Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 40_Sinh sản hữu tính ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT
BÀI 40 - SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm và đại diện của sinh sản hữu tính.
Trả lời:
- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- Đại diện: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật.
Câu 2: Cơ quan nào là cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa? Trình bày cấu tạo của cơ quan đó.
Trả lời:
Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa: Ở thực vật có hoa, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản là nhị và nhụy.
- Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn, bao phấn chứa hạt phấn (mang giao tử đực).
- Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy; bầu nhụy chứa noãn (mang giao tử cái).
Câu 3: Dựa trên cấu tạo cơ quan sinh sản, hoa được chia thành mấy loại?
Trả lời:
Dựa vào cấu tạo cơ quan sinh sản của hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Hoa cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính.
- Hoa chỉ mang nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính.
Câu 4: Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
Trả lời:
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.
- Tạo giao tử: Các giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.
- Thụ phấn: là quá trình hạt phấn di chuyển đến đầu nhụy. Thụ phấn có thể xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc do tác động của con người.
- Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy để thụ tinh với giao tử cái ở noãn tạo thành hợp tử. Thực chất của thụ tinh là sự hợp nhất nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.
- Hình thành quả và hạt: là quá trình hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành, mỗi noãn thụ tinh tạo thành 1 hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên hình thành quả chứa hạt.
Câu 5: Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Trả lời:
Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn nối tiếp: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thành cơ thể mới.
- Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.
- Thụ tinh: là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử. Quá trình thụ tinh có thể diễn ra bên ngoài cơ thể cái (ví dụ như cá chép, ếch,…) hoặc ở bên trong cơ quan sinh dục của con cái (ví dụ như chim, thú, con người,…).
- Phát triển phôi: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ (đối với loài đẻ trứng) hoặc bên trong cơ thể mẹ (đối với loài đẻ con).
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ minh họa sinh sản hữu tính.
Trả lời:
Ví dụ:
- Ở thực vật, gặp ở các loài như lúa, ngô, cam, chanh, vải, nhãn,…
- Ở động vật, gặp ở các loài như lợn, gà, chó, mèo, voi, cá chép,…
Câu 2: Lấy ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Trả lời:
Ví dụ:
- Hoa đơn tính: hoa mướp, hoa bí,…
- Hoa lưỡng tính: hoa ly, hoa hồng, hoa đào,…
Câu 3: Sinh sản hữu tính ở sinh vật có vai trò gì?
Trả lời:
- Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.
- Tạo ra các cá thể con với nhiều điểm khác nhau, đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.
Câu 4: Lấy ví dụ về con người ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ.
Trả lời:
Ví dụ:
- Ở ngô, tiến hành cho hoa đực của cây ngô có bắp màu tím, to và hạt ngọt thụ phấn với hoa cái của cây ngô nếp ta có bắp màu trắng, hạt dẻo sẽ thu được các cây ngô có bắp màu tím, to, hạt dẻo.
- Ở lợn, sự kết hợp giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ trong sinh sản hữu tính đã tạo ra giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính ở thực vật.
Trả lời:
- Giống nhau: Đều tạo ra đời sau, duy trì nòi giống.
- Khác nhau:
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Không có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái. | Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái |
Dựa trên quá trình nguyên phân. | Dựa trên quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. |
Ít đa dạng di truyền | Đa dạng di truyền cao |
Cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Cá thể thích nghi tốt với nhiều điều kiện sống. |
Câu 2: Tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép?
Trả li:
Vì có cả hai tinh tử (giao tử đực) cùng tham gia vào quá trình thụ tinh. Một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n), tinh tử còn lại kết hợp với nhân lưỡng cực (2n) tạo thành nhân tam bội (3n).
Câu 3: Phun thuốc trừ sâu cho vườn cây ăn quả có lợi hoặc hại gì?
Trả lời:
- Lợi ích: có thể bảo vệ vườn cây, kiểm soát và hạn chế sự tấn công của côn trùng, tăng năng suất cây.
- Tác hại: tiêu diệt các loài côn trùng có lợi, làm giảm sự thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng; nếu sử dụng quá liều hoặc sai cách có thể gây tác động tiêu cực đến cây trồng, môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 4: Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài như ong, gà, cá, thỏ bằng một số biện pháp nào?
Trả lời:
Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài như ong, gà, cá, thỏ bằng một số biện pháp: sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp; thụ tinh nhân tạo;.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Công nghệ sinh sản hữu tính đã cải thiện quá trình chăn nuôi và bảo tồn giống vật nuôi như thế nào?
Trả lời:
- Chọn tạo giống và sinh sản: Công nghệ sinh sản hữu tính cho phép người chăn nuôi chọn lọc và tạo ra giống vật nuôi đạt chuẩn, có phẩm chất cao và đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này giúp cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi.
- Giảm dịch bệnh và cải thiện sức khỏe của đàn vật nuôi: Công nghệ sinh sản hữu tính cung cấp cơ hội để loại bỏ các gen mang bệnh, tăng cường khả năng chống lại dịch bệnh và cải thiện sức khỏe của đàn vật nuôi.
- Tăng cường tốc độ tạo giống: Sử dụng kỹ thuật nhân bản và sinh sản hữu tính có thể giúp tăng tốc độ tạo ra giống, giảm thời gian phát triển của đàn vật nuôi, và tăng cường năng suất.
- Bảo tồn và phục hồi giống: Công nghệ sinh sản hữu tính cung cấp cơ hội để bảo tồn và phục hồi giống vật nuôi quý hiếm, giúp ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng và duy trì sự đa dạng di truyền.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi và nuôi trồng chế biến thuỷ sản: Sử dụng công nghệ sinh sản hữu tính có thể tạo ra các giống cá, tôm, hoặc các loài vật nuôi khác với đặc tính tốt hơn, tăng cường hiệu quả chăn nuôi và nuôi trồng chế biến thuỷ sản.
Câu 2: Công nghệ sinh sản hữu tính đã giúp giảm thiểu rủi ro loại gen và cải thiện sự đa dạng di truyền trong cả ngành chăn nuôi và nông nghiệp như thế nào?
Trả lời:
- Lựa chọn và tạo ra giống tốt hơn: Công nghệ sinh sản hữu tính cho phép lựa chọn và tạo ra giống vật nuôi và giống cây trồng với các đặc tính mong muốn, bao gồm khả năng chịu nhiệt, kháng bệnh, và khả năng sinh trưởng nhanh hơn. Điều này giảm thiểu rủi ro loại gen và tăng cường sự đa dạng di truyền trong quá trình nuôi trồng.
- Giảm rủi ro về bệnh tật: Bằng cách chọn lọc các gen có khả năng chống lại bệnh tật trong quá trình lai tạo giống, công nghệ sinh sản hữu tính giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, cải thiện sức khỏe và chất lượng của động vật và cây trồng.
- Tăng cường khả năng chống chọi với môi trường biến đổi: Công nghệ sinh sản hữu tính cho phép tạo ra giống có sức đề kháng cao hơn đối với biến đổi khí hậu và môi trường, giúp nâng cao hiệu suất chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.
- Bảo tồn gen và tạo ra giống động vật và cây trồng quý hiếm: Công nghệ này giúp bảo tồn gen và tạo ra giống của các loài động vật và cây trồng quý hiếm, đồng thời giúp duy trì và tăng cường sự đa dạng di truyền.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật