kiểu gene quy định |
Câu 2: Kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
Trả lời:
- Nông nghiệp và sản xuất thực phẩm: Hiểu biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi giúp nông dân và nhà nghiên cứu tối ưu hóa quy trình canh tác, chăm sóc và nuôi trồng. Điều này giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
- Y học và dược học: Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người cũng như các sinh vật khác đã đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các phương pháp điều trị bệnh, sản xuất thuốc và công nghệ y tế tiên tiến.
- Bảo tồn và quản lý tài nguyên tự nhiên: Hiểu biết về chu kỳ sinh trưởng và quy luật phát triển của các loài động vật và thực vật giúp trong việc bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái, quản lý rừng, động vật hoang dã và các khu vực tự nhiên khác.
- Kỹ thuật di truyền: Kiến thức về di truyền học sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã mở ra các khả năng trong việc sửa đổi gen, lai tạo và tạo ra các thành tựu mới trong nông nghiệp, y học và công nghệ sinh học.
- Công nghệ và môi trường: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong các lĩnh vực công nghệ môi trường, sinh thái học, và chế biến sinh học nhằm mục tiêu làm giảm tác động của con người lên môi trường.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật