Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34:Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

BÀI 34 - VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng nào ở sinh vật trong trồng trọt?

Trả lời:

  • Con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… của các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,… phù hợp với mỗi loài nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của con người.
  • Con người cũng ứng dụng tập tính của các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng như bướm, châu chấu, chuột,…để có các biện pháp đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ cây trồng và mùa màng.

Câu 2: Dựa vào hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã làm gì?

Trả lời:

Dựa vào hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã huấn luyện các vật nuôi hình thành những tập tính tốt để giúp gia tăng lợi ích cho con người.

 

Câu 3: Trình bày ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống.

Trả lời:

  • Các thói quen tốt ở người là các tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống.
  • Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập: Muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài lâu cần thường xuyên ôn tập lại bài nhiều lần.

 

Câu 4: Muốn duy trì thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấyu, ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Muốn hình thành các thói quen tốt như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục,… cần kiên trì lặp lại các hoạt động trong thời gian dài và tiếp tục duy trì sau đó. Muốn từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn,… cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen ngược lại.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong trồng trọt.

Trả lời:

  • Ứng dụng tính hướng nước để tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng hơn
  • Ứng dụng tính hướng hóa để bón phân theo tán lá để kích thích rễ lan rộng hơn

Câu 2: Lấy ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong trồng trọt.

Trả lời:

  • Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng
  • Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cây trồng

Câu 3: Lấy ví dụ về con người huấn luyện vật nuôi.

Trả lời:

Ví dụ: huấn luyện gọi cá đến bằng tiếng vỗ tay, huấn luyện chó chăn cừu, huấn luyện chó nghiệp vụ,...

 

Câu 4: Nêu một số thói quen tốt và một số thói quen xấu mà em thường thấy.

Trả lời:

  • Thói quen tốt: ăn uống đủ bữa, ngủ sớm dậy sớm, rèn luyện thể dục thể thao,...
  • Thói quen xấu: bỏ bữa, thức qua đêm rồi sáng hôm sau ngủ bù,....

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tìm thêm các ví dụ về áp dụng tập tính ở động vật vào thực tiễn.

Trả lời:

  • Giải trí: con người dạy động vật biểu diễn xiếc
  • Nông nghiệp:
  • Trâu bò trở về chuồng khi nghe thấy tiếng kẻng
  • Đặt bù nhìn người trong ruộng lúa hoặc trong nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoạt cây trồng

 

Câu 2: Người ta thường áp dụng các biện pháp làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây khi trồng cây nhằm tăng kích thước bộ rễ. Cơ sở khoa học của biện pháp này là gì?

Trả li:

Cơ sở khoa học: dựa trên tính cảm ứng của thực vật, ứng dụng tính hướng nước và hướng hóa của rễ cây ® rễ sinh trường theo cả chiều rộng và chiều sâu ® hấp thụ đủ nước và chất khoáng.

Câu 3: Tại sao người ta thường bón phân sát mặt đất khi trồng lúa, còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón?

Trả lời:

Vì thời gian sinh trưởng của lúa ngắn, bộ rễ ngắn, mọc chùm gần sát đất ® bón sát mặt đất ® cây dễ hấp thụ dinh dưỡng. Còn cây ăn quả đào hố sâu để bón ® rễ đâm sâu xuống mặt đất, tăng độ bám chắc cho cây.

Câu 4: Vị giác, khứu giác và xúc giác có vai trò như thế nào trong quá trình săn mồi ở động vật.

Trả lời:

  • Vị giác: Nhận biết vị của thức ăn, phân biệt đồ ăn được và không ăn được
  • Khứu giác: Nhận biết mùi của mọi thứ xung quanh
  • Xúc giác: Nhận biết các chuyển động, thay đổi, cảm giác về môi trường xung quanh

 

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao chúng ta có thể nhìn và nghe?

Trả lời:

Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh là nhờ tai và mắt. 

  • Quá trình cảm nhận ánh sáng: Ánh sáng khúc xạ từ vật ® mắt ® hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực ® tế bào que và nón phản ứng với ánh sáng ® khởi phát xung thần kinh ở tế bào lưỡng cực ® tế bào hạch ® vùng thị giác trên vỏ não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật.
  • Quá trình cảm nhận âm thanh: Sóng âm ® ống tai ® màng nhĩ ® chuỗi xương tai giữa làm rung màng cửa sổ bầu dục ® sóng áp lực ® tế bào có lông bị kích thích ® điện thế hoạt động ® thùy thái dương của vỏ não cho cảm giác về âm thanh.

Câu 2: Tại sao nên “dạy con từ thuở còn non”?

Trả lời:

Vì não của trẻ phát triển mạnh nhất từ giai đoạn 0-6 tuổi ® giáo dục càng sớm càng tốt ® thúc đẩy mặt tư duy, cảm xúc, khả năng ghi nhớ. Đây cũng là thời điểm quyết định sự hình thành tính cách của trẻ.

 

Câu 3: Con người nghiên cứu cảm ứng và tập tính ở động vật để áp dụng vào các ngành công nghiệp và y học như thế nào?

Trả lời:

  • Y học: Các hiểu biết về cảm ứng và tập tính ở động vật đã hỗ trợ trong việc phát triển thiết bị chẩn đoán y tế tiên tiến. Các kỹ thuật sinh học cảm ứng dựa trên việc mô phỏng cách thức hoạt động của các cơ quan cảm giác ở động vật giúp phát triển các công cụ chẩn đoán và theo dõi sức khỏe con người.
  • Công nghiệp thực phẩm: Nghiên cứu về cảm ứng và phản ứng của động vật đối với thức ăn đã hỗ trợ trong việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, bảo quản và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
  • Công nghiệp nông nghiệp: Sự hiểu biết về cảm ứng và tập tính ở động vật đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, tăng cường năng suất và giảm thiểu rủi ro bệnh tật.
  • Robotics: Các kiến thức về cách động vật phản ứng với môi trường đã cung cấp cơ sở cho việc phát triển robot có khả năng tương tác và thích ứng với môi trường xung quanh.

=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay