Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 37_Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
BÀI 37 - ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố nào?
Trả lời:
Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và hormone,…
Câu 2: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (khoảng thuận lợi).
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.
- Để động vật sinh trưởng và phát triển bình thường khi trời lạnh, cần bổ sung thêm thức ăn cho động vật để chống rét.
Câu 3: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
- Ở thực vật, ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và thời gian ra hoa.
- Ở động vật:
- Ánh sáng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó, tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể.
- Ánh sáng cũng giúp động vật thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét để tập chung các chất cho sự sinh trưởng và phát triển.
Câu 4: Nước ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm lại hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.
Câu 5: Chất dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
- Nếu thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ảnh hưởng.
- Ở động vật, nếu thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là protein thì sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.
- Ở thực vật, thiếu các nguyên tố khoáng đặc biệt là nitrogen thì quá trình sinh trưởng bị ức chế, thậm chí là chết.
- Nếu thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng bị ảnh hưởng.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ minh họa sự ảnh hưởng của nước tới sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ:
- Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ giúp cây lớn lên.
- Ở động vật, nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể.
Câu 2: Con người đã thực hiện các biện pháp nào để tăng năng suất cây trồng?
Trả lời:
Con người đã chủ động thực hiện các biện pháp điều khiển các yếu tố bên ngoài như chiếu sáng nhân tạo, trồng cây trong nhàkính, bón phân, tưới nước hợp lí,… để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển ở thực vật, nhằm tăng năng suất cây trồng.
Câu 3: Con người đã tổng hợp và sử dụng các chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo trong trồng trọt với nhiều mục đích gì?
Trả lời:
Con người đã tổng hợp và sử dụng các chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo trong trồng trọt với nhiều mục đích khác nhau:
- Dùng các chất kích thích để kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt nảy mầm, kích thích tăng chiều cao, phát triển lá, tạo quả,….
- Dùng các chất ức chế để kìm hãm sự nảy mầm của củ, hạt để bảo quản, kìm hãm sự phát triển của thân và lá để duy trì hình dáng của cây cảnh,…
Câu 4: Sử dụng chất kích thích trong chăn nuôi để làm gì? Cần chú ý điều gì khi sử dụng chúng?
Trả lời:
Con người sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho vật nuôi dùng làm thực phẩm cho con người cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc nhất định về liều lượng, thời điểm, đối tượng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, cần cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, chăm sóc chuồng trại thường xuyên, chú ý chống nóng, chống rét cho vật nuôi,…
Câu 2: Dựa vào hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của muỗi, người ta có thể làm gì để diệt trừ chúng?
Trả li:
Để diệt trừ muỗi, người ta thường loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó hay tiêu diệt ấu trùng vì đây là các giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của chúng.
Câu 3: Cơ uan nào ở thực vật sinh trưởng không giới hạn? Điều này có ý nghĩa như thế nào với đời sống của thực vật?
Trả lời:
Rễ là cơ quan sinh trưởng không giới hạn. Điều này giúp cho thực vật có thể tồn tại phát triển tốt, cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn cây lớn nhanh.
Câu 4: Tại sao sâu bướm và châu chấu, cào cào luôn phá hoại mùa màng?
Trả lời:
Vì ở giai đoạn này, chúng cần nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển, thức ăn chủ yếu của chúng là lá, thân và ăn liên tục, khiến cây trồng suy yếu và giảm năng suất sinh học. Chúng còn là vật trung gian lây truyền bệnh, gây thiệt hại cho nông nghiệp.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ em theo độ tuổi. Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng thì hậu quả sẽ thế nào?
Trả lời:
- Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
- Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì không đủ năng lượng và các chất cần thiết để hấp thụ và phát triển bình thường ® trẻ còi cọc và suy dinh dưỡng.
Câu 2: Nêu một số nguyên nhân gây nên bệnh béo phì và biện pháp điều trị.
Trả lời:
- Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều calo, cao hơn nhu cầu sử dụng. Lượng calo dư thừa sau đó được lưu trữ dưới dạng chất béo hoặc mô mỡ. Tuy nhiên, thừa cân không đồng nghĩa với béo phì, đặc biệt ở người nhiều cơ bắp hoặc có khung xương to.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì, trong đó có sự kết hợp từ nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp:
- Ăn nhiều: Tiêu thụ nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh., ăn quá mức cần thiết của cơ thể, ăn nhiều đồ ngọt,...
- Lười vận động
- Di truyền: Các gen liên quan đến béo phì và thừa cân sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng và trữ chất béo.
- Nội tiết: Trong một số trường hợp, các tình trạng bệnh tiềm ẩn có thể góp phần làm tăng cân.
- Biện pháp:
- Giảm ăn: nguyên tắc chính là lượng calo nạp vào cần ít hơn lượng calo sử dụng, để cơ thể sử dụng năng lượng từ mô mỡ, giúp đạt được mục đích giảm cân.
- Tăng cường luyện tập: Hoạt động thể chất sẽ giúp tăng cường sử dụng năng lượng dự trữ, từ đó giúp giảm mỡ và duy trì cân nặng. Tập thể dục sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể và giảm lipid máu.
- Dùng thuốc: Đây là phương án để hỗ trợ, tuy nhiên có thể để lại nhiều tác dụng phụ, cần lên liệu trình dài hạn để sử dụng thuốc và không phải đều có hiệu quả với tất cả mọi người.
- Biện pháp khác: Khi biến chứng béo phì quá nghiêm trọng gây cản trở sinh hoạt thì lúc này bác sĩ có thể sẽ cần áp dụng một số biện pháp điều trị đặc biệt như phẫu thuật.