Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 25: Hô hấp tế bào
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: Hô hấp tế bào. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬTBÀI 25 - HÔ HẤP TẾ BÀO
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm hô hấp tế bào.
Trả lời:
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Câu 2: Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
Trả lời:
Nơi diễn ra: Ở sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.
Câu 3: Viết phương trình hô hấp tế bào.
Trả lời:
- Phương trình hô hấp tế bào:
Chất hữu cơ + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (nhiệt + ATP)
- Nguồn cung cấp glucose cho hô hấp tế bào: Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp. Ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
Câu 4: Nêu đặc điểm và vai trò của hô hấp tế bào.
Trả lời:
- Đặc điểm: Hô hấp tế bào xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể. Cường độ của quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh hay yếu tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.
- Vai trò:
- Hô hấp tế bào phân giải năng lượng khó sử dụng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng dễ sử dụng trong ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Hô hấp tế bào cũng tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể.
- Ngoài năng lượng ATP, hô hấp tế bào cũng sinh ra nhiệt giúp cơ thể duy trì sự sống.
Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
Trả lời:
Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Vì sao quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau?
Trả lời:
- Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau vì: Quá trình tổng hợp thực hiện tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản, đồng thời, tích lũy năng lượng. Ngược lại, quá trình phân giải là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản như nước, carbon dioxide, đồng thời, giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
- Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau vì: Sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải; ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.
Câu 2: Nguyên liệu của hô hấp tế bào là gì?
Trả lời:
Nguyên liệu của hô hấp tế bào là chất hữu cơ và khí oxygen
Câu 3: Sản phẩm của hô hấp tế bào là gì?
Trả lời:
Sản phẩm của hô hấp tế bào là carbon dioxide, nước, năng lượng.
Câu 4: Quá trình hít thở của con người có phải là quá trình hô hấp tế bào không?
Trả lời:
Quá trình hít thở của con người được gọi là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể, hỗ trợ cho quá trình hô hấp tế bào.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Ở một vận động viên đang tập luyện, quá trình hô hấp tế bào xảy ra mạnh hay yếu? Giải thích.
Trả lời:
- Quá trình hô hấp tế bào ở một vận động viên đang tập luyện sẽ diễn ra rất mạnh mẽ, vì trong khi tập luyện các tế bào cơ cần rất nhiều năng lượng để hoạt động, vì vậy quá trình hô hấp tế bào cần phải tăng cường.
- Có thể thấy biểu hiện của việc tăng cường quá trình hô hấp tế bào thông qua việc tăng tần số thở - tăng cường hấp thụ ôxi và tăng thải CO2 (thở nhanh, mạnh). Trong trường hợp vận động viên tập luyện quá sức, dẫn đến việc quá trình hô hấp ngoài không cung cấp ôxi đủ cho quá trình hô hấp tế bào, làm cho các tế bào cơ phải sử dụng quá trình hô hấp yếm khí (lên men) để tạo ra ATP. Điều này gây nên sự tích lũy axit lactic trong tế bào, đây là một chất độc với tế bào nên dẫn tới hiện tượng đau mỏi cơ làm ta không thể tiếp tục tập luyện được, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp giúp thải axit lactic ra ngoài cơ thể thì mới luyện tập tiếp tục được.
Câu 2: Để duy trì hoạt động sống, sinh vật cần có năng lượng. Năng lượng đo được tạo ra từ quá trình nào?
Trả li:
Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra nhờ quá trình hô hấp tế bào.
Câu 3: Hô hấp tế bào có vai trò gì?
Trả lời:
- Hô hấp tế bào giúp phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.
- Hô hấp tế bào tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.
Câu 4: Tại sao cần đưa cường độ hô hấp của nông sản về mức tối thiểu khi bảo quản nông sản?
Trả lời:
Duy trì cường độ hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu để sự hao hụt xảy ra ở mức thấp nhất vì hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm. Hô hấp mạnh dẫn đến phân giải kị khí khiến thực phẩm nhanh hỏng hoặc tích lũy các chất có hại.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Hô hấp có vai trò như thế nào đối với sự hút nước và khoáng của cây?
Trả lời:
Quá tình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:
- Sản phẩm quá trình hô hấp là ATP tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.
- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào.
Câu 2: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose mà cần quá trình hô hấp để tạo ra ATP mới sử dụng?
Trả lời:
- Bởi vì phân tử glucose có cấu trúc phức tạp, năng lượng trong tất cả các liên kết là rất lớn nên tế bào không thể sử dụng ngay.
- Mặt khác, phân tử glucose được phân giải qua các hoạt động của ti thể tạo ra ATP, ATP là hợp chất cao nặng – đồng tiền năng lượng của tế bào, hợp chất này dễ nhận và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 25: Hô hấp tế bào ( 2 tiết)