Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬTBÀI 33 - CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬTI. NHẬN BIẾT (5 câu)
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm cảm ứng.
Trả lời:
Khái niệm: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật có vai trò gì?
Trả lời:
Vai trò: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 3: Nêu khái niệm tập tính.
Trả lời:
Khái niệm: Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.
Câu 4: Tập tính được chia thành mấy nhóm?
Trả lời:
Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: Nhện giăng tơ,…
- Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: Người tham gia giao thông dừng lại khi nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ,…
Câu 5: Nêu vai trò của tập tính.
Trả lời:
Vai trò: Tập tính giúp động vật thích nghi với môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ về cảm ứng ở sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ: Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng; rễ cây hướng về phía nguồn nước; khi trời lạnh, da người tím tái, lỗ chân lông thu lại (sởn gai ốc), mặc thêm áo ấm; khi trời nóng, cơ thể người thoát nhiều mồ hôi, mặc quần áo mỏng; gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ khi nghe thấy tiếng kêu của gà mẹ; cây trầu bà quấn quanh giá thể để vươn lên cao;…
Câu 2: Lấy ví dụ minh họa vai trò của cảm ứng ở sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ: Nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp, dần dần sẽ gây chết cây.
Câu 3: Lấy ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Trả lời:
Ví dụ:
- Tập tính bẩm sinh: Nhện giăng tơ,…
- Tập tính học được: Người tham gia giao thông dừng lại khi nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ,…
Câu 4: Lấy ví dụ về vai trò của tập tính.
Trả lời:
Ví dụ: Chim công đực có tập tính xòe lông đuôi để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản nhằm thu hút bạn tình, kết đôi và sinh sản để duy trì nòi giống.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Nêu ví dụ về cảm ứng ở thực vật thể hiện vai trò tận dụng nguồn sống trong điều kiện môi trường bất lợi.
Trả lời:
Ở sa mạc, nguồn nước khan hiếm, rễ xương rồng đâm sâu vào lòng đất, vừa cố định cây, vừa tìm nguồn nước. Lá xương rồng biến thành gai nhọn để hạn chế sự thoát hơi nước.
Câu 2: Nếu nhìn gần trong thời gian dài (ví dụ: đọc sách dưới ánh sáng yếu, bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể) làm thủy tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng. Trạng thái phồng của thủy tinh thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nhìn các vật? Giải thích.
Trả lời:
Nếu nhìn gần trong thời gian dài làm thủy tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng. Thủy tinh thể phồng lên gây suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù lòa.
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm thêm ví dụ về hai loại tập tính này.
Trả lời:
Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài | Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể |
Số lượng hạn chế | Số lượng nhiều, không bị hạn chế |
Thường bền vững và không thay đổi | Không bền vững và có thể thay đổi |
VD: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ | VD: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ |
Câu 4: Động vật không xương sống hay động vật có xương sống có nhiều tập tính học tập hơn? Vì sao?
Trả lời:
Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế nào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít. Vì vậy động vật không xương sống có ít tập tính học tập hơn động vật có xương sống.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tìm hiểu và lấy ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất
Trả lời:
- Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
+ Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanh gốc
+ Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa.
+ Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển: làm giàn, mở rộng giàn.
- Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
+ Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản, hạn chế tiếp xúc ánh sáng.
+ Kích thích hạt giống, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ,...
Câu 2: Nêu sự giống và khác nhau giữa cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật.
Trả lời:
- Giống nhau: Là sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích của cơ thể.
- Khác nhau:
| Cảm ứng ở thực vật | Cảm ứng ở động vật |
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng | Chưa có | Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích. |
Cơ chế | Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). | Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích. |
=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật